Bán khống trong chứng khoán là gì?

Câu hỏi

Trong chứng khoán có quyền bán gọi là bán khống. Vậy mọi người hiểu bán khống là như thế nào không? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho bán khống hay chưa?

Bán khống - Short sales

 

trong tiến trình 0
Cô Bé Mộng Mơ 6 năm 2018-08-02T14:27:30+07:00 2 Câu trả lời 470 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Bán khống trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một lượng chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua.

    Ví dụ 1: Giả sử các cổ phiếu của công ty XYZ nào đấy hiện bán với giá 10 USD một cổ phần. Một người bán khống sẽ mượn 100 cổ phiếu và bán chúng để thu được 1000 USD. Nếu giá cổ phiếu XYZ đó sau đó rớt xuống 8 USD một cổ phần, người bán khống đó sẽ mua lại 100 cổ phiếu đó với giá 800, trả các cổ phiếu cho người chủ gốc và được lợi nhuận 200 USD. Cách làm này có nguy cơ bị lỗ vô hạn. Ví dụ, nếu cổ phiếu của XYZ được mượn được bán và trên thực tế giá lên 25 USD, thì người bán khống sẽ phải mua lại với tổng giá là 2500 USD, lỗ mất 1500 USD.

    Bán khống có thể gây ra tình trạng giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn vì khi đến hạn, nhà đầu tư phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó.

    Ví dụ 2: A có 1 cây vàng, B vay và bán lấy tiền ngay, giá xuống B mua 1 cây vàng lại trả cho A, như vậy B đã thu lãi từ việc giá xuống.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    0
    2021-03-21T21:52:27+07:00

    Bán khống chứng khoán là gì? Cách thực hiện như nào?

    1) Bán khống chứng khoán là gì?

    Bán khống chứng khoán (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán mà người bán không sở hữu. Thay vào đó, họ mượn chứng khoán để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại chứng khoán này khi giá chứng khoán giảm.

    2) Quá trình thực hiện bán khống chứng khoán

    Bán khống chứng khoán gồm 3 bước cơ bản:

    Bước 1: Mượn cổ phiếu nào đó khi dự báo giá sẽ giảm trong tương lai, thường thông qua môi giới.

    Bước 2: Bán cổ phiếu lập tức trên thị trường.

    Bước 3: Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu và thực hiện chuyển số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu.

    Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì người thực hiện bán khống bị lỗ do phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để hoàn trả lại khoản đã mượn để bán.

    Ví dụ về bán khống chứng khoán

    Giả sử các cổ phiếu của công ty ABC có thị giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Người X dự báo giá cổ phiếu này tương lai sẽ giảm và muốn bán khống thông qua việc mượn 10.000 cổ phiếu của người B nhờ giới thiệu của nhân viên môi giới chứng khoán.

    Tổng giá trị số cổ phiếu mượn về là 100.000.000 đồng, tuy nhiên, người X chưa phải bỏ ra khoản tiền nào cho việc này mà thay vào đó sẽ nhận được 100.000.000 đồng tiền mặt nhờ bán cổ phiếu trên thị trường.

    Sau đó, giá cổ phiếu công ty ABC rớt giá đúng như suy luận của người X còn 8.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm này, người X thực hiện mua lại 10.000 cổ phiếu với tổng số tiền thực hiện là 80.000.000 đồng. Như vậy, người X có lời 20.000.000 đồng từ việc bán khống cổ phiếu ABC.

    Ở một diễn biến khác, người X sẽ bị lỗ 20.000.000 đồng nếu cổ phiếu công ty ABC tăng lên 12.000 đồng/cổ phiếu.

    3) Bán khống chứng khoán có được phép hay không?

    Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chưa cho phép áp dụng bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận nhờ sự tăng giá của cổ phiếu.

    Trên thế giới, một số thị trường chứng khoán cho phép bán khống như tại Mỹ, Nhật Bản hay Singapore. Một trong những tỷ phú nổi tiếng về việc bán khống chứng khoán là George Soros. Ông đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc này.

    Thương vụ đình đàm của ông là sự kiện “Ngày thứ tư đen” năm 1992. Khí đó, Chính phủ Anh quyết định rút đồng Bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh. George Soros bán khống hơn 10 tỷ Bảng và kiếm được khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận.

    Năm 2013, Soros đã kiếm lời khoảng 1,2 tỷ USD nhờ bán khống đồng Yên Nhật khi ông tận dụng sự yếu kém của kinh tế nước này khi xảy ra giảm phát và suy thoái cùng với sự chần chừ của Ngân hàng Trung ương trong việc bơm tiền kích thích nền kinh tế.

    Bán khống chứng khoán không được phép trên thị trường cơ sở tại Việt Nam, nhưng nhà đầu tư có thể làm được việc này trên thị trường chứng khoán phái sinh nhờ phương thức giao dịch hai chiều của thị trường này.

    Cụ thể, nhà đầu tư sẽ có 2 vị thế có thể tham gia vào thị trường phái sinh là vị thế mua hợp đồng – Long position (có lợi nhuận khi điểm số tăng) và bán hợp đồng – Short position (có lợi nhuận khi điểm số giảm). Khi tham gia vị thế Short, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán khống hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (sản phẩm phái sinh phổ biến nhất tại Việt Nam bên cạnh Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ).

    (Nguồn: thebank.vn)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời