Các loài động vật ngoại lai cấm nuôi ở Việt Nam?

Câu hỏi

Việt Nam hình như có luật cấm nuôi một số loài cá ngoại lai (loài xâm hại đến đời sống tự nhiên của các loài vật khác). Ai có biết thì chia sẻ tên các loại động vật đó nhé.

Cá lau kiếng ngoại lai

trong tiến trình 0
Nam Châm 5 năm 2019-09-04T19:00:21+07:00 3 Câu trả lời 1113 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Loài xâm lấn

    Các loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại hoặc chỉ đơn giản là giống nhập ngoại, loài ngoại lai là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa đe dọa đa dạng sinh học. Sự bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại của môi trường hệ sinh thái bản địa. Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất.

    Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại. Nguồn gốc sâu xa của loài xâm lấn chính là các hoạt động một cách có chủ ý hoặc vô ý của con người.

    Những loài động vật xâm lấn đang lây lan ở nhiều nơi trên thế giới với tốc độ chóng mặt do giao thương giữa các nước ngày càng mở rộng, điều kiện để các loài ngoại lai nhập cảnh càng dễ dàng hơn bằng con đường chính ngạch hoặc buôn lậu. Ban đầu, các loài sinh vật lạ trên thường được nhập với mục đích phát triển kinh tế (tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo), thú vui, làm cảnh nhưng cũng có thể là hành động có chủ ý. Thích nghi nhanh với môi trường các quốc gia mà chúng xâm nhập, các loài ngoại lai sẽ phát triển mạnh. Điều nguy hiểm là chúng thường không có kẻ thù thông thường so với các loài bản địa, vì thế dễ dàng trở thành kẻ xâm lấn. Tác hại của chúng không thể kiểm soát được và gây ra thiệt hại khi chúng thoát vào môi trường. Không chỉ tác động xấu đến môi trường, sinh vật ngoại lai còn là sát thủ của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các sinh vật ngoại lai là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động thực vật bản địa.

    Các loài ngoại lai xâm hại lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Chúng có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn chẳng hạn như đối với động vật hay ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa đối với thực vật do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc. Chúng có khả năng cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa. Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm là:

    – Chúng cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sinh sống, đẩy các loài bản địa vào con đường diệt vong.
    – Ăn thịt các loài khác đặc biệt là các loài bản địa chưa bao giờ được tiếp xúc với chúng nên không hề biết chiến lược săn mồi của chúng.
    – Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống bản địa, phá hoại mùa màng.
    – Truyền bệnh và ký sinh trùng cho các loài bản địa cũng như cư dân địa phương.

    Những loài ngoại lai xâm lấn hiện là mối đe dọa thứ hai đối với đa dạng sinh học Trái đất, sau nguyên nhân nơi sinh sống bị hủy hoại. Chúng tác động tiêu cực đến hệ động thực vật bản địa, gây hại môi trường và làm thiệt hại kinh tế địa phương. Số liệu năm 2009 của Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết chi phí cho những thiệt hại và kiểm soát những loài ngoại lai ở Mỹ dự đoán lên đến 80 tỉ euro/ năm, ở châu Âu là hơn 10 tỉ euro/năm.

    Một số loài bản địa trở nên khan hiếm do khả năng cạnh tranh thức ăn và nơi ở kém hơn các loài nhập nội, một số loài bản địa, chẳng hạn cá trê đã có biểu hiện bị lai tạp. Một vài loài sinh vật lạ xâm hại đã sinh sôi trên diện rộng, đến mức không thể tiêu diệt chúng triệt để, mà chỉ có thể kiểm soát và hạn chế phần nào. Sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  2. Căn cứ theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT

    QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ BAN HÀNH DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI

    Điều 1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

    1. Loài ngoại lai xâm hại đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

    a) Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam;

    b) Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại.

    2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:

    a) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong các tiêu chí sau: chưa tự thiết lập được quần thể trong tự nhiên, có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại;

    b) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí sau: loài chưa du nhập vào Việt Nam; đã được ghi nhận xâm hại từ hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tương tự với Việt Nam.

    ——

    Chi tiết các loài bị cấm trong danh sách:

    B. Động vật không xương sống
    1 Bọ cánh cứng hại lá dừa Brontispa longissima
    2 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata
    3 Ốc bươu vàng miệng tròn Pomacea bridgesii
    4 Ốc sên châu Phi Achatina fulica
    5 Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus
    C. Cá 
    1 Cá ăn muỗi Gambusia affinis
    2 Cá hổ Pygocentrus nattereri
    3 Cá tỳ bà (cá dọn bể) Hypostomus punctatus
    4 Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) Pterygoplichthys pardalis
    5 Cá vược miệng bé Micropterus dolomieu
    6 Cá vược miệng rộng Micropterus salmoides
    D. Lưỡng cư – Bò sát
    1 Cá sấu Cu-ba Crocodylus rhombifer
    2 Rùa tai đỏ Trachemys scripta
    E. Chim – Thú
    1 Hải ly Nam Mỹ Myocastor coypus
    Chọn là câu trả lời hay nhất
  3. Tại sao cá lau kiếng đang bị ‘căm ghét’?

    Loài cá ngoại nhập này từng được nuôi trong bể kính nay đang sinh sôi tràn lan ở sông rạch, ao hồ. Chưa nghe nói về lợi nhuận gì thu được từ loài cá này nhưng nhà nông, ngư dân khổ vì chúng là thực tế.

    Theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26-9-2013 về loài ngoại lai xâm hại, cùng với ốc bươu vàng và cá chim trắng, cá lau kiếng (cá tỳ bà, cá dọn bể) được xác định là loài xâm hại.

    (Nguồn: tuoitre.vn/tai-sao-ca-lau-kieng-dang-bi-cam-ghet-20190903195443391.htm)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời