Đăng ký ngay

Đăng nhập

Mất mật khẩu

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.

Thêm câu hỏi

You must login to ask question.

Đăng nhập

Đăng ký ngay

Chào mừng bạn gia nhập trang hỏi đáp cộng đồng Hiệp Sĩ Top.

Cách để Đưa ra câu hỏi mở

Đặt câu hỏi là một phương pháp cơ bản để thu thập thông tin. Tuy nhiên, cũng như những việc khác, bạn cần có kĩ năng hỏi. Đưa ra những câu hỏi mở là một cách thân thiện để duy trì một cuộc hội thoại với mọi người. Nắm được sự khác biệt giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng sẽ rất có ích cho bạn trong công việc và đời sống xã hội.

Phần 1 – Hiểu về câu hỏi mở

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 1

1. Nắm được câu hỏi mở là gì.

Trước khi bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi mở một cách hiệu quả, bạn cần phải biết về định nghĩa của nó. Câu hỏi mở là loại câu hỏi mà bạn phải đáp lại bằng một câu trả lời đầy đủ với kiến thức và cảm giác của mình. Những câu hỏi này thường khách quan, không dẫn dắt người được hỏi và kết quả của nó là một câu trả lời dài.[1] Ví dụ về những câu hỏi mở:

– “Có chuyện gì đã xảy ra sau khi tớ rời đi?”
– “Tại sao Nam lại bỏ về trước Nga?”
– “Kể cho anh nghe về một ngày làm việc của em đi”.
– “Cậu nghĩ gì về phần mới của chương trình TV này?”

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 2

2. Không hỏi những câu hỏi đóng.

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà bạn có thể trả lời bằng một từ hoặc một câu ngắn. Chúng thường được dùng để thu nhận những thông tin cụ thể và sự thật.[2] Ví dụ về câu hỏi đóng:

– “Bạn sẽ chọn ai?”
– “Anh đang dùng xe của hãng nào?”
– “Em nói chuyện với Thắng chưa?”
– “Nga có về cùng với Nam không?”
– “Mọi người có ăn hết bánh không?”

Câu hỏi đóng sẽ khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Chúng không làm cho mọi người tiếp tục đi vào chi tiết, nói về bản thân hoặc cung cấp thêm thông tin cho người hỏi.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 3

3. Nhận ra đặc điểm của câu hỏi mở.

Đôi khi, mọi người nghĩ là họ đã đưa ra câu hỏi mở nhưng không phải như vậy. Để đưa ra câu hỏi mở một cách hiệu quả khi nói chuyện, bạn phải nắm được đặc điểm của chúng.

Chúng khiến người được hỏi phải ngừng lại và ngẫm nghĩ.

Câu trả lời sẽ không chứa thông tin về sự việc mà là những cảm xúc, ý kiến hoặc ý tưởng về một chủ đề nào đó.

Khi dùng câu hỏi mở, quyền kiểm soát cuộc hội thoại sẽ chuyển sang người được hỏi, việc đó khởi đầu cho sự trao đổi giữa hai người. Nếu quyền kiểm soát vẫn chỉ thuộc về người hỏi thì bạn đang dùng câu hỏi đóng mất rồi. Kĩ thuật này sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên giống một bài phỏng vấn hoặc hỏi cung hơn.[3]

Tránh dùng câu hỏi có những đặc điểm sau: dẫn tới câu trả lời chứa thông tin thực về sự việc; dễ trả lời; và câu trả lời được đưa ra nhanh chóng mà không cần hoặc ít cần phải suy nghĩ.[4] Câu hỏi mang lại những điều trên là những câu hỏi đóng.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 4

4. Biết cách sử dụng ngôn từ trong câu hỏi mở.

Để đảm bảo thực sự có thể đưa ra câu hỏi mở, bạn cần phải hiểu được từ ngữ trong đó. Câu hỏi mở bắt đầu bằng những cách rất cụ thể.

– Câu hỏi mở bắt đầu bằng những từ sau: tại sao, làm cách nào, cái gì, giải thích, hãy kể về, hoặc bạn nghĩ gì về…
– Dù “hãy kể về” không phải là dạng câu hỏi, nhưng kết quả vẫn giống như khi đưa ra một câu hỏi mở.
– Câu hỏi đóng cũng có kiểu ngôn từ riêng. Nếu bạn muốn tránh việc đặt ra những câu hỏi đóng, đừng sử dụng những cụm từ sau: có phải là…không, liệu…không, không phải là…à, bạn có…không.

Phần 2 – Sử dụng câu hỏi mở

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 5

1. Sử dụng câu hỏi mở để nhận được câu trả lời có ý nghĩa.

Một trong những lí do để sử dụng câu hỏi mở là để có được câu trả lời sâu sắc, có ý nghĩa và có suy nghĩ. Đặt câu hỏi theo cách này sẽ khiến mọi người cởi mở hơn, vì bạn đã thể hiện rằng bạn có hứng thú với những điều họ nói.

– Đừng dùng câu hỏi đóng khi bạn muốn nhận được câu trả lời có ý nghĩa. Những câu hỏi này có thể khiến cuộc trò chuyện đi vào bế tắc. Câu trả lời chỉ chứa một từ cũng khó có thể giúp bạn xây dựng thành công một cuộc hội thoại hoặc một mối quan hệ.
– Sử dụng câu hỏi mở khi bạn muốn nhận được lời giải thích chi tiết để tiếp tục phát triển cuộc hội thoại.
– Sử dụng câu hỏi mở để mở rộng cuộc hội thoại sau khi đã dùng câu hỏi đóng để lấy thông tin hoặc nhận được câu trả lời ngắn gọn. Ghi nhận thông tin hoặc câu trả lời ngắn này, và dựa vào đó, tiếp tục xây dựng cuộc trò chuyện bằng cách dùng câu hỏi mở.[5]

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 6

2. Xác định giới hạn.

Câu hỏi mở đôi khi có thể quá bao quát. Cách dùng từ là rất quan trọng khi đặt câu hỏi mở, nhất là khi bạn đang tìm kiếm một loại câu trả lời nhất định.[6]

Nếu bạn đang định sắp đặt một cuộc hẹn cho một người bạn, có thể bạn sẽ hỏi là “Cậu tìm kiếm gì ở một người?” Họ có thể sẽ nêu ra những đặc điểm về hình thức trong khi bạn muốn hỏi về tính cách. Thay vào đó, hãy đưa ra câu hỏi cụ thể kèm thông tin: “Cậu tìm kiếm những phẩm chất gì ở một người?”

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 7

3. Đặt câu hỏi phễu.

Đối với phương pháp này, hãy bắt đầu bằng câu hỏi có nội dung hẹp, sau đó chuyển dần sang nội dung rộng và mở hơn. Phương pháp này rất hữu ích nếu bạn đang cần những chi tiết cụ thể từ người khác. Nó cũng có tác dụng nếu bạn đang muốn thu hút sự hứng thú của người khác vào chủ đề nào đó hoặc tìm cách khiến họ cảm thấy tự tin hơn.[7]

Nếu bạn đang cố khiến người đó cởi mở hơn với những câu hỏi mở, hãy thử thu hẹp câu hỏi trước, sau đó, mở rộng khi họ đã bắt nhịp với câu chuyện.[8]Ví dụ tiêu biểu là khi nói chuyện với trẻ em. Bạn có thể hỏi: “Hôm nay ở trường thế nào?”. Câu trả lời sẽ là: “Bình thường ạ!”. Hãy hỏi tiếp: “Con được giao bài gì về nhà?”. Như vậy, câu chuyện sẽ được tiếp diễn.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 8

4. Tiếp tục gợi mở.

Sử dụng câu hỏi mở để mở lối cho những câu hỏi khác. Bạn có thể hỏi tiếp sau khi đã đặt ra câu hỏi mở hoặc đóng.

Hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” để gợi mở và nhận được một câu trả lời dài hơn sau khi đã nêu một câu hỏi đóng.

Khi họ đã nói xong, hãy đặt một câu hỏi mở có dẫn chiếu hoặc liên quan tới điều họ vừa nói. Việc này sẽ giúp câu chuyện được tiếp diễn trôi chảy một cách cởi mở và thu hút.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 9

5. Kết nối với mọi người.

Câu hỏi mở là một trong những cách tốt nhất để kết nối với người khác thông qua trò chuyện. Khác với câu hỏi đóng, câu hỏi mở khuyến khích những trao đổi có ý nghĩa và chiều sâu giữa hai người. Câu hỏi mở còn cho thấy người đặt câu hỏi có hứng thú với việc lắng nghe phản hồi của người được hỏi.

Đặt những câu hỏi này để tìm hiểu thêm về một người. Nhiều khi, câu hỏi mở khuyến khích mọi người nói về bản thân. Bằng cách đưa ra những câu hỏi mở rộng, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu nhiều điều về người đó.

Những câu hỏi này có thể biểu hiện sự quan tâm, thấu cảm hoặc lo lắng cho người khác. Câu hỏi mở thường mang lại câu trả lời riêng tư và phức tạp hơn. Khi hỏi “Bạn cảm thấy thế nào” hoặc “Sao em lại khóc?”, bạn đang khuyến khích người đó chia sẻ cảm xúc với bạn. Còn câu hỏi “Bạn có ổn không?” chỉ khiến họ trả lời “Có” hoặc “Không”.

Đặt câu hỏi mở để khơi mào một cuộc trò chuyện với những người trầm tính, nhút nhát hoặc mới đến.[9] Việc này có thể giúp họ cảm thấy yên tâm và khuyến khích họ mở lòng.

Dùng câu hỏi mở để tránh gây áp lực, làm khó dễ hoặc ảnh hưởng tới câu trả lời của mội người. Hầu hết các câu hỏi mở đều rất trung lập. Cách dùng câu chữ của câu hỏi đóng có thể khiến người ta cảm thấy áp lực khi phải trả lời theo một cách nhất định nào đó.[10] Ví dụ, một câu hỏi mang tính dẫn dắt sẽ là “Cậu có thấy chiếc váy đó đẹp không?”, trong khi một câu hỏi mở sẽ là “Cậu thấy chiếc váy đó thế nào?”. Những phần láy đuôi như “phải không?” có thể khiến một câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, gợi ý người ta đồng tình với bạn. Đừng dùng chúng kèm với câu hỏi mở.

Hãy cẩn thận, đừng hỏi mọi người những câu quá riêng tư hoặc khiến họ phải cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân. Ước lượng mức độ thoải mái của người được hỏi. Nếu bạn hỏi một câu quá riêng tư, hãy hỏi câu khác ít riêng tư hơn.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 10

6. Đặt ra những câu hỏi mà có thể gợi ra nhiều câu trả lời.

Câu hỏi mở rất hữu ích trong những cuộc thảo luận. Chúng khuyến khích những câu trả lời, ý kiến và giải pháp khác nhau. Chúng cũng khuyến khích cả cách suy nghĩ sáng tạo và ghi nhận ý tưởng của mọi người.

Câu hỏi mở còn khuyến khích cả kĩ năng ngôn ngữ một cách tinh tế. Bạn có thể sử dụng câu hỏi mở với trẻ em hoặc những người mới học ngoại ngữ để giúp họ kích thích suy nghĩ và nâng cao khả năng ngôn ngữ.[11]

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 11
7. Đặt câu hỏi mở sẽ khuyến khích mọi người nói chuyện.
Trò chuyện là một nghệ thuật mà nhiều người gặp khó khăn khi thực hiện. Nói chuyện với người chưa quen có thể đáng sợ, nhưng câu hỏi mở có thể giúp bạn khuyến khích người khác mở lòng.
Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 12
8. Thăm dò.
Câu hỏi mở có thể mang tính chất thăm dò. Có hai phương pháp khác nhau để đặt câu hỏi thăm dò:

Hỏi dò để làm rõ. Nếu bạn đưa ra câu hỏi mở mà lại nhận được câu trả lời chung chung, hãy hỏi thêm một câu mở nữa để làm rõ vấn đề. Ví dụ nếu bạn hỏi “Tại sao anh lại thích sống ở đây” và anh ta nói “vì cảnh đẹp”, bạn có thể hỏi tiếp một câu nữa để làm rõ như: “cảnh nào đẹp cơ?”.

Hỏi dò để hoàn thiện thông tin. Khi một câu trả lời đầy đủ và rõ ràng đã được đưa ra sau một câu hỏi mở, bạn có thể đặt thêm một số câu hỏi nữa để có thêm thông tin. Ví dụ của câu hỏi để hoàn thiện thông tin là “Bạn còn thích gì nữa?” hoặc “Bạn còn lí do nào khác nữa?”[12]

Đừng dùng câu hỏi “Thế còn gì nữa không?”. Đây là câu hỏi đóng, và có thể bạn chỉ nhận được câu trả lời “Không”.

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 13

9. Khuyến khích sự sáng tạo.

Một trong những kết quả mà câu hỏi mở mang lại là sự sáng tạo. Một số câu hỏi mở nhất định sẽ khuyến khích mọi người mở rộng giới hạn suy nghĩ.

Một số câu hỏi mở cần tới sự dự đoán. Những câu hỏi như “Ai sẽ thắng trong cuộc tranh cử” hoặc “Ứng cử viên này sẽ có ảnh hưởng gì tới chúng ta?” khiến mọi người phải nêu lên những tình huống có khả năng xảy ra.

Những câu hỏi này đôi khi khiến mọi người phải cân nhắc tới kết quả. Bằng câu hỏi “Liệu sẽ ra sao nếu…” hoặc “chuyện gì sẽ đến nếu…”, bạn đang khuyến khích họ nghĩ về nguyên nhân và kết quả của một tình huống cho trước.[13]

Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 14
10. Thử khiến họ đặt câu hỏi mở cho bạn.
Việc này sẽ khiến cuộc trò chuyện công bằng hơn và giúp bạn được tham gia nói chuyện thay vì chỉ hỏi. Để khiến ai đó đặt câu hỏi cho mình, bạn không nên nêu ra toàn bộ chi tiết của câu chuyện hoặc ý kiến ngay một lúc.[14]
Tiêu đề ảnh Ask Open Ended Questions Step 15

11. Hãy lắng nghe.

Đặt câu hỏi đúng cũng không có ý nghĩa gì nếu bạn không lắng nghe. Đôi khi chúng ta mắc lỗi mải nghĩ về câu hỏi tiếp theo mà quên chú ý vào câu trả lời. Bạn sẽ đánh mất cơ hội được nêu ra những câu hỏi gợi mở nếu quên lắng nghe. Hãy cố gắng tập trung nghe câu trả lời mà bạn muốn nhận.

Cảnh báo

Người mà cảm thấy khó chịu với việc trả lời câu hỏi mở là những người không hiểu bạn định làm gì với thông tin của họ, hoặc họ thật sự không muốn trả lời. Bạn có thể giải thích thêm một chút cho họ. Nếu họ vẫn từ chối, có thể câu trả lời đó quá riêng tư, hoặc họ không muốn đâò sâu vào chủ đề mà bạn đưa ra.

Câu hỏi mở có thể dẫn tới câu trả lời dài dòng và nhạt nhẽo. Nếu bạn muốn chúng ngắn gọn và phù hợp hơn, hãy đặt câu hỏi một cách cụ thể.

Nguồn và Trích dẫn

  1. http://www.mediacollege.com/journalism/interviews/open-ended-questions.html
  2. http://www.d.umn.edu/~cspiller/csd8235/listeningpractice/closedquestions.htm
  3. http://changingminds.org/techniques/questioning/open_closed_questions.htm
  4. http://changingminds.org/techniques/questioning/open_closed_questions.htm
  5. http://www.exforsys.com/career-center/questioning-skills/closed-ended-questions.html
  6. https://www.responsiveclassroom.org/article/open-ended-questions
  7. http://www.mindtools.com/pages/article/newTMC_88.htm
  8. http://ppa.aces.uiuc.edu/pdf_files/Asking1.PDF
  9. http://changingminds.org/techniques/questioning/open_closed_questions.htm
  10. http://www.newconversations.net/communication-skills-workbook/asking-questions-more-open-endedly-and-creatively/
  11. http://marinschools.org/ECE/Documents/CLASSOpenendedquestionsEnglish.pdf
  12. http://ppa.aces.uiuc.edu/pdf_files/Asking1.PDF
  13. http://marinschools.org/ECE/Documents/CLASSOpenendedquestionsEnglish.pdf
  14. http://changingminds.org/techniques/questioning/open_closed_questions.htm

Về Đạt VĐã xác minh


Theo tôi

Để lại câu trả lời