Đầu tư FDI, FPI, ODA – Loại nào chứa nhiều rủi ro và loại nào bền vững?

Câu hỏi

Kinh tế quốc tế: Trong ba loại đầu tư FDI, FPI, ODA loại nào chứa nhiều rủi ro và loại nào bền vững?

Mọi người giúp em với.

Nguồn vốn FDI kinh tế Việt Nam

giải quyết 0
nhatlinh68 3 năm 2021-06-26T17:25:03+07:00 0 Câu trả lời 882 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Để biết cái nào rủi ro hay bền vững cần tìm hiểu về định nghĩa và cơ chế hoạt động của từng loại.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

    Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

    + Xem thêm trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u_t%C6%B0_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i

    + Câu hỏi liên quan: Điều kiện để thực hiện các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam?

    Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

    Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Những tác động tích cực của FPI

    – Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro.
    – Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
    – Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ.

    Những tác động tiêu cực của FPI

    – Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó.
    – Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
    – FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

    + Xem thêm trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u_t%C6%B0_gi%C3%A1n_ti%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i

    Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)

    Hỗ trợ Phát triển Chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

    Ưu điểm của ODA

    – Lãi suất thấp (dưới 2%, trung bình từ 0.25%năm).
    – Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm).
    – Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

    Bất lợi khi nhận ODA

    Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ:

    – Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.

    – Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

    – Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

    – Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

    – Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.

    Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.

    + Xem thêm trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%97_tr%E1%BB%A3_Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_Ch%C3%ADnh_th%E1%BB%A9c

    Mỗi kiểu đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tùy vào nhu cầu và mục đích của mỗi quốc gia tại từng thời điểm mà chọn phương án nào tối ưu nhất. Ở thế đi vay, lúc nào cũng sẽ thiệt thòi hơn bên cho vay.

    Câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời