Cổ phiếu tích sản là gì?

Câu hỏi

Nếu đã tham gia thị trường chứng khoán, bạn đã từng nghe tới ai đó nhắc về cổ phiếu tích sản (hay tích sản cổ phiếu) chưa? Vậy tích sản cổ phiếu là gì? Đầu tư cổ phiếu tích sản ra sao?

Cổ phiếu tích sản

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 3 năm 2021-09-21T01:13:50+07:00 0 Câu trả lời 2509 lượt xem 1

Câu trả lời ( 3 )

  1. Bí quyết chọn cổ phiếu tích sản dài hạn

    Tại sao các chuyên gia tài chính lại cho rằng đầu tư cổ phiếu dài hạn vẫn là một trong những cách tốt nhất để gia tăng tài sản?

    “Tại sao Warren Buffett có thể nắm giữ cổ phiếu trong suốt nhiều năm mà không quan tâm đến biến động thị trường?” Huyền thoại Buffett có thể nắm giữ cổ phiếu tích sản dài hạn đều đến từ việc định giá doanh nghiệp.

    Có một thực tế rằng rất nhiều nhà đầu tư hay sốt ruột, “đứng núi này trông núi nọ”, bán mất những cổ phiếu rất tốt và khi chọn cổ phiếu khác lại thua lỗ để rồi hối tiếc. Cổ phiếu tích sản dài hạn không phải là “tấm vé số” giúp nhà đầu tư đổi đời mà đó là một loại tài sản nên được tích lũy dài hạn.

    Bạn tiếp cận thị trường ra sao, thì chính thị trường sẽ đáp lại bạn như thế ấy. Vì thế hãy bắt đầu thay đổi thói quen đầu tư nghiêm túc hơn, chiến lược hơn ngay từ hôm nay.

    Hãy cùng điểm qua 3 yếu tố giúp bạn lựa chọn cổ phiếu tích sản dài hạn hiệu quả sau đây:

    1. Lợi thế cạnh tranh

    Hãy chọn cổ phiếu tích sản có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững: có thể nói lợi thế cạnh tranh được ví như một “cái hào” bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công từ các đối thủ cạnh tranh.

    ➡ Doanh nghiệp nào càng có lợi thế cạnh tranh mạnh càng hấp dẫn để sở hữu nó trong Danh mục.

    2. Ban lãnh đạo

    Đây là một yếu tố quan trọng để lựa chọn cổ phiếu. Ban lãnh đạo chính là người dẫn dắt, điều hướng doanh nghiệp. Triển vọng cùng sự phát triển của 1 doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý chí của Ban lãnh đạo.

    ➡ Cho nên doanh nghiệp nào có Ban lãnh đạo “có Tâm – có Tầm” hết mình vì sự phát triển của doanh nghiệp thì phần lớn là những doanh nghiệp rất tốt, rất chất lượng, đáng để đầu tư.

    3. Định giá hấp dẫn

    Công ty có giá trị nội tại hay giá trị thực hấp dẫn sẽ giúp bạn có thể nới rộng Biên an toàn. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet đã từng nói: “Mua một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý tốt hơn nhiều so với việc mua một công ty vừa phải với mức giá tuyệt vời”.

    ➡ Hãy chọn những cổ phiếu có định giá hấp dẫn để có thể giúp biên lợi nhuận của bản thân “dày” hơn.

    (Nguồn: dautu.vndirect.com.vn/bi-quyet-chon-co-phieu-tich-san-dai-han)

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    3
    2021-09-23T03:38:09+07:00

    Mua tích sản cổ phiếu nên đầu tư vào đâu?

    Thị trường chứng khoán đang ngày càng trở lên phổ biến và dần trở thành một kênh tích trữ tài sản hiệu quả. Vì thế nhu cầu đầu tư tích sản cổ phiếu cũng đang ngày trở lên phổ biến và phù hợp với đa phần các nhà đầu tư không chuyên hiện nay. Vấn đề đặt ra là đầu tư vào đâu?

    1. Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu

    Thứ nhất, lựa chọn ngành có tăng trưởng dài hạn và mô hình kinh doanh ổn định: Chỉ có ngành tăng trưởng mới có thể là môi trường tốt cho các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển mạnh.

    Bên cạnh đó, khi đầu tư dài hạn cần những ngành có rủi ro thấp vì thế yêu cầu ngành phải ổn định. Các ngành đáp ứng được những tiêu chuẩn này bao gồm:

    1. Ngành điện;
    2. Ngành nước;
    3. Gia công phần mềm;
    4. Bán lẻ;
    5. Ngân hàng;
    6. Cảng biển;
    7. Bảo hiểm;
    8. Hàng tiêu dùng…

    Thứ hai, lựa chọn các doanh nghiệp hàng đầu có lợi thế cạnh tranh mạnh: Chỉ có những doanh nghiệp như vậy mới có thể ngày càng gia tăng thị phần và có hiệu quả kinh doanh cao, bền vững trong tương lai.

    Thứ ba, định giá cổ phiếu ở mức hấp dẫn: nhà đầu tư có thể tham khảo các báo cáo định giá của các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, khi giá cổ phiếu thường thấp hơn tối thiểu 20% so với giá trị hợp lý do các công ty chứng khoán cung cấp là tương đối hấp dẫn.

    2. Phân bổ danh mục đầu tư như thế nào?

    Thứ nhất, số lượng cổ phiếu: Không nên bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ, tuy vậy cũng không nên dàn trải quá mức dẫn đến mất kiếm soát. Vì vậy nhà đầu tư nên phân bổ vào 1 danh mục khoảng 5 -10 cổ phiếu tùy thuộc vào lượng vốn đầu tư của mình và độ hiểu biết về các ngành, các cổ phiếu.

    Thứ hai, đối với mỗi ngành nghề chỉ nên chọn 1 cổ phiếu: Khi đó việc đa dạng hóa mới có ý nghĩa, bởi thông thường các cổ phiếu của cùng 1 ngành sẽ có độ biến động và rủi ro tương đồng nhau.

    Ví dụ, dịch COVID-19 diễn ra ngành du lịch và hàng không sẽ bị ảnh hưởng mạnh khiến tất cả các cổ đều bị giảm doanh thu và lợi nhuận. Hay khi thị trường chứng khoán đi xuống thì cả ngành chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

    Thứ ba là chiến lược giải ngân: Với mục đích tích sản, nhà đầu tư nên mua đều một khoản bằng nhau hàng tháng và duy trì đều đặn trong một thời gian dài. Khi đó, nhà đầu tư sẽ mua được cổ phiếu ở mức giá bình quân trung bình. Do đó, cổ đông sẽ được hưởng lợi nhuận từ sự tăng trưởng và cổ tức từ cổ phiếu.

    (Nguồn: Trang 184, sách Những Chiến Lược Đầu Tư Thông Minh – Tác giả Lam Huynh)

  2. Tích sản là gì?

    Trên Thị trường chứng khoán (TTCK) chúng ta thường nghe câu nói “tôi đầu tư tích sản, sợ gì những cú nhảy lambada của Index”, “tôi mua tích sản dài hạn, nó giảm rồi sẽ lại tăng lại thôi”, “nếu còn tiền, tôi sẽ tiếp tục mua với mục tiêu tích sản cho con cháu tôi đời sau”. Có lẽ những lập luận này không sai, nhưng có thể hơi thiếu tính thực tiễn.

    Chọn mục tiêu

    Để tích sản việc quan trọng nhất là chọn mục tiêu tích sản.

    – Thứ nhất: hãy chọn những doanh nghiệp tử tế, đàng hoàng, có lịch sử và minh bạch. Hãy tránh xa những mã có vết như lãnh đạo mua bán cổ phiếu liên tục, có vấn đề dính dáng pháp luật hay thuế,…

    – Thứ hai: chọn doanh nghiệp không quá cô đặc về cổ đông, có nghĩa là ông chủ chỉ nắm tối đa 50%, lý tưởng nhất là nắm khoảng 35% số lượng cổ phiếu lưu hành.

    – Thứ ba: về định lượng hãy chọn doanh nghiệp có Kết quả kinh doanh ổn định trong vòng ít nhất 5 năm, có nghĩa là nên lập bảng theo dõi nếu ROE > 10% trong liên tục 5 năm gần nhất, các chỉ số khác như P/E, P/B cũng phải lọt vào top 5 doanh nghiệp đầu ngành.

    – Thứ tư: về mặt thị trường phải là cổ phiếu tương đối đại chúng, không có sự biến động quá sốc về thị giá.

    Định giá tích sản

    Sau khi chọn mục tiêu, chúng ta phải định giá tích sản chứ không thể vì doanh nghiệp tốt mà mua với bất kỳ giá nào.

    – Thứ nhất: hãy định giá theo Index, có nghĩa là bỏ qua các yếu tố thao túng nhất thời, chúng ta coi Index là sự phản ánh chính xác bản chất vĩ mô của thị trường trong một giai đoạn. Giả định Index 1500 thì định giá của doanh nghiệp A là có giá X1, nhưng khi Index ở vùng 1300 thì có nghĩa là vĩ mô đã biến đổi, cần phải định giá lại, lúc đó A sẽ có giá X2. Thông thường nên định giá lại mỗi khi Index thay đổi > 10% hoặc giá cổ phiếu của dòng, hay bản thân cổ phiếu đó biến động > 20%.

    – Thứ hai: hãy dùng nhiều phương pháp định giá khác nhau để làm Bảng định giá. Những phương pháp phổ thông nhất hay dùng là P/E, chiết khấu dòng tiền, dividend yeild.

    – Thứ ba: khi tính toán giá hãy so sánh với những chỉ số cơ bản của toàn thị trường chung tại thời điểm đó. Nhưng quan trọng nhất là hãy so sánh cùng ngành nghề.

    – Thứ tư: những nhóm ngành có tính chu kỳ cao, thường sẽ được chiết khấu lớn hơn so với định giá thông thường.

    – Thứ năm: phải lập Bảng dự báo cho tương lai 1 năm của nhóm ngành và doanh nghiệp đó về tiềm năng ngành, triển vọng phát triển hay giữ vững kinh doanh,…

    Hành động tích sản

    – Thứ nhất: chỉ tích sản bằng vốn thực có, không dùng vốn vay.

    – Thứ hai: hãy bắt đầu tích sản khi giá thị trường < 15% so với vùng định giá.

    – Thứ ba: chia hành động tích sản thành nhiều lần, với nguyên lý thấp mua nhiều hơn, ngang giá mua vừa, cao hơn thì dừng không mua.

    – Thứ tư: khi đã hoàn thành mục tiêu tích sản, bình tĩnh chờ đợi, không nôn nóng đẩy thêm vốn.

    Cắt lỗ tích sản

    Đừng nên quan niệm là tích sản có nghĩa là không cắt lỗ. Phải xây dựng nguyên tắc cắt lỗ của riêng mình.

    – Thứ nhất: nếu mua tích sản được với giá vốn thấp, sau đó cổ phiếu tăng cao, thì dù giá cổ phiếu có rớt từ vùng đỉnh xuống dưới giá mua, nhưng không quá 10%, vẫn không cần cắt lỗ.

    – Thứ hai: phải xác định ngưỡng cắt lỗ và ngưỡng chịu đựng. Giả sử chúng ta xây dựng ngưỡng cắt lỗ là 7%-10% so với giá vốn, nhưng nếu thị trường biến động bất ngờ, giảm sốc vượt ngưỡng cắt lỗ rất nhanh, thì chúng ta nên xác định ngưỡng chịu đựng tối đa là bao nhiêu, có thể là 20% chẳng hạn.

    – Thứ ba: thị trường bình ổn, nhưng mã tích sản vì lý do nào đó biến động giảm bất ngờ. Lúc này cần phải tìm hiểu xem có thông tin gì liên quan đến hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp hay không. Nếu có những vấn đề xấu xuất hiện, cần cắt lỗ.

    Chốt lời tích sản

    – Thứ nhất: chạm thời hạn chúng ta đã dự định đầu tư tích sản cho cổ phiếu đó, ví dụ 3 năm hay 5 năm.

    – Thứ hai: khi Index tăng > 10% so với vùng giá tích sản, hoặc thị giá tăng > 20% so với giá vốn, cần thực hiện các bước định giá lại. Sau khi định giá lại, nếu thấy giá hiện tại vẫn chưa > 15% so với giá mục tiêu, thì vẫn tiếp tục nắm giữ, chưa cần chốt lời.

    – Thứ ba: chốt lời khi xuất hiện mục tiêu tích sản mới hấp dẫn hơn, tiềm năng cao hơn.

    – Thứ tư: chốt lời khi đạt tỷ suất lợi nhuận > 500%/năm so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm.

    – Thứ năm: chốt lời từng phần nếu có nhu cầu riêng bên ngoài như mua nhà, mua xe.

    Phân bổ vốn tích sản

    – Thứ nhất: hãy dùng đồng vốn không chịu áp lực thu hồi trong vòng 3-5 năm để đầu tư tích sản.

    – Thứ hai: chia dòng vốn đầu tư vào chứng khoán thành 2 phần, nếu coi trọng tích sản thì dùng 70% là tối đa, còn 30% hãy giao dịch theo sóng thị trường. Ví dụ có 1 tỷ dành cho đầu tư chứng khoán, hãy lấy 700 triệu để mục tiêu tích sản. Phần này không bao giờ dùng Margin. Còn lại 300 triệu kia có thể mua bán theo các tín hiệu dòng tiền, sóng ngành, hoặc Phân tích kỹ thuật (TA). Phần 300 triệu đó nên dùng Margin tối đa để có cảm giác.

    – Thứ ba: không xâm phạm vốn lẫn nhau giữa các phần tích sản hay giao dịch theo thị trường.

    Tác giả: Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp

Để lại câu trả lời