Có nên nhổ răng khôn hay không?

Câu hỏi

Mình có mọc 1 cái răng khôn ở trong cùng của hàm trên. Nghe một vài người nói có răng khôn là phải nhổ và phải chịu đau nhưng mình thấy răng khôn cũng không bị ảnh hưởng đến chức năng nhai hay vấn đề răng miệng gì. Vậy có nhất thiết phải mổ răng khôn?

Mọc răng khôn

trong tiến trình 0
Nam Châm 5 năm 2019-09-27T20:52:26+07:00 2 Trả lời 383 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

    0
    2019-09-27T21:02:06+07:00

    Răng khôn: Có nên nhổ hay không?

    Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm thứ 3 mọc vị trí trong cùng trên cung hàm và mọc cuối cùng trong quá trình mọc răng. Nó thường mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành, khoảng từ 17-25 tuổi, có thể muộn hơn.

    Bác sĩ CK I Trịnh Đức Mậu cho biết: “Mỗi người sẽ trải qua 4 lần mọc răng khôn, tương ứng với 4 răng mọc 4 góc trên cung hàm. Quá trình mọc răng khôn có thể kéo dài trong vòng nhiều năm và khi mọc nó thường sưng tấy và đau nhức. Chính vì thế rất nhiều người sợ những chiếc răng này”.

    Theo BS Mậu, trên thực tế, răng khôn trên cung hàm đóng vai trò như một chiếc răng hàm bình thường, nó có chức năng cắn nhai thức ăn rất tốt. Và hơn thế nó đóng vai trò làm hàm răng chắc chắn và trở nên đều đặn hơn. Nhưng nếu trong trường hợp khoảng trống trên cung hàm thường không đủ để răng mọc lên, dẫn đến những biến chứng như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra các bệnh về răng nướu, ảnh hưởng đến răng bệnh cạnh và gây đau nhức kéo dài.

    “Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mọc răng khôn không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, nó hoàn toàn giống như mọc răng thường, nên việc loại bỏ nó khỏi hàm răng là không cần thiết”, BS Mậu cho biết thêm.

    Để vệ sinh thật sạch chiếc răng khôn là điều rất khó vì nó nằm sâu tận trong cung hàm. Chính vì thế chính nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc hơi thở có mùi, đau nhức quai hàm và các bệnh về lợi.

    Những lưu ý khi tiến hành nhổ răng

    Nếu trong trường hợp chiếc răng khôn thật sự cần phải nhổ bỏ thì người bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi răng khôn mới bắt đầu mọc. Bệnh nhân nên đi khám và nếu cần nhổ thì nên nhổ ngay. Vì khi đó xương hàm còn mềm. Bác sĩ sẽ dễ dàng loại bỏ răng khôn và ít xảy ra biến chứng. Hơn nữa, quá trình phục hồi cũng sẽ nhanh hơn.

    BS Mậu nêu ra lưu ý, nhổ răng khôn tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường. Quá trình nhổ răng khôn đòi hỏi phải cắt rạch các phần mô xung quanh răng, khâu miệng vết thương và gây tê cục bộ hay toàn bộ trong trường hợp khó phẫu thuật.

    Chính vì thế phẫu thuật nhổ răng khôn phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, trong môi trường vô trùng và theo quy trình chuẩn mới có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân nên lựa chọn bệnh viện hoặc nha khoa có uy tín để tiến hành thực hiện nhổ bỏ chiếc răng này.

    “Sau khi nhổ răng, bệnh nhân vẫn có thể làm việc, học tập như bình thường, không đau quá như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần bệnh nhân đảm bảo thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và chăm sóc răng miệng thật tốt sau khi nhổ, tránh làm việc quá căng thẳng trong khoảng 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng là ca tiểu phẫu đã thành công”, BS Mậu nói.

    (Nguồn: vov.vn/suc-khoe/rang-khon-co-nen-nho-hay-khong-959824.vov)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    3
    2019-09-27T21:05:56+07:00

    Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó.

    Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

    Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.

    Trường hợp cần nhổ răng

    Biến chứng với nam giới: mọc lệch, dắt thức ăn, túi viêm quanh răng, sưng đau nhiều lần khi mọc.
    Có nguy cơ biến chứng với nữ giới: do phụ nữ sinh nở nên khi thấy có nguy cơ sưng đau, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên nhổ. (Dù trước khi nhổ, bệnh nhân chưa có sưng đau lần nào)

    Ảnh hưởng

    Khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần nhổ.

    Các ảnh hưởng:

    Sâu răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây sâu răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

    Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

    Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

    Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời