Ăn đu đủ với cua có kỵ không?

Câu hỏi

Mọi người cho hỏi là ăn món đu đủ với thịt cua có kỵ gì không? Đây là 2 món mình rất thích ăn.

Đu đủ với cua

trong tiến trình 0
DOMINIC 3 năm 2021-07-30T02:55:08+07:00 0 Trả lời 2427 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Món cua ăn với đu đủ hoàn toàn bình thường chứ không có kỵ bạn nhé. Trên báo Thanh Niên có giới thiệu về món Canh cua đá đu đủ nữa nè.

    Canh cua đá đu đủ

    Những ngày chớm hè, thời tiết bắt đầu oi bức, mọi người thường tìm về chế biến các món ăn vừa bổ vừa mát. Một trong số đó là canh cua đá đu đủ.

    Nguyên liệu chính của món canh này là cua đá và đu đủ. Đu đủ thì rất dễ tìm, ở đâu cũng có nhưng cua đá thường chỉ có ở vùng sơn cước. Thịt cua đá rất thơm ngọt, chế biến món nào cũng rất bổ mát và rất hợp với những ngày nắng nóng.

    Cua đá thường sống trong các khe suối, hang đá hay kẹt núi. Cách bắt cua đá cũng rất đơn giản nhưng phải cẩn trọng nếu không dễ bị cua kẹp. Những lúc trời nắng nóng bỗng nhiên đổ mưa ào ào cũng là lúc cua đá rủ nhau ra khỏi hang tắm mưa, nằm mát, kiếm ăn. Người bắt chỉ cần nhanh tay chộp cua bỏ vào bao mang về làm nguồn thực phẩm đãi cả nhà.

    Cua đá con to nhất cỡ bằng cườm tay người lớn. Hình dáng trông giống như con cua đồng, chỉ khác ở chỗ càng cua đá rất chắc, cứng như đá. Những con cua mới bắt về, gỡ càng, gỡ mui lấy phần thịt bên trong đem giã nhỏ, ướp sơ chút gia vị, đợi vài phút cho cua thấm gia vị rồi mới nấu.

    Đu đủ là loại hoa quả rất giàu dưỡng chất, cải thiện tình trạng tiêu hóa kém. Vì vậy, những món ăn được chế biến từ đu đủ luôn là món ăn bổ mát và là một bài thuốc quý. Đu đủ dùng để nấu canh với cua đá chọn loại đu đủ vừa ướm, ruột bắt đầu ửng vàng nhẹ, khi nấu canh ăn rất mềm và ngọt lịm. Dùng dao gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ vừa nấu.

    Bắc nồi nước có đu đủ, nêm gia vị vừa ăn lên bếp đun sôi, khi nào đu đủ sắp chín cho cua giã vào nồi, khuấy đều. Độ dăm ba phút đu đủ và cua cùng chín thì tắt bếp, nhắc xuống, múc ra tô chờ nguội thưởng thức. Bát canh sẽ ngon hơn nếu người nội trợ nêm thêm ít lá hẹ đã băm nhỏ.

    Sự hòa quyện giữa các nguyên liệu làm cho món canh không chỉ ngon ngọt mà còn mang đậm đặc trưng của núi rừng, khiến ai đã thưởng thức một lần muốn tìm đến thưởng thức lần nữa…

    Tác giả: Ngô Mã Thiên

    (Nguồn: thanhnien.vn/doi-song/canh-cua-da-du-du-83473.html)

    1
    2021-08-03T13:44:42+07:00

    Cua hợp – kỵ với những loại thực phẩm nào?

    Cua luôn được xem là một loại hải sản bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều khoáng chất có lợi, cua là nguồn bổ sung các loại dưỡng chất tự nhiên và quý giá cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ đau tim, ung thư và cải thiện chứng lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thịt cua cũng giúp phục hồi tình trạng suy nhược cơ thể, rất tốt cho các trẻ nhỏ biếng ăn, người mới ốm dậy và những người bị suy dinh dưỡng.

    Người ta thường chế biến và kết hợp cua với nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị và mang lại những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với cua. Chính vì vậy, hãy tham khảo danh sách các loại thực phẩm có thể và không thể kết hợp với cua trong bài viết dưới đây để gia tăng lợi ích và không gây hại tới sức khỏe nhé.

    Những thực phẩm hợp với cua

    – Tỏi: Chế biến cua với tỏi sẽ hỗ trợ dưỡng tích khí và giải độc tố bên trong cơ thể.

    – Trứng gà: Trứng gà chứa nhiều protein và khi kết hợp cùng cua sẽ bổ trợ lẫn nhau, giúp cung cấp năng lượng và làm cơ thể khỏe mạnh.

    – Bí đao: Kết hợp cua và bí đao sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

    Những thực phẩm kỵ với cua

    – Khoai lang – Khoai tây: Mặc dù khi tách riêng, cua, khoai lang và khoai tây đều là những thực phẩm có lợi cho cơ thể và chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chung với nhau sẽ gây tác dụng ngược, điển hình như việc kết sỏi gây sỏi thận.

    – Các loại quả giàu Vitamin C: Theo báo Newsgd.com của Trung Quốc, các loại quả giàu Vitamin C như lê, cam, kiwi, hồng… thường chứa lượng lớn Axit tannic, ăn chung với cua sẽ làm chúng kết tủa, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc.

    – Nước đá và thức ăn lạnh: Cua có tính hàn vị mặn, khi ăn chung với đồ lạnh càng tăng tính hàn. Khi ăn cua mà uống nước đá hoặc ăn thêm kem sẽ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và dễ gây tiêu chảy. Cho nên sau khi ăn cua không nên ăn đồ lạnh.

    – Cần tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

    – Cá chạch: Cua với cá chạch chức năng tương phản, nếu ăn chung sẽ gây trúng độc, hậu quả nghiêm trọng.

    – Mật ong: Mật ong sử dụng với cua sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiểu chảy và có thể dẫn đến ngộ độc.

    (Nguồn: bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cua-hop-ky-voi-nhung-loai-thuc-pham-nao-1066739)

Để lại câu trả lời