Chứng khoán phái sinh là gì? Phiên đáo hạn là ngày nào?

Câu hỏi

Mình chỉ mới tham gia chơi chứng khoán Việt Nam. Mình chỉ biết tới cổ phiếu, nghe mọi người nói về chứng khoán phái sinh, rồi phiên đáo hạn (nghe có vẻ giống như đi vay ngân hàng nhỉ?) nhưng mình không hình dùng nó hoạt động như thế nào? Bạn nào rành có thể giúp mình hiểu rõ hơn không ạ?

Chứng khoán phái sinh

trong tiến trình 0
Thúy Vy 3 năm 2021-07-22T00:32:49+07:00 0 Trả lời 147 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. This answer is edited.

    Chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai) là gì?

    Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

    Chứng khoán phái sinh được thành 4 loại chính:

    – Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa 2 bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.

    – Hợp đồng tương lai: là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán).

    – Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

    – Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

    Hợp đồng tương lai

    Sản phẩm phái sinh

    Sản phẩm phái sinh được đưa vào giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30.

    Mỗi hợp đồng tương lai (HĐTL) có một mã giao dịch riêng tương tự như cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định bao gồm các thông tin:

    [Tên tài sản cơ sở][F][Thời gian đáo hạn]

    Ví dụ: HĐTL có mã VN30F1706. Trong đó: “VN30” là chỉ số VN30, F là hợp đồng tương lai, “17” là năm đáo hạn của hợp đồng (2017) và “06” là tháng đáo hạn của hợp đồng.

    Thời gian giao dịch

    Giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động.

    Giờ Giao Dịch Phương Thức Giao Dịch Lệnh sử dụng (*)
    8h45 – 9h00 Khớp lệnh định kỳ mở cửa ATO, LO

    Không được hủy lệnh

    9h00 – 11h30 Khớp lệnh liên tục phiên sáng LO, MOK, MAK, MTL

    Được hủy lệnh

    11h30 – 13h00 Nghỉ giữa phiên
    13h00 – 14h30 Khớp lệnh liên tục phiên chiều LO, MTL, MOK, MAK

    Được hủy lệnh

    14h30 – 14h45 Khớp lệnh định kỳ đóng cửa ATC, LO

    Không được hủy lệnh

    8h45 – 11h30 & 13h00 – 14h45 Giao dịch thỏa thuận Lệnh thỏa thuận

    (*) Ghi chú:

    – ATO/ ATC: là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa/ đóng cửa; không ghi mức giá cụ thể, ghi ATO/ ATC; được ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh và tự động hủy nếu không khớp.

    – LO – Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc lệnh bán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn; ghi mức giá cụ thể; có hiệu lực cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

    – Lệnh thị trường: lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường, được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục và sẽ bị hủy bỏ ngay sau nhập nếu không có LO đối ứng. Các loại lệnh thị trường:

    – MTL – lệnh thị trường giới hạn: là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ chuyển phần còn lại thành LO.

    – MOK – lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy: là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy toàn bộ lệnh.

    – MAK – lệnh thị trường khớp và hủy: là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy phần còn lại của lệnh.

    Phương thức giao dịch

    – Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán tại thời điểm xác định.

    Nguyên tắc xác định giá thực hiện:

    + Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
    + Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

    – Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

    Nguyên tắc xác định giá thực hiện: là mức giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.

    – Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/ bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.

    Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch

    1. Ưu tiên về giá:

    Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
    Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

    2. Ưu tiên về thời gian:

    Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

    Đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá và giới hạn lệnh

    – Đơn vị giao dịch: 1 hợp đồng
    – Đơn vị yết giá: 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)

    Giới hạn lệnh:

    – Tối thiểu: 1 hợp đồng/ lệnh
    – Tối đa: 500 hợp đồng/ lệnh

    Biên độ dao động giá

    Biên độ dao động giá quy định trong ngày: ± 7% so với giá tham chiếu.

    + Giá trần (Giá tối đa) = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động giá)
    + Giá sàn (Giá tối thiểu) = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động giá)
    + Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

    Quy mô và hệ số nhân hợp đồng

    – Hệ số nhân hợp đồng: 100.000 đồng

    – Quy mô hợp đồng = Giá hợp đồng x hệ số nhân hợp đồng

    Đáo hạn Hợp đồng tương lai

    Tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 02 quý tiếp theo

    Ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL: Là ngày thứ Năm lần thứ ba trong tháng đáo hạn, nếu trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn tháng đó sẽ được điều chỉnh sang ngày giao dịch liền trước đó.

    Phương thức và thời gian thanh toán

    – Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền

    – Thanh toán lãi lỗ vị thế: Ngày làm việc tiếp theo, ghi tăng/ giảm tiền trên tài khoản khách hàng tương ứng với các khoản lãi/ lỗ vị thế.

    – Thanh toán khi đáo hạn: Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng, ghi tăng/ giảm tiền trên tài khoản khách hàng tương ứng với giá trị lãi/ lỗ khi thực hiện tất toán hợp đồng.

    Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch

    Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:

    Chỉ được sửa lệnh (sửa giá, sửa khối lượng) và hủy lệnh đối với lệnh chưa khớp. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

    + Trường hợp sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.
    + Trường hợp sửa khối lượng tăng hoặc sửa giá: Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.

    Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:

    Giao dịch thỏa thuận đã thực hiện trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.

    (Nguồn: ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/quy-dinh-giao-dich-chung-khoan-phai-sinh)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời