Danh sách các máy biến tần (Inverter) hiện nay?

Câu hỏi

Tôi muốn hỏi nếu muốn có danh sách các máy biến tần (inverter) hiện nay cần lấy thông tin từ đâu?

trong tiến trình 0
linda 4 năm 2020-09-15T20:23:02+07:00 1 Trả lời 163 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

    2
    2020-09-15T20:33:12+07:00

    Các dòng sản phẩm biến tần trên thị trường Việt Nam hiện nay

    1) Biến tần có xuất xứ từ Nhật Bản: Mitshubishi, Hitachi, Toshiba, Panasonic…

    Nếu trước đây sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản thì chất lượng khá tốt, chạy ổn định, tỷ lệ sản phẩm lỗi thấp. Nhưng sau khi tập trung tại thị trường Châu Á bằng việc mở thêm nhà máy sản xuất tại nước thứ ba Trung Quốc và hạ giá thành xuống khá nhiều thì chất lượng đi kèm theo đó cũng giảm xuống, tỷ lệ sản phẩm lỗi nhiều hơn.

    Điểm mạnh: Biến tần có xuất xứ từ Nhật nhìn chung chất lượng tốt, có lịch sử lâu đời, là thương hiệu dễ nhận diện vì ngoài biến tần, mỗi hãng còn sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm khác như: xe hơi, máy công nghiệp, sản phẩm y tế, sản phẩm tiêu dùng… Giá trị thương hiệu lớn.

    Điểm yếu: Chính sách hậu mãi chậm, linh kiện thay thế khó khăn, phải chờ thời gian dài, không có sản phẩm “cho mượn” khi bảo hành, bảo trì. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa chu đáo, vẫn còn tình trạng đỗ lỗi cho khách hàng, đại lý phân phối khi có sự cố. Vì là sản phẩm có thương hiệu lâu đời nên giá còn cao, chưa phù hợp với phần đông khách hàng tại Việt Nam. Giá trị thực sản phẩm thấp hơn so với số tiền khách hàng bỏ ra.

    2) Biến tần có xuất xứ từ Châu Âu: Siemens, ABB, Danfoss, Keb, Vacon, Lenze, GE Funuc, Control Technique, Emerson, Schneider, Telemecanique, Allen…

    Chính sách, chất lượng, hậu mãi, điểm mạnh, điểm yếu gần như sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản.

    Bảo hành: 12 tháng, không đổi trả sản phẩm, sản phẩm công suất khoảng từ 55 – 75KW trở lên không có sẵn mà phải đặt trước từ 3 – 8 tuần.

    Bảo trì, sửa chữa: Khó tìm linh kiện, nếu phải đặt hàng thì thủ tục đặt hàng phức tạp, không linh hoạt, thời gian chờ lâu, giá cao.

    3) Biến tần có xuất xứ từ Hàn Quốc: LS – Hyundai

    Bảo hành, hậu mãi nhìn chung tương đối kém, thời gian chờ đợi lâu. Thậm chí một số hãng linh kiện thay thế không phổ biến, nên đi kèm đó hậu mãi chậm chạp. Chỉ một số máy lắp tại nước ngoài có sẵn linh kiện thay thế, còn lại nếu lắp mới thì ngày càng ít đơn vị sử dụng những sản phẩm này.

    4) Biến tần có xuất xứ từ Trung Quốc: INVT, Powtran, Alpha, Sunfar, Rexrorth, Lion, Hedy, Saj, Chziri, Micno, Chinsc, Sinee, Veichi, Inovance, Senlan…

    Sản phẩm Trung Quốc cũng chia thành nhiều loại khác nhau. Phần lớn giá biến tần Trung Quốc chênh lệch không nhiều nên ít khi phân nhóm theo giá, chủ yếu là theo tiêu chí lịch sử (hồ sơ năng lực), chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

    Ngoài một số thương hiệu như: Rexrorth, Micno, Sunfar… chạy khá ổn định, biến tần của các hãng còn lại nhìn chung chất lượng kém, mới vào Việt Nam được vài ba năm, còn tồn tại nhiều vấn đề như dễ nổ, hay hỏng hóc.

    5) Biến tần INVT

    Hình thành ban đầu là do 1 nhóm kỹ sư tự động hóa người Đức kết hợp với 1 nhóm kỹ sư người Hoa làm việc tại 1 công ty biến tần ở Đức. Trong nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm, đồng thời liên kết với nhiều công ty chuyên về linh kiện biến tần, trong đó có tập đoàn EUPEC, INFINION chuyên sản xuất IGBT cho các hãng như Siemens, Danfoss, Mitshubishi.

    Biến tần INVT được ra đời năm 2002, có mặt khoảng trên 60 quốc gia trên toàn thế giới, và vào Việt Nam được hơn 10 năm. Hiện INVT đang là công ty có doanh thu về biến tần lớn nhất thế giới.

    (Nguồn: hgautomation.vn/cac-dong-bien-tan-tren-thi-truong-viet-nam-hien-nay.html)

Để lại câu trả lời