Đã tiêm vắc xin có bị nhiễm virus Covid-19 không?

Câu hỏi

Xem trên mạng nhiều người dù bảo đã tiêm vắc xin rồi nhưng vẫn bị dương tính với Covid-19 (virus Corona). Điều này có đúng không? Ý nghĩa thực sự của việc tiêm vacxin là gì? Nó chỉ hạn chế việc lây lan và khả năng nhiễm bệnh thôi hay sao?

Vacxin covid-19

 

giải quyết 0
Thúy Vy 3 năm 2021-07-03T17:26:09+07:00 0 Câu trả lời 159 lượt xem 1

Câu trả lời ( 2 )

  1. Tiêm vaccine vẫn mắc Covid-19 là… bình thường

    Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia, hiện tượng tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 vẫn nhiễm bệnh có 4 giả thuyết: Khoảng cách thời gian giữa 2 liều vaccine, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus. Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 vẫn bị nhiễm virus là bình thường.

    Thông tin 54 ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đều đã tiêm hai mũi vaccine của AstraZeneca/Oxford, thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần, điều này gây ra nhiều lo lắng tại sao họ đã tiêm đủ vắc xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19.

    Xin nhắc lại rằng mục đích chính của vaccine Covid-19 không phải là ngăn chặn lây nhiễm, mà là giảm độ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong.

    Do đó, dù đã tiêm vắc xin mà vẫn bị nhiễm là… bình thường.

    Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca ‘breakthrough infection’ (nhiễm đột phá).

    Cách đây 4 ngày, Tập san New England Journal of Medicine công bố một bài nghiên cứu về nhiễm đột phá, những ca bị nhiễm sau khi tiêm vaccine Pfizer. Đa số những ca này bị nhiễm nhẹ và được điều trị khỏi trong 1 tuần. Tại sao?

    1. Thời gian giữa 2 liều vaccine

    Theo kết quả nghiên cứu báo cáo trên Tập san Lancet, thì khoảng cách thời gian mà vaccine có hiệu quả cao nhất là chừng 3 tháng (12 tuần).

    Các chuyên gia lí giải rằng 3 tháng (12 tuần) là thời gian đủ để cơ thể chúng ta ‘làm quen’ với vaccine trước khi nhận liều mới. Khoảng thời gian 12 tuần là tối ưu. Khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccine lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.

    Đó cũng chính là lí do mà Úc chọn khoảng cách 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

    2. Hệ DNA

    Lí do thứ hai là hệ thống miễn dịch rất khác biệt giữa các cá nhân. Cơ cấu DNA trong hệ miễn dịch của tôi khác với cơ cấu DNA của các bạn. Và, điều này có thể giải thích tại sao hiệu quả của vaccine có vẻ tốt ở người khác, mà có thể không tốt đối với tôi.

    3. Tuổi tác và sức khoẻ

    Lí do thứ ba là do tuổi tác và bệnh đi kèm. Sự khác biệt còn ở độ tuổi, tình trạng sức khoẻ,và nhất là tiền sử dùng thuốc.

    So với những người trẻ, những hệ miễn dịch ‘già nua’ (như của tôi và các bạn cùng tuổi) không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới. Do đó, tôi đoán rằng những ca bị nhiễm đột phá có thể, tính trung bình, cao tuổi hơn và khoẻ mạnh hơn những ca không bị nhiễm đột phá.

    4. Biến thể của virus

    Lí do thứ tư là do con virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của con virus Vũ Hán là RNA (khác với con người là DNA). RNA có mức độ đột biến rất rất nhanh hơn DNA (Khi chúng ta có vaccine để chống, thì chúng đã biến thể sang dạng khác rồi, vì chúng thường đi trước con người rất xa). Đó là lí do mà giới khoa học quan tâm khi Ấn Độ phát hiện một biến thể mới của con virus Vũ Hán, vì nó có thể làm cho vaccine hiện hành kém hiệu quả.

    Sự việc xảy ra ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM là một lời nhắc nhở rằng vaccine tuy quan trọng nhưng không phải là ‘viên đạn bạc’ phòng chống dịch Covid-19 mà các chuyên gia WHO đã cảnh báo. Các biện pháp y tế công cộng (như hạn chế tụ tập đông người) vẫn phải áp dụng một thời gian.

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    3
    2021-07-03T17:46:40+07:00

    Những lầm tưởng và sự thật về vắc-xin COVID-19

    Hiện có các vắc-xin COVID-19 được phép và khuyên dùng tại Hoa Kỳ, có thông tin vắc-xin chính xác là cực kỳ quan trọng và có thể giúp ngăn chặn những lời đồn thất thiệt thường gặp.

    Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có thể làm cho quý vị bị nhiễm từ không?

    Không. Việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ không làm cho quý vị bị nhiễm từ, bao gồm cả nơi đã tiêm chủng, thường là ở cánh tay quý vị. Vắc-xin ngừa COVID-19 không chứa các thành phần tạo ra trường điện từ tại nơi tiêm của quý vị. Toàn bộ vắc-xin ngừa COVID-19 đều không chứa kim loại như sắt, ni-ken, co-ban, li-ti và hợp kim đất hiếm cũng như các sản phẩm chế tạo như vi điện tử, điện cực, ống na-nô các-bon và chất bán dẫn dây na-nô. Ngoài ra, một liều vắc-xin ngừa COVID-19 thông thường là chưa tới một milliliter, không đủ để nam châm hút vào điểm tiêm chủng của quý vị dù vắc-xin có chứa kim loại gây từ tính.

    Có bất kỳ loại vắc-xin ngừa COVID-19 nào đã được cho phép sử dụng tại Hoa Kỳ phát tán hoặc thải ra bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không?

    Không. Vắc-xin phát tán là thuật ngữ dùng để mô tả viêc phát tán hoặc thải bất kỳ thành phần nào của vắc-xin vào trong hoặc ra ngoài cơ thể. Vắc-xin phát tán chỉ có thể xảy ra khi vắc-xin có chứa phiên bản vi-rút đã được làm yếu đi. Không có một loại vắc-xin nào được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ có chứa vi-rút còn sống. Vắc-xin ngừa COVID-19 không làm phát tán thành phần vắc-xin, vì vậy không có khả năng bất kỳ thành phần nào của vắc-xin bị tích lũy trong mô của cơ thể hay nội tạng, kể cả buồng trứng.

    mRNA và các loại vắc-xin véc-tơ vi-rút là hai loại vắc-xin COVID-19 hiện có được phép sử dụng.

    Tôi muốn có con sau này, vậy sử dụng vắc-xin COVID-19 có an toàn không?

    Có. Nếu quý vị đang cố gắng mang thai hoặc muốn mang thai trong tương lai, quý vị có thể tiêm vắc-xin COVID-19 khi có sẵn cho quý vị.

    Hiện không có bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với việc mang thai, kể cả sự phát triển của nhau thai. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ của vắc-xin, kể cả vắc-xin ngừa COVID-19 liên quan tới các vấn đề về thụ thai.

    Giống như tất cả các loại vắc-xin, các nhà khoa học đang nghiên cứu kỹ lưỡng về vắc-xin COVID-19 để phát hiện các tác dụng phụ hiện tại và sẽ tiếp tục nghiên cứu chúng trong nhiều năm nữa.

    Vắc-xin COVID-19 có làm thay đổi ADN của tôi không?

    Không. Vắc-xin COVID-19 không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến ADN của quý vị theo bất kỳ cách nào.

    Hiện có hai loại vắc-xin COVID-19 được cho phép và khuyên dùng tại Hoa Kỳ: vắc-xin truyền tin RNA (mRNA) và vắc-xin véc-tơ vi-rút. Cả hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA và véc-tơ vi-rút gửi hướng dẫn (vật liệu gen) đến tế bào của chúng ta để bắt đầu xây dựng hàng rào bảo vệ chống vi-rút gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, vật liệu đó không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa ADN của quý vị. Điều này có nghĩa là vật liệu gen trong vắc-xin không thể tác động hoặc tương tác với ADN của chúng ta theo bất kỳ hình thức nào. Tất cả vắc-xin COVID-19 bắt tay với hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể để phát triển khả năng miễn dịch đối với bệnh đó một cách an toàn.

    Liệu việc tiêm vắc-xin COVID-19 có làm tôi xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi xét nghiệm vi-rút không?

    Không. Không có loại vắc-xin COVID-19 đã được cho phép và khuyên dùng nào làm cho quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính khi xét nghiệm vi-rút, loại xét nghiệm dùng để xem liệu quý vị hiện có bị lây nhiễm bệnh hay không.​ Hiện cũng không có loại vắc-xin COVID-19 nào đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tại Hoa Kỳ. Việc tiêm chủng bảo vệ hầu hết mọi người khỏi việc bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên có một tỉ lệ phần trăm nhỏ những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nhiễm COVID-19. Cũng có một số bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn ở những người đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh.

    Nếu cơ thể quý vị phát triển phản ứng miễn dịch với việc tiêm chủng, đây chính là mục đích của việc tiêm chủng, quý vị có thể xét nghiệm dương tính đối với một số xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể cho biết quý vị đã từng bị lây nhiễm trước đây và có thể được bảo vệ khỏi loại vi-rút này ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia hiện đang tìm hiểu xem việc tiêm chủng COVID-19 có thể ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả xét nghiệm kháng thể.

    Vắc-xin COVID-19 có thể làm tôi mắc bệnh COVID-19 không?

    Không. Không có vắc-xin COVID-19 nào được cấp phép và khuyên dùng hay vắc-xin COVID-19 đang được phát triển tại Hoa Kỳ nào chứa vi-rút còn sống gây bệnh COVID-19. Điều này có nghĩa là vắc-xin COVID-19 không thể khiến quý vị nhiễm bệnh COVID-19.

    Vắc-xin COVID-19 dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Có đôi khi, quy trình này có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19.

    Thông thường phải mất vài tuần sau khi tiêm chủng để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch (bảo vệ khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19). Điều này có nghĩa là một người có thể bị lây nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng và vẫn sẽ bị bệnh. Đây là do vắc-xin chưa có đủ thời gian để cung cấp sự bảo vệ.

    Việc ở gần người đã tiêm vắc-xin COVID-19 có tác động tới chu kỳ kinh nguyệt của tôi không?

    Không. Chu kỳ kinh nguyệt của quý vị không bị ảnh hưởng vì ở gần ai đó đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.

    Có nhiều yếu tố có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm căng thẳng, thay đổi trong lịch trình của quý vị, trục trặc về giấc ngủ và những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Lây nhiễm cũng có thể ảnh hưởng tới các chu kỳ kinh nguyệt.

    (Nguồn: vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/facts.html)

Để lại câu trả lời