Bạc, vàng trắng và bạch kim khác nhau như thế nào?

Câu hỏi

Khi đi vào tiệm mua trang sức mọi người thường nhầm lẫn giữa bạc và vàng trắng và bạch kim vì chúng đều có màu bạc rất giống nhau, khó phân biệt nếu còn mới. Vậy giữa vàng trắng và bạch kim có sự khác nhau như thế nào?

Trang sức bạc - vàng - bạch kim

giải quyết 0
Thúy Vy 2 năm 2022-06-01T12:43:29+07:00 0 Câu trả lời 87 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Tuy cùng màu sắc nhưng bản chất 3 kim loại này có sự khác nhau về thành phần cấu tạo:

    Bạc

    Bạc là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag (từ tiếng Latin: Argentum) và số hiệu nguyên tử bằng 47. Là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, nó có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại. Kim loại bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, và ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác, và ở trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit. Hầu hết bạc được sản xuất là một sản phẩm phụ của điều chế đồng, vàng, chì, và kẽm.

    Bạc là kim loại rất quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu và nén. Bạc còn là đơn vị tiền tệ trong xã hội phong kiến Á Đông gọi là ngân lượng hay lượng bạc. Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn và tiếp xúc, trong gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng trong phim ảnh và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn. Trong khi nhiều ứng dụng kháng sinh y học của bạc đã được thay thế bởi kháng sinh sinh học, nghiên cứu lâm sàng sâu hơn vẫn đang tiếp tục thực hiện.

    Bạc được tạo ra từ các nguyên tố nhẹ hơn trong vũ trụ qua quá trình r, một dạng của phản ứng phân hạch hạt nhân được cho là đã diễn ra trong những thời điểm nhất định của các vụ nổ siêu tân tinh. Quá trình này tạo ra nhiều nguyên tố nặng hơn sắt, trong đó có bạc.

    Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), có hóa trị một, để đúc tiền, có màu trắng bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc có độ dẫn điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng, nhưng do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để làm dây dẫn điện như đồng. Một ngoại lệ là trong kỹ thuật tần số radio, đặc biệt ở dải VHF và cao hơn, bạc mạ được sử dụng để tăng tính dẫn điện của một số bộ phận như dây dẫn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở Hoa Kỳ, 13.540 tấn bạc được sử dụng trong điện từ dùng để làm giàu urani, chủ yếu là do thời chiến khan hiếm đồng.

    Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất phản xạ tia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong các kim loại. Các muối halogen của bạc nhạy sáng và có hiệu ứng rõ nét khi bị chiếu sáng. Kim loại này ổn định trong không khí sạch và nước, nhưng bị mờ xỉn đi trong ôzôn, acid clohydrit, hay không khí có chứa lưu huỳnh.

    Vàng trắng

    Vàng trắng (không nhầm lẫn với bạch kim) là một hợp kim của vàng với ít nhất một kim loại trắng khác (như paladi, niken hay bạc…). Cũng giống như vàng, độ tinh khiết của vàng trắng được tính bằng kara. Các thành phần phụ này đều có màu trắng sáng như platin (tên thường gọi bạch kim), nên khi hòa trộn sẽ làm nhạt màu của vàng, tạo ra hợp kim có màu trắng sáng.

    Thuật ngữ “vàng trắng” được sử dụng với ý nghĩa không cụ thể trong ngành công nghiệp trang sức để mô tả các hợp kim vàng có màu trắng. Từ “trắng” bao gồm một loạt các màu được viền hoặc chồng lên nhau như màu vàng nhạt, nâu nhạt và thậm chí cả màu hồng rất nhạt. Ngành công nghiệp trang sức thường che giấu những màu trắng nhạt này bằng cách mạ rhodium và do đó, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng màu của lớp mạ rhodium được thấy trên nhiều sản phẩm thương mại là màu của vàng trắng.

    Đặc tính của vàng trắng phụ thuộc vào các kim loại được đưa vào và tỷ lệ % của chúng. Kết quả là hợp kim vàng trắng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau; hợp kim của vàng với niken sẽ cứng và bền, thích hợp cho chế tác nhẫn, các chốt,… hợp kim vàng – paladi rất mềm, dễ uốn, thích hợp với trang sức đính đá quý, đôi khi vàng cũng được kết hợp với các kim loại khác như đồng, bạc, bạch kim nhằm tăng khối lượng và độ bền, mặc dù cách này đòi hỏi thợ kim hoàn có kinh nghiệm.

    Một công thức vàng trắng phổ biến bao gồm 90% khối lượng vàng nguyên chất, 10% còn lại là niken. Đồng có thể được cho thêm vào nhằm tăng độ dẻo. Độ cứng của hợp kim vàng – niken – đồng có được là do cấu tạo bởi các liên kết giữa vàng-đồng và niken-đồng, cách cấu tạo này tạo nên độ cứng cho hợp kim. Các công thức vàng trắng thường được sử dụng trong công nghiệp trang sức là vàng-paladi-bạc, vàng-niken-đồng-kẽm. Paladi và niken là nhân tố chính tạo nên màu trắng sáng cho sản phẩm. Kẽm là nhân tố thứ hai với vai trò làm giảm màu sắc của đồng trong vàng trắng.

    Niken được sử dụng trong một số hợp kim vàng trắng có thể gây ra dị ứng da khi đeo trong thời gian dài (đặc biệt là trên một số vỏ đồng hồ đeo tay). Phản ứng điển hình là phát ban da nhẹ do viêm da niken, xảy ra ở khoảng 1/8 người; do đó, nhiều quốc gia không sử dụng niken trong công thức vàng trắng của họ.

    Ngay cả vàng kim loại cũng hiếm khi nguyên chất, ngay cả trước khi một kim loại khác được thêm vào để tạo ra hợp kim vàng trắng, vàng thường chứa hợp kim thủy ngân từ quá trình sản xuất nó; thủy ngân cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.

    Bạch kim

    Platin hay còn gọi là bạch kim là một nguyên tố hóa học, ký hiệu Pt có số nguyên tử 78 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tên platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha platina del Pinto, nghĩa đen là “sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto”. Platin là một kim loại chuyển tiếp quý hiếm, màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn. Mặc dù nó có sáu đồng vị tự nhiên, nhưng platin vẫn là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong lớp vỏ Trái Đất với mật độ phân bố trung bình khoảng 0,005 mg/kg. Platin thường được tìm thấy ở một số quặng niken và đồng, chủ yếu là ở Nam Phi chiếm 80% tổng sản lượng trên toàn thế giới.

    Platin thuộc nhóm 10 của bảng tuần hoàn cho nên nó có tính trơ, rất ít bị ăn mòn thậm chí ở nhiệt độ cao, vì vậy nó được xem là một kim loại quý. Platin thường xuất hiện ở trong bồi tích tự nhiên của một số con sông, nó lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất các đồ tạo tác bởi người bản xứ Nam Mỹ thời kỳ tiền Columbus. Platin đã từng được nhắc đến trong các bản thảo ở châu Âu vào đầu thế kỷ XVI, nhưng vẫn không được phổ biến cho đến năm 1748, khi Antonio de Ulloa báo cáo về một loại kim loại mới có nguồn gốc từ Colombia, sau đó platin đã trở thành tâm điểm của các cuộc điều tra khoa học.

    Platin được sử dụng trong làm chất xúc tác, trang thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa, và đồ trang sức. Platin là một vật liệu khan hiếm, quý và rất có giá trị bởi vì sản lượng khai thác hằng năm chỉ tầm vài trăm tấn. Vì là một kim loại nặng, nó có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe khi tiếp xúc với các muối của nó, nhưng do khả năng chống ăn mòn cho nên nó ít độc hại hơn so với các kim loại khác. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là cisplatin, được sử dụng để dùng trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.

    Cách gọi “platin” là cách gọi quy ước của người Việt đối với tên các nguyên tố tiếng Latin: bỏ tiếp vĩ ngữ “-um”. Tên gọi Latin “platinum” có gốc từ tiếng Tây Ban Nha “platina”, nghĩa đen là “bạc nhỏ”.

    “Bạch kim” (白金 “vàng trắng”) là tên gọi khác của cả hai kim loại Ag và Pt. Platin có tên Hán Việt là “bạc” (鉑). Chữ Hán “鉑” hợp thành từ “金” (“kim loại vàng”) và “白” (“màu trắng”). Trong tiếng Việt, “bạc” lại bị hiểu thành kim loại có ký hiệu hoá học là Ag.

    (Nguồn: Wikipedia)

  2. Sự khác biệt giữa Bạch kim (Platinum) & Vàng trắng (White gold)?

    Nhiều người bị nhầm lẫn giữ vàng trắng với bạch kim (platinum) vì trông chúng khá giống nhau & được sử dụng phổ biến để chế tạo các món trang sức cao cấp. Tuy nhiên đây là 2 chất liệu hoàn toàn khác nhau, có giá trị, màu sắc, độ cứng và độ bền với nhiều điểm khác biệt.

    1. Giá của vàng trắng và bạch kim

    Sự khác biệt rất đáng lưu tâm giữa vàng trắng và bạch kim là giá của chúng, đồ trang sức được làm bằng bạch kim thường đắt hơn vàng trắng.

    Mặc dù hai kim loại này có giá tương đương nhau trên mỗi gam, nhưng cần phải có nhiều bạch kim hơn để làm một món đồ trang sức vì bạch kim đặc hơn. Bạch kim nặng hơn vàng 18k 40%, có nghĩa là đồ trang sức làm bằng bạch kim sẽ nặng hơn món đồ được làm bằng vàng trắng trên cùng một kích cỡ. Điều này dẫn đến giá thành cao hơn.

    Một lý do khác khiến giá bạch kim cao hơn là sự quý hiếm của nó vì kim loại này chỉ xuất hiện ở một số nơi trên thế giới. Hơn nữa, bạch kim được sử dụng trong đồ trang sức có độ tinh khiết cao hơn vàng. Trong khi vàng trắng hầu như luôn có độ tinh khiết dưới 75% (18k), thì bạch kim phải có ít nhất 90% nguyên chất để được coi là bạch kim.

    Khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim

    2. Màu sắc

    Mặc dù vàng trắng và bạch kim gần như giống hệt nhau về màu sắc, nhưng có một số khác biệt về bề ngoài, đặc biệt là qua thời gian sử dụng.

    Trong khi bạch kim là kim loại trắng tự nhiên, vàng trắng lại là một hợp kim bao gồm vàng vàng và các kim loại khác và mạ Rhodium để đạt được màu trắng bạc.

    Điều quan trọng quý khách nên biết rằng lớp mạ Rhodium sẽ bị mòn dần theo thời gian để lộ ra màu vàng vàng ban đầu. Đây là lý do tại sao để giữ cho vàng trắng sáng và trắng, quý khách sẽ cần phải mạ Rhodium sau một thời gian sử dụng.

    3. Độ bền

    Ưu điểm của bạch kim là không bị oxy hóa, có khả năng chống ăn mòn cao và có thể chịu nhiệt độ tốt đến khoảng gần 1800 độ C trong khi vàng trắng chịu được nhiệt độ thấp hơn chỉ khoảng 1000 độ C. Do đó, trang sức chế tác từ bạch kim cũng ít bị méo mó, biến dạng theo thời gian so với vàng trắng.

    4. Độ phổ biến

    Theo thời gian, nhiều xu hướng nhẫn cưới đến và đi nhưng bạch kim hầu như luôn đứng đầu bảng xếp hạng về độ ưa chuộng. Trong thế giới nhẫn đính hôn, bạch kim có xu hướng phổ biến hơn vàng trắng bởi một sức hút mãnh liệt với các cặp đôi.

    (Nguồn: tierra.vn/news/su-khac-biet-giua-bach-kim-platinum-vang-trang-white-gold-117)

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời