Cửa hàng Flagship Store là gì?

Câu hỏi

Mọi người cho hỏi Cửa hàng Flagship hay Flagship store là gì? Tên gọi Flagship có nguồn gốc từ đâu? Tại sao lại được gọi như vậy vì mình thấy từ này không liên quan lắm đến cửa hàng (hay shop).

Cửa hàng flagship Puma

giải quyết 0
Thúy Vy 3 năm 2021-02-06T23:10:33+07:00 2 Câu trả lời 586 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Flagship store là cửa hàng hàng đầu trong một chuỗi cửa hàng bán lẻ. Thuật ngữ Flagship xuất phát từ truyền thống hải quân có nghĩa là tàu dẫn đầu trong hạm đội, lớn nhất, nổi tiếng nhất hay có vũ khí hiện đại nhất. Cửa hàng Flagship được xây dựng không phải vì nhắm vào mục tiêu lợi nhuận và nhiệm vụ chính là tạo ra những trải nghiệm vượt trội hơn so với đối thủ cùng với đó là thể hiện được những tinh túy mà thương hiệu sở hữu như công nghệ, công thức pha chế, demo của những sản phẩm tinh tế,…

    Cửa hàng Flagship phải là cửa hàng lớn nhất trong chuỗi bán lẻ và nó đóng vai trò như một “vedette” đặt tại những vị trí danh giá, cao cấp, trung tâm hoặc khu vực đông dân cư. Cùng với đó, Flagship store sở hữu diện tích khủng với không gian kiến trúc và nội thất vô cùng ấn tượng. Các tín đồ của các thương hiệu lớn chỉ có thể tìm thấy tại những thị trường được coi là trọng điểm, đã và sắp mang đến cho các thương hiệu một khối lợi nhuận khổng lồ. Nhất là các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ có nhiều cửa hàng Flagship hơn hẳn so với những ngành nghề khác.

    Thiết kế cửa hàng Flagship phải tạo được cảm giác choáng ngợp cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, luôn phải duy trì sự tươi mới và sáng tạo. Các cửa hàng Flagship đều được thiết kế bởi các kiến trúc sư đại tài với quy mô hoành tráng, thiết kế đẳng cấp thế giới và chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất từ cách đánh đèn, trưng bày sản phẩm cho đến cách thiết kế các kệ, lối đi cùng với âm nhạc và mùi hương. Tạo cho khách hàng một bầu không khí thoải mái, thư giãn để tiếp tục trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng.

    Bên cạnh đó, các cửa hàng Flagship phải đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm đáng nhớ nhất. Giúp cho khách hàng không chỉ cảm nhận là mình đang mua sắm mà còn được vui chơi, giải trí, thỏa sức tưởng tượng, phục vụ và thư giãn một cách tốt nhất. Ngoài ra, thiết kế của cửa hàng Flagship phải thể hiện được lối thiết kế và trải nghiệm trực quan của thương hiệu. Từ đó, giúp khách hàng tương tác với thương hiệu qua nhiều giác quan, được phiêu theo cảm xúc và hiểu hơn về thương hiệu cũng như các sản phẩm.

    Tất cả những yếu tố này tích hợp ở cửa hàng Flagship đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trung thành cũng như tạo nên hình ảnh ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Thậm chí có nhiều cửa hàng còn tích hợp cả triển lãm nghệ thuật, rạp chiếu phim,…để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đẳng cấp và xa hoa nhất. Và cũng nhờ các cửa hàng Flagship mà có thể thay đổi được tư duy mua sắm trực tuyến của khách hàng.

    Nói tóm lại, Flagship store được hiểu là một cửa hàng mẫu với thiết kế hoành tráng, nổi bật, dịch vụ chuyên nghiệp, được đặt ở những tấc đất danh giá trên thế giới. Không chỉ có vậy mà Flagship store còn phải tạo cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt, khó quên so với những cửa hàng thông thường.

    Những yếu tố chính của một Cửa hàng flagship:

    – Cửa hàng lớn nhất trong chuỗi cửa hàng bán lẻ.

    – Đặt tại vị trí danh giá, cao cấp, trung tâm hoặc khu vực dân cư cao.

    – Trọng tâm của toàn bộ chuỗi hàng hóa.

    – Trải nghiệm, tạo được cảm hứng hoặc sang trọng.

    – Thi công thiết kế đẳng cấp thế giới và chú ý đến chi tiết.

    – Thể hiện được thiết kế và trải nghiệm trực quan của thương hiệu.

    Cửa hàng flagship: Yếu tố cảm xúc

    Thiết kế cửa hàng bán lẻ tuyệt đẹp sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý và là một thành phần thiết yếu của flagship store. Cung cấp một cái gì đó cho phép khách hàng tương tác với thương hiệu ở mức độ đa giác quan, tạo cảm xúc và thu hút sự chú ý.

    Các cửa hàng flagship tốt nhất mang đến cho khách hàng cơ hội được cảm hứng, vui chơi, giải trí, giải phóng trí tưởng tượng, được phục vụ, giao lưu hoặc thư giãn. Nói tóm lại, họ cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất, đáng nhớ nhất.

    Tất cả mọi thứ về cửa hàng flagship store đều đắt hơn – thiết kế và xây dựng cửa hàng và chi phí vận hành hàng ngày. Đáng chú ý, các cửa hàng flagship trải qua mức độ hao mòn lớn hơn so với các cửa hàng khác do đòi hỏi phải thiết kế lại và tân trang thường xuyên để duy trì sự tươi mới và sáng tạo.

    Cửa hàng flagship trong tương lai:

    1. Định dạng nhỏ hơn

    Cảnh quan lớn không còn là điều kiện tiên quyết cho một cửa hàng flagship và vì điều này, chúng ta đang chứng kiến ​​một cú hích về phía những không gian nhỏ hơn có thể gây ảnh hưởng không kém.

    2. Ít hàng tồn kho

    Một cửa hàng hàng đầu đơn giản là một phiên bản lớn hơn của cửa hàng tiêu chuẩn – nhưng với ít hàng tồn kho hơn. Khách hàng đang ngày càng ủng hộ một trải nghiệm mua sắm nhiều hơn.

    3. Nơi đắm mình vào tính cách của thương hiệu

    Mục đích của một cửa hàng hàng đầu theo truyền thống là quảng bá hình ảnh thương hiệu và kể một câu chuyện.

    (Nguồn: mixmyown.com/flagship-store-la-gi & cgarchitects.vn/cua-hang-flagship-la-gi.html)

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    1
    2021-03-19T10:12:51+07:00

    Customer Experience – Cửa Hàng Flagship

    Xu hướng mở Flagship Store diễn ra phổ biến ở bán lẻ dịch vụ (vì doanh nghiệp sở hữu store): mỹ phẩm, F&B, thời trang, giày dép,… vì sức mạnh của “trải nghiệm đặc biệt” mà nó tác động vào cảm xúc khách hàng.

    Hiểu đơn giản về bản chất, khách hàng vào đây có những trải nghiệm rất khác, cung bậc cảm xúc thăng hoa hơn, dễ hài lòng hơn và thế là dễ tiêu tiền hơn.

    Trên thế giới, Starbuck đều có Flagship Store ở những thành phố lớn, còn Global Flagship Store đặt ở Tokyo với diện tích lên đến 3,000 m2 gồm 4 tầng. Ở Việt Nam, dễ dàng thấy The Coffee House, An Phước, Việt Tiến, Mobifone cũng có những cửa hàng Flagship ở những cung đường đông đúc.

    Nhiều người hay nói loại cửa hàng này chuyên dùng để build brand. Vậy “build brand” nghĩa là nó tạo ra tác động gì đến khách hàng?

    Experience-centric, nghĩa là tất cả đều tập trung vào trải nghiệm, đánh mạnh vào các giác quan để tạo ra cảm xúc wow với khách hàng. Nhiệm vụ của Flagship Store là tạo ra “trải nghiệm phi thường” vượt trội hơn so với đối thủ, bằng cách thể hiện ra tất cả những thứ tinh túy mà thương hiệu sở hữu (công nghệ, công thức, cách pha chế tinh xảo, chứng kiến nghệ nhân chạm khắc, demo quy trình kiến tạo ra sản phẩm tinh tế, v.v…) mà phải nhất quán với giá trị cốt lõi của brand và có dấu ấn riêng biệt.

    Lấy ví dụ ở quận Ewha, Seoul có đến 4 cửa hàng mỹ phẩm Laneige cách nhau 300m mỗi cửa hàng! Trong đó có 1 Flagship Store nằm ở vị trí trung tâm quận, gần ga tàu điện, nơi có lượt hành khách qua lại đông đúc nhất. Thiết kế cửa hàng đặc biệt hơn hẳn cửa hàng thường (diện tích lớn hơn, concept sắc màu hơn & nhân viên trông chuyên nghiệp hơn). Sau đây là 1 số yếu tố mà cửa hàng Flagship của Laneige cố gắng tác động đến khách hàng để tạo ra trải nghiệm phi thường cho khách hàng:

    1. Công nghệ

    Không có gì làm con người kinh ngạc bằng công nghệ, vì thế Laneige dùng rất nhiều các bảng digital signage, màn hình led và đèn các kiểu để tạo ấn tượng, thu hút ánh nhìn.

    2. Product story, product concept & selling story

    Họ xây dựng các câu chuyện sản phẩm thật đáng tin cậy, nghe bùi tai.

    Loại này công nghệ ABCD chị ạ!

    Loại này có bằng sáng chế dược mỹ phẩm chỉ có mỗi Laneige mới có.

    Chị có biết nghệ nhân bên em phải ủ men tới 2 tháng mới ra 1 mẻ cốt này hay không?

    Bước 1 nên dùng tinh chất dưỡng da này vì lúc đó da của chị đang bị tổn thương…

    Và câu chuyện bán hàng được kết nối ngay sau đó.

    3. Product Demo tinh tế

    Mỹ phẩm thì chỉ dùng để thoa lên mặt thôi mà, nhưng không! Phải lấy nguyên vật liệu thảo dược, trộn lại, đưa vào một cái thố dễ thương, đun lên vài phút, ngát hương thơm phức rồi… cho vào hũ và trình bày: Ban nãy tụi em cho chị xem quy trình để làm nên hũ kem tinh túy này đó, bây giờ chị dùng thử nha!

    Demo là để tạo ra sự ấn tượng và mang tính thuyết phục cao. Làm Product Demo ấn tượng đòi hỏi sự sáng tạo ở phương thức, công cụ hỗ trợ & trí tưởng tượng của toàn team nội bộ làm với agency.

    4. Education, education & education

    Đây là môi trường “tẩy não” tốt vì khách hàng dễ phiêu theo cảm xúc, hãy vận dụng nó một cách triệt để cho việc làm cho khách hàng hiểu những sản phẩm phức tạp premium. Nhân viên bán hàng, các toolkit hỗ trợ tập trung vào education thật kỹ lưỡng trước khi chốt đơn hàng.

    5. Ambience choáng ngợp

    Hiểu đơn giản đây là việc tạo ra bầu không khí choáng ngợp và phù hợp với tập khách hàng nhắm vào, xuất phát từ Store Concept. Lúc đó sẽ liên quan nhiều đến cách đánh đèn, trưng bày visual merchandizing, trưng bày product display, thiết kế các kệ, lối đi, âm nhạc, mùi thơm… Bầu không khí là cái làm cho khách hàng muốn tiếp tục trải nghiệm hoặc là muốn lập tức đi ra khỏi cửa hàng.

    “Flagship Store” – tức là 1 loại cửa hàng kiểu mẫu đẹp lung linh, hoành tráng, concept nổi bật, dịch vụ chuyên nghiệp, ở vị trí có traffic cao, khách hàng bước vào thường có cảm giác thích thú hơn so với những cửa hàng bình thường của cùng 1 brand vì trải nghiệm đặc biệt mà nó mang lại.

    Tác giả: Nguyễn Quang Hiệp
    Nguồn: (brandsvietnam.com/congdong/topic/18278-Customer-Experience-Cua-Hang-Flagship)

Để lại câu trả lời