Cho vay nặng lãi với lãi suất bao nhiêu là vi phạm pháp luật?

Câu hỏi

Gần đây nhà nước đã rất mạnh tay với các trường hợp cho vay nặng lãi để tránh các hệ lụy từ việc đòi nợ, biến tướng của tín dụng đen. Việc cho vay nặng lãi (cho vay nóng) không phải là hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lãi suất bao nhiêu phần trăm là cho vay nặng lãi. Người cho vay nặng lãi sẽ bị xử tội thế nào?

trong tiến trình 0
Cô Bé Mộng Mơ 5 năm 2018-11-25T19:19:27+07:00 2 Câu trả lời 580 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

    1
    2018-11-25T19:42:11+07:00
    This answer is edited.

    Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay như sau:

    “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20 %/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định này… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

    Từ quy định trên, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là 1,666 %/tháng.

    Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

    ”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

    Như vậy, lãi suất cao nhất trên tháng là: 1,666 % x 5 lần = 8,33 %. Do đó, chỉ khi mức lãi suất cho vay cao gấp 5 lần (vượt quá 8,33 %/tháng) mức lãi suất cao nhất pháp luật quy định thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi.

    Theo Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

    “1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

    Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi. Ví dụ: Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cao nhất đối với cho vay tiền Việt Nam (đồng) kỳ hạn 3 tháng là 1%/tháng, lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1,5%/tháng thì hành vi cho vay tiền (VN Đồng) kỳ hạn 3 tháng với mức lãi trên 15%/tháng (gấp từ 10 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép trở lên) sẽ bị coi là cho vay lãi nặng.

    Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  1. Theo Trung thì cho vay với lãi suất vượt quá lãi suất hiện tại của các ngân hàng cho phép với các quỹ tín dụng là vi phạm pháp luật!

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời