Cách phân biệt: Dừa nước, thốt nốt và hạt đác?

Câu hỏi

Mọi người chắc cũng đã từng ít nhất 1 lần ăn trái nhân trái dừa nước, thốt nốt và hạt đác rồi phải không? Làm sao mình phân biệt được 3 loại này vì nhìn nhân sau khi lột vỏ của chúng rất giống nhau, dừa nước và thốt nốt hay thấy bán dọc đường ở miền Tây còn hạt trái đác thì hiếm thấy hơn.

Trái dừa nước

trong tiến trình 0
Thúy Vy 2 năm 2022-07-22T18:58:30+07:00 0 Trả lời 647 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Phân biệt trái dừa nước, trái thốt nốt và trái đác

    Trái dừa nước

    – Nguồn gốc: Dừa nước hay còn gọi dừa lá, là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy. Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Rất phổ thông ở những vùng Nam Bộ Việt Nam và nhiều địa phương của các nước lân cận.

    – Công dụng: Cơm (thịt) dừa non dùng làm nước giải khát các món thạch, chè, kem… Đặc biệt, dịch nhựa lấy từ cuống hoa, buồng quả dừa nước có thể sản xuất đường, nước màu, giấm, nước giải khát, rượu, bia.

    – Lá dừa non dùng để gói bánh; một số nước Đông Nam Á còn sản xuất giấy cuốn thuốc lá. Lá trưởng thành dùng để lợp, làm vách ngăn nhà, hay để đan giỏ xách tay, làm mũ đội, bột giấy, chất đốt.

    – Rễ và chồi non được chế thành thuốc chữa vết thương, mụn nhọt. Ngoài ra, chồi non còn được chế biến thành thức ăn cho tôm hùm đất,…

    – Dịch nhựa cây dừa nước có thể sản xuất được nhiên liệu sinh học, thân thiên với môi trường.

    Trái thốt nốt

    – Nguồn gốc: Phân bố ở các tỉnh Đông & Tây Nam Bộ giáp Campuchia từ Tây Ninh tới Kiên Giang. Những tỉnh trồng nhiều thốt nốt nhất là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh & Long An.

    – Công dụng: Dịch và cùi quả dùng chế biến thành nhiều món ăn, thức uống ngon miệng. Sản xuất đường, lên men làm rượu, thạch thốt nốt, các loại bánh/chè từ quả và đường thốt nốt.

    – Thốt nốt với vị ngọt dịu, ngon sần sật, thanh mát là vị thuốc quý giải khát và chữa bệnh quen thuộc của người dân Đông – Tây Nam Bộ.

    Trái đác

    – Nguồn gốc: Hạt đác là một loại hạt được tìm thấy ở sâu trong những cánh rừng bạt ngàn tại Nha Trang, nơi mà thiên nhiên ngày đêm chuyển mình, mưa gió thuận hòa đã mang đến cho hạt đác những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên: sạch và dinh dưỡng (ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác).

    Người ta thường nhầm lẫn hạt đác với quả dừa non, nhưng hạt đác chỉ nhỏ bằng nắm tay, mọc thành những buồng lớn. Quá trình trẩy quả hột đác và cho ra thành phẩm không đơn giản. Để hái được quả hột đác, người ta phải vào tận trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc cây rồi mới mang được những buồng hột đác về. Chưa hết, hột đác nhiều nhựa lại gây ngứa nên khi mang được những buồng hột đác về rồi, người ta phải chất thành những đống lớn, đem đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hột đác.

    – Công dụng: Hạt đác được ăn kèm chè, sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm, sinh tố. Hột đác bên trong trắng tự nhiên, da trơn láng, ăn giòn sần sật, béo và bùi.

    (Nguồn: cuahangthucduong.net)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời