Bằng tiếng Pháp A2 có thời hạn sử dụng bao lâu?

Câu hỏi

Chào mọi người,

Em cần bằng A2 ngoại ngữ phụ (các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh).

Em đã có bằng A tiếng Pháp (không rõ có phải A2 hay không) của Đại học Sài Gòn, nhưng sau này lại nghe nói là bằng của ĐHSG không được công nhận nữa phải thi lại. Em lên mạng xem thì chỉ thấy Bộ hạn chế quy định này bên tiếng Anh thôi, còn các thứ tiếng khác không thấy.

Nguồn báo Tiền phong: Bộ GD&ĐT công bố các đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học

Vậy mọi người cho em hỏi bằng em còn dùng được không? Hay phải thi lại? Và nếu thi lại thì có cần phải tới cơ sở cụ thể nào không?

Cám ơn mọi người.

Bằng tiếng Pháp Francais

trong tiến trình 0
scorlight 5 năm 2019-08-16T12:18:47+07:00 3 Câu trả lời 2845 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Thường chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có thời hạn từ 2-3 năm nên sau thời gian này phải thi lại để được cấp chứng chỉ mới. Nên cân nhắc thời điểm thi thích hợp để tránh lãng phí.

    Bạn mình cũng có học ở Viện Trao đổi Văn Hóa với Pháp (IDECAF) chuyên dạy tiếng Pháp. Bạn đến đó liên hệ thử xem sao nhé.

    Website: http://www.idecaf.gov.vn

  2. DELF-DALF: Các văn bằng giúp đánh giá quá trình học tiếng Pháp của bạn

    Bằng DELF (Bằng tiếng Pháp cơ bản) và bằng DALF (Bằng tiếng Pháp nâng cao) là các văn bằng duy nhất được Bộ giáo dục quốc gia Pháp cấp. Các văn bằng này có giá trị cả đời và được công nhận trên toàn thế giới. Các văn bằng này sẽ là chứng nhận cho quá trình học tiếng Pháp trong các trường học phổ thông, trường đại học hoặc trong môi trường công sở của người học. Thêm vào đó, các văn bằng DELF-DALF sẽ cho phép bạn học tập, làm việc và nhập cư vào một nước nói tiếng Pháp.​

    DELF-DALF: Các văn bằng phù hợp với trình độ của bạn

    Các văn bằng DELF-DALF và DILF (Bằng tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu học) được xây dựng trên theo chuẩn CECR (Khung tham chiếu chung châu Âu về chuẩn ngôn ngữ). Trong từng văn bằng, có 7 cấp độ khác nhau, cho phép bạn tự đánh giá quá trình học tiếng Pháp của mình:

    – Cấp độ A1.1 (DILF et DELF Prim)
    – Cấp độ A1 (DELF Prim, DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro)
    – Cấp độ A2 (DELF Prim, DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro)
    – Cấp độ B1 (DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro)
    – Cấp độ B2 (DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro)
    – Cấp độ C1 (DALF)
    – Cấp độ C2 (DALF)

    DILF-DELF-DALF: các văn bằng phù hợp với độ tuổi, với tình trạng hiện tại và với các mong đợi của bạn
    Bằng DILF dành cho những người mới bắt đầu học tiếng Pháp và những người mới đến Pháp. Bằng DILF là bước chuẩn bị đầu tiên cho các bằng DELF và DALF sau này. Bằng DILF chỉ tồn tại duy nhất trên lãnh thổ nước Pháp.

    Bằng DELF Prim dành cho các em từ 7 tới 11 tuổi. Bằng DELF Prim bao gồm 3 cấp độ: A1.1, A1 và A2.  Kì thi sẽ được chấm điểm hết sức tích cực và hướng tới mục đích  thúc đẩy, tạo động lực cho các em trong quá trình học tiếng Pháp của mình.

    Bằng DELF Junior bằng DELF scolaire dành cho các em từ 12 đến 18 tuổi đang trong độ tuổi đi học phổ thông.  DELF Junior/scolaire bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2. Các văn bằng này là một bước quan trọng cho các em trong quá trình học tiếng Pháp của mình và sẽ chứng nhận chính thức khả năng tiếng Pháp của các em.

    Bằng DELF Pro hướng tới học sinh hoặc người lao động muốn đi làm tại môi trường Pháp ngữ hoặc thăng tiến trong một môi trường Pháp ngữ. DELF Pro bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho những người khao khát đi làm hoặc thăng tiến trong thị trường lao động Pháp ngữ.

    Bằng DELF Tous Publics dành cho mọi đối tượng học tiếng Pháp, từ 18 đến 77 tuổi (hoặc hơn), muốn được đánh giá chính thức về quá trình học tiếng Pháp của mình. DELF Tous Publics bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2.

    Bằng DALF dành cho sinh viên hoặc những người đã đi làm. DALF bao gồm 2 cấp độ: C1 và C2, đây là hai cấp độ cao nhất. Bằng DALF sẽ chứng nhận khả năng làm chủ ngôn ngữ rất tốt của người học.

    (Nguồn: delfdalf.fr/index-vi.html)

  3. Tất tần tật những thắc mắc cơ bản về việc học tiếng Pháp

    Từ lúc mình bắt đầu học tiếng Pháp tới giờ có rất nhiều bạn inbox hỏi mình về chuyện học tiếng Pháp, kiểu như học ở đâu, học trong bao lâu, học ra sao, tiếng Pháp có khó không,… Mình thì không giỏi tiếng Pháp nhưng mấy cái kiểu giới thiệu mời chào câu khách như này thì mình rất khoái, nên mình quyết định để tất cả những thắc mắc của các bạn vào đây để giúp các bạn tìm hiểu bước đầu về tiếng Pháp dễ dàng hơn. Các bạn có thể tìm thấy ở đây những câu hỏi mà mình thường gặp, cộng với phần trả lời chi tiết và một số đường link hữu ích.

    1. Vì sao lại là tiếng Pháp (mà không phải là một ngôn ngữ khác)?

    Mình biết rằng với xu thế hội nhập ở Việt Nam hiện nay, nhiều bạn sẽ chọn học tiếng Trung, Nhật, Hàn, hay thậm chí là Thái Lan làm ngoại ngữ thứ hai của mình. Nhưng với một đứa não cá vàng như mình thì việc nhớ những kí tự tượng hình là điều vô cùng vô cùng khó khăn, vì vậy mình thích một ngôn ngữ gốc Latin hơn hẳn.

    Một số bạn cũng phân vân giữa việc chọn học tiếng Đức, Tây Ban Nha, Ý,… và tiếng Pháp. Điều này còn phụ thuộc vào mục đích học ngôn ngữ của các bạn nữa: học vì thích hay để phục vụ cho công việc sau này chẳng hạn. Nên để quyết định cho chính xác, các bạn có thể tìm hiểu mức độ phổ biến của ngôn ngữ, đặc trưng trong cách viết, cách nói của ngôn ngữ đó và lựa chọn cái nào gây cho bạn nhiều hứng thú nhất. Ví dụ, tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ hai ở châu Âu và được sử dụng bởi hơn 80 quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra mình cũng rất thích tiếng Pháp bởi âm sắc của nó, nghe cứ như chim hót ấy, “sang chảnh”, “quý phái”,… sẽ là ấn tượng đầu tiên của bạn khi nghe tiếng Pháp, cũng giống như bạn thấy tiếng Nhật, tiếng Hàn dễ thương, hay tiếng Tây Ban Nha với cách rung cực kì sexy vậy đó. Ngoài ra tiếng Pháp còn là ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới, ngôn ngữ của tình yêu bla bla,…

    À còn một lý do nhỏ xí nữa là vì tiếng Pháp từng là ngôn ngữ giảng dạy chính thức trong trường học vào thời ông bà chúng ta nên mình thấy tiếng Pháp có một cái gì đó rất vintage, kiểu hoài cổ. Cực cực kì nhiều từ mà chúng ta sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Pháp, ví dụ như sếp (chef), sơ mi (chemise), rượu vang (vin),… Cảm giác phát hiện ra những từ như vậy trong quá trình học thực sự vô cùng thú vị. Ông bà của tụi mình dù cao tuổi mà nhiều khi vẫn còn nhớ và nói được tiếng Pháp nữa cơ.

    Thật ra thì mình học tiếng Pháp để đi du học Pháp và mình buộc phải đi du học Pháp, không còn lựa chọn nào khác. Học rồi mới thấy thích mà giờ lại cảm thấy hơi ghét ghét rồi, và nhiều khi chỉ muốn hét lên “Tao chỉ muốn nói tiếng Anh”.

    2. Tiếng Pháp có khó học không?

    Câu trả lời của mình sẽ là không quá khó, nếu như bạn có một nền tảng tiếng Anh tốt. Cụ thể là bạn có thể nắm vững các quy tắc ngữ pháp, cấu tạo câu và có thể nói tiếng Anh tương đối tốt, phản xạ nhanh nhẹn thì những bước đầu chinh phục tiếng Pháp của bạn không quá khó khăn đâu. Tiếng Pháp và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng về từ vựng, cấu trúc câu, các thì,… tuy nhiên tiếng Pháp sẽ khó hơn tiếng Anh tí xíu về một tỉ thứ khác, nhưng thôi học rồi các bạn sẽ có dịp tìm hiểu về một tỉ thứ đó.

    3. Học tiếng Pháp ở đâu?

    Một lần nữa các bạn nên xác định rõ mục tiêu học ngoại ngữ của mình: học để biết cho vui, để đi du học, hay thậm chí là để kết hôn. Điều này rất quan trọng khi lựa chọn nơi học cũng như giáo viên dạy. Với mỗi mục đích, giáo viên sẽ có những cách dạy khác nhau.

    Về cơ bản, Viện Trao đổi Văn hoá với Pháp IDECAF ở TP.HCM và Trung tâm Văn hoá Pháp Hà Nội L’Espace là nơi lý tưởng để chúng ta bắt đầu việc học tiếng Pháp một cách bài bản, với học phí vừa phải dễ chịu thân thiện hihi. Tuy nhiên sự tiến bộ của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc được xếp lớp học với giáo viên nào (phương pháp dạy và “cái tâm” của giáo viên có thể không đồng đều nhau). Tốt nhất là các bạn nên hỏi ý kiến của những học viên khoá trước để cố gắng “chen” vào lớp của giáo viên có cách dạy phù hợp với mình nhất.

    Còn về việc học cấp tốc để lấy chứng chỉ xin học bổng, visa, kết hôn,… thì có rất nhiều thầy cô hoặc các anh chị sinh viên nhận làm gia sư tại nhà. Phương pháp học kèm sẽ hiệu quả và mau vào đầu hơn nhiều nếu các bạn muốn học nhanh. Để tìm giáo viên, các bạn ở Sài Gòn có thể hỏi trực tiếp các giáo viên tại IDECAF (còn L’Espace thì tớ thực sự không rõ) hỏi ý kiến hội sinh viên Việt Nam tại Pháp UEVF (có thể tìm trực tiếp group UEVF trên Facebook, đôi khi các tiền bối cũng hay chia sẻ những tips học tiếng rất hay).

    4. Có thể luyện nói tiếng Pháp ở đâu?

    Học tiếng Pháp có một bất lợi nhỏ xíu so với học tiếng Anh, đó là việc tìm những người bản xứ để luyện tập hơi khó khăn một xíu, vì nhìn chung tớ thấy người nói tiếng Anh ở Sài Gòn dễ tìm hơn nhiều. Với lại nhìn thì cứ thấy họ là Tây chứ cũng không biết họ nói tiếng gì, nên chuyện ra công viên săn Tây luyện nói cũng khá “hên xui”.

    Sau khi có bằng TCF mình mới bắt đầu đăng kí lớp giao tiếp với giáo viên bản xứ ở IDECAF để luyện nói, tuy nhiên giải pháp này không phải là affordable với nhiều bạn, hơn nữa việc bó buộc vào một quy trình học theo một khung chương trình có sẵn, cộng với việc học với nhiều học viên khác sẽ khiến cho phản xạ của chúng ta không được cải thiện nhanh chóng như mong đợi (nhưng vẫn hiệu quả, ý là tại vì mình thích cái gì nó mau có kết quả xíu).

    Mình có hỏi một bạn học tiếng Pháp và được đưa ra hai điểm đến rất thú vị để trao đổi ngôn ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp, đó là Saigon Language Exchange và Mundo Lingo Saigon. Kiểu như đây là những buổi gặp gỡ hàng tuần nơi mà bạn có thể gặp những người bản xứ của nhiều ngôn ngữ khác nhau, như Pháp, Anh, Nhật, Tây Ban Nha,… và những người cũng muốn trau dồi khả năng giao tiếp giống bạn. Trời ơi lúc mình ở Sài Gòn không có tìm hiểu được mấy chỗ này, phải chi hồi đó biết là bây giờ đỡ khổ rồi.

    5. Mình đã học tiếng Pháp như thế nào?

    Mục đích học của mình là lấy được tấm bằng TCF một cách nhanh gọn lẹ để kịp làm hồ sơ đi du học nên mình học không bài bản lắm. Mục tiêu của mình cũng không cao, chỉ cần lấy được B1 (tầm 350 là quá nhiều với mình) để sang được Pháp, rồi sau đó có thể luyện tâp từ từ (hoà nhập trong môi trường thực tế là cách nhanh nhất để tiến bộ).

    Ban đầu mình học kèm 1-1 với cô giáo trong vòng 1 tháng, sau đó khi đã biết được những từ vựng cơ bản và một vài quy tắc ngữ pháp đủ để tự đọc hiểu thì mình bắt đầu tự học dưới sự kèm cặp của chị Hai (hồi đó cũng có đi du học). Mình tự đọc sách ngữ pháp và làm bài tập, 3 tháng trước thi mình bắt đầu luyện nghe, 2 tháng trước thi mình bắt đầu luyện viết (viết bằng tiếng Việt xong xài google dịch nói chung cũng gian nan lắm), thắc mắc thì hỏi chị mình. Sau đó là giải đề trong vòng 1 tháng. Tổng cộng là mình bắt đầu học tiếng Pháp từ con số 0 và đi thi trong vòng 5 tháng.

    Kết quả thì mình được 409, trình độ B2, vượt quá sức mong đợi của mình. Thực sự ai nói mình ôn tủ mình sẽ giận và nghỉ chơi, vì cho dù xuất phát điểm mình không bằng nhiều người nhưng kết quả đều là do mình ôn đúng trọng tâm và những ngày chăm chỉ ngày đêm học tập của mình. Những phần điểm cao cũng đều là do năng lực cả.

    Hồi lúc ôn thi thì ngữ pháp và writing skill của mình cũng ổn và hầu như không nghe hay nói được. Sau khi được trường nhận thì mình mới đi học lớp giao tiếp, là đứa học dở muốn nhất lớp vì nghe thầy nói không hiểu gì. Sang Pháp cũng ù ù cạc cạc nghe người ta nói như sấm nổ bên tai, người ta nói gì cũng ừ ừ rồi nhe răng ra cười, từ từ rồi cũng quen. Bây giờ khả năng đọc, nghe và nói của mình được cải thiện rất nhiều, bù lại thì viết và ngữ pháp càng ngày càng dở, chỉ đủ để làm bài tập trên lớp và viết email. Dù sao thì giờ mình thấy bản thân cũng rất ổn rồi. Ban đầu mình hơi mặc cảm với nhiều bạn khác vì học kiểu như này rồi lo sợ về tương lai sợ thua kém người ta đủ thứ (những suy nghĩ hết sức ngu ngốc). Nhưng mình luôn tin là practice makes perfect, gần 1 năm qua tiến bộ như thế này thì tương lai chỉ cần cố gắng là được. Xuất phát điểm dù thấp nhưng cũng không được mặc cảm phải hăm nè?

    (Nguồn: ketchupaholicc.wordpress.com/2017/05/06/tat-tan-tat-nhung-thac-mac-co-ban-ve-viec-hoc-tieng-phap)

Để lại câu trả lời