Con dê ăn lá cây gì để sống?

Câu hỏi

Dê là loài có thịt rất ngon và vị khai đặc trưng không lẫn với các loại thịt khác. Vậy dê ăn những thức ăn hay những loại lá cây gì để chúng sinh sản và sống được lâu? Con dê thường được nuôi ở những vùng nào của Việt Nam?

Con dê

trong tiến trình 0
Thúy Vy 2 năm 2022-07-02T01:10:40+07:00 1 Câu trả lời 151 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Thức ăn cho dê từ các loại cây trồng bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như: cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo… Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 – 85%). Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng.

    Dê còn có khả năng tự tìm các loại lá để tự chữa bệnh cho chính bản thân, hoặc tìm kiếm những cây có các chất mà cơ thể chúng đang cần mà các nguồn thức ăn khác không đáp ứng đủ. Không nên chăn thả dê cố định ở một bãi chăn. Khi chăn thả tự do nên tránh những nơi gần hồ nước, bãi chăn có vũng nước để hạn chế mức độ ô nhiễm giun sán của dê.

    Các loại cây cỏ là thức ăn ưa thích của dê:
    – Cỏ voi (Elephant grass)
    – Cỏ ghine
    – Cỏ Pangola
    – Cỏ Ruzi
    – Cây đậu Flemingia (đậu sơn tây)
    – Cây Trichanthera Gigantea (cây chè khổng lồ)
    – Cây kẹo dậu

    Nguồn: https://vinhhanhfood.com/de-an-nhung-la-cay-gi/

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  2. Nuôi dê chỉ đầu tư về con giống, còn nguồn thức ăn đã có sẵn trong tự nhiên, chỉ cần bỏ công sức và thời gian để cắt lá cây, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như rau muống, cỏ dại. Chúng lại chịu khó leo trèo, tìm kiếm thức ăn ở những nơi có địa hình heo hút, hiểm trở. Bên cạnh đó, do dê là loại vật có đặc tính ưa sạch sẽ nên những thức ăn đã bị dẫm đạp lên là chúng không ăn. Thức ăn cho dê phải khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát; phải để nước sạch trong chuồng để dê uống khi khát.

    Dê ăn thức ăn chủ yếu từ cây cỏ tự nhiên như cây keo, dâm bụt, lá mít. Thức ăn cho dê rất đa dạng gồm các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê. Bên cạnh đó còn có các loại lá gòn, mít, cỏ, rau lan.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    0
    2022-07-13T13:46:51+07:00

    Nuôi dê bằng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Mô hình khởi nghiệp “Nuôi dê thịt bằng cây dược liệu” của Nguyễn Viết Dũng, sinh viên năm 4 của Trường ĐH Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp rưỡi so với cách nuôi thông thường.

    Dũng kể: “Sau quá trình tìm hiểu thì tôi phát hiện nuôi dê là mô hình đem lại lợi nhuận kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gia đình và thổ nhưỡng địa phương. Bên cạnh đó, địa phương có nhiều mô hình trồng cây dược liệu, sau khi thu hoạch người ta vứt bỏ đi các phụ phẩm như: cành, lá thì mình có thể tận dụng xin hoặc mua lại với giá rất rẻ để làm thức ăn cho dê”.

    Nói về những loại cây dược liệu dùng cho dê ăn, Dũng chia sẻ: “Đó là các loại: cỏ ngọt, cỏ xước, đinh lăng, khổ sâm, kim ngân, ngưu tất, hồng ngọc, bồ công anh…. Ngoài những loại cây dược liệu trên, chúng ta có thể thả cho dê ăn các loại lá cây như: so đũa, lá mít, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt và các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, chuối…”.

    Theo Dũng, việc cho dê ăn bằng cây dược liệu sẽ tạo ra sản phẩm dê thịt sạch, nhiều vitamin, khoáng chất hơn. Hơn nữa, dê ăn các loại cây dược liệu sẽ có sức đề kháng tốt, ít bệnh. Điều này giúp giảm chi phí trong quá trình nuôi dê.

    Dũng cho biết thêm: “Hiện nay dê hơi (dê cân nguyên con) nuôi theo kiểu thông thường thì giá bán cho thương lái trên thị trường khoảng 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, dê nuôi bằng cây dược liệu có giá bán gần 150.000 đồng/kg nhưng thương lái rất ưa chuộng loại này và dường như cung đang không đủ cầu để cung cấp cho thị trường tiêu thụ”.

    Chia sẻ kinh nghiệm với những người bắt đầu nuôi dê, chàng trai nuôi dê bằng cây dược liệu, nói: “Mặc dù vốn đầu tư cho con giống và chuồng trại khá cao một chút, từ 8 – 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ, nhưng so với nuôi heo, bò, gà… thì nuôi dê sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn hơn. Dù vậy, người nuôi dê cũng cần phải lưu ý rằng dê khá nhạy cảm, dễ bị bệnh nên người nuôi cần phải thường xuyên quét dọn chuồng trại. Nếu phát hiện dê bỏ ăn thì người nuôi phải cách ly và chữa trị kịp thời để tránh nguy cơ lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn”.

    (Nguồn: thanhnien.vn/nuoi-de-bang-cay-duoc-lieu-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao-gap-ruoi-post1399593.html)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời