Chính sách kinh tế Abenomics là gì?

Câu hỏi

Thủ tướng Shinzo Abe là người tại vị chức thủ tướng Nhật Bản có thời gian lâu nhất và người có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Nhật. Một trong chính sách nổi bật của ông là chính sách kinh tế Abecomics. Vậy Abecomics nói về những điều gì?

Abenomics là gì?

trong tiến trình 0
Thúy Vy 2 năm 2022-07-09T02:04:58+07:00 0 Trả lời 63 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Abenomics

    Abenomics đề cập đến các chính sách kinh tế do Abe Shinzō đề xướng bắt đầu từ thời điểm tổng tuyển cử Nhật Bản, 2012 và sau đó Abe Shinzō được bầu làm thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ thứ hai. Abenomics dựa trên ‘ba mũi tên’ là nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa, cải cách cơ cấu. The Economist miêu tả chương trình giống như một ‘hỗn hợp của tăng phát, chi tiêu chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được thiết kế để bật dậy nền kinh tế thoát khỏi tình trạng ngủ đông mà đã từng bị cảm cúm trong hơn hai thập kỷ’.

    Thuật ngữ Abenomics là từ kết hợp của Abe và economics, kế thừa các từ mới chính trị trước đó dành cho các chính sách kinh tế liên quan đến các nhà lãnh đạo cụ thể như Reaganomics, Clintonomics, Rogernomics.

    Điều kiện kinh tế Nhật Bản trước Abenomics

    Chính phủ Nhật Bản đã tăng định mức thuế tiêu thụ từ 3% đến 5% vào năm 1997, điều này dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế và giảm phát nền kinh tế. Chính phủ tăng thuế tiêu thụ năm 1997 nhằm mục đích cân đối ngân sách, sau đó nguồn thu chính phủ giảm 4,5 nghìn tỷ JP¥ vì sức tiêu thụ suy giảm. Nhật Bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP 3% năm 1996 nhưng sau khi tăng thuế thì nền kinh tế chìm trong suy thoái. Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa dưới mức 0 trong hầu hết 5 năm sau khi tăng thuế. Thu nhập bình quân hàng năm của Nhật Bản tăng trong giai đoạn 1992-1997, nhưng thu nhập bình quân bắt đầu giảm sau khi tăng thuế tiêu thụ có hiệu lực vào năm 1997. Sau năm 1997, thu nhập bình quân giảm nhanh hơn GDP danh nghĩa.

    Năm 2012, Quốc hội Nhật Bản dưới thời thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ trước là Noda Yoshihiko đã thông qua một dự luật tăng thuế tiêu thụ lên mức 8% năm 2014 và 10% năm 2015 để cân đối ngân sách quốc gia; việc tăng thuế tiêu thụ này dự kiến sẽ tiếp tục ngăn cản tiêu dùng.

    Điều kiện kinh tế thế giới trước Abenomics

    Trong thời kỳ đại suy thoái toàn cầu, Nhật Bản đã bị tổn thất 0,7% GDP thực tế trong năm 2008 và sau đó bị tổn thất nghiêm trọng 5,2% GDP trong năm 2009. Ngược lại, dữ liệu về tăng trưởng GDP thực tế của thế giới tăng 3,1% trong năm 2008 và sau đó tổn thất 0,7% trong năm 2009. Xuất khẩu từ Nhật Bản giảm từ 746,5 tỷ US$ năm 2008 xuống còn 545,3 tỷ US$ năm 2009, mức giảm 27%. GDP danh nghĩa tại Nhật Bản năm 2013 ở cùng mức năm 1991 trong khi chỉ số thị trường chứng khoán Nikkei 225 đạt đỉnh lần thứ ba.

    Nền tảng ý thức hệ của Abenomics

    Chính sách kinh tế của Abe Shinzō cũng liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc giống như một cường quốc kinh tế và chính trị. Những người ủng hộ Abe Shinzō bị thu hút bởi sự tương đồng rõ ràng giữa Abenomics và chương trình phú quốc cường binh thời kỳ Minh Trị. Ngoài việc thêm một đối trọng mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc tăng cường kinh tế Nhật Bản cũng là một dụng ý thúc đẩy Nhật Bản không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong vấn đề quốc phòng.

    Thực hiện

    Abenomics bao gồm các chiến lược chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế để khuyến khích đầu tư tư nhân. Các chính sách cụ thể bao gồm lạm phát mục tiêu đạt mức 2% hàng năm, điều chỉnh lại sự nâng giá quá mức của yên Nhật, thiết lập lãi suất âm, triệt để nới lỏng định lượng, mở rộng chi tiêu chính phủ, nghiệp vụ thị trường mở xây dựng trái phiếu chính phủ bởi ngân hàng Nhật Bản, sửa đổi lại đạo luật ngân hàng Nhật Bản. Chi tiêu tài khóa sẽ tăng 2% GDP, có thể làm tăng thâm hụt tới 11,5% GDP đối với năm 2013.

    Hai trong ‘ba mũi tên’ đã được thực hiện trong tuần đầu tiên của chính phủ Abe Shinzō. Abe Shinzō nhanh chóng công bố dự luật kích thích tài khóa 10,3 nghìn tỷ JP¥ và bổ nhiệm Kuroda Haruhiko làm thống đốc ngân hàng Nhật Bản với nhiệm vụ tạo ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2% thông qua nới lỏng định lượng. Nhưng phó thống đốc ngân hàng Iwata Kikuo đã đề nghị rằng ngân hàng Nhật Bản không hoàn toàn nhắm đến mục tiêu định giá 2% trong hai năm, Iwata Kikuo ngụ ý rằng ngân hàng Nhật Bản sẽ không nới lỏng lại chính sách tiền tệ của mình nhằm mục đích ngăn chặn sự đình trệ kinh tế ngay sau khi tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4 năm 2014.

    Cải cách cơ cấu đã mất nhiều thời gian hơn để thực hiện, dù cho Abe Shinzō đã thực hiện một số động thái sớm trên mặt trận này như thúc đẩy sự tham gia của Nhật Bản vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

    Tuyển cử Tham Nghị viện Nhật Bản 2013 trao cho Abe Shinzō quyền kiểm soát hoàn toàn quốc hội Nhật Bản, nhưng chính phủ Nhật Bản đã bộc lộ một số chia rẽ nội bộ đối với các cải cách cơ cấu cụ thể. Một số thành viên nội các ủng hộ thuế doanh nghiệp thấp hơn, những người khác cảnh giác các chống đối chính trị tiềm năng bởi vì cắt giảm thuế đối với các công ty lớn trong khi tăng thuế với người tiêu dùng. Luật lao động Nhật Bản và kiểm soát sản xuất gạo cũng trở thành những vấn đề gây tranh cãi trong chính phủ của Abe Shinzō.

    Nới lỏng định lượng

    Ngân hàng Nhật Bản công bố chương trình nới lỏng định lượng vào ngày 4 tháng 4 năm 2013, theo đó ngân hàng Nhật Bản sẽ mua từ 60 nghìn tỷ JP¥ đến 70 nghìn tỷ JP¥ trái phiếu mỗi năm. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2014, ngân hàng Nhật Bản công bố mở rộng chương trình mua trái phiếu, tính đến hiện tại họ mua 80 nghìn tỷ JP¥ trái phiếu mỗi năm.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời