Di chúc nói bằng miệng có được công nhận khi người đó bị ngộ độc chết?

Câu hỏi

Giải tình huống: Ông An lúc bệnh nặng (có thể chết) có nói với con cháu “Tao gần đất xa trời, chẳng sống được bao lâu nữa. 50 cây vàng chôn trong vườn để lại cho thằng cháu đích tôn, 1 tỷ USD gửi ở ngân hàng tao để lại cho thằng cả: căn biệt thự tại Ciputra tao để lại cho thằng út”. 2 tháng sau ông An đã bị ngộ độc chết. Trường hợp trên có xem là 1 di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật không?

trong tiến trình 0
minhthu2039 2 năm 2022-03-19T15:36:07+07:00 0 Trả lời 66 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Khoản 1 điều 629 bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”

    Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Một điểm đặc thù cần lưu ý đối với di chúc miệng mà người lập di chúc cần lưu ý đó là: di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ nếu sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc mà người người lập di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt. Sau khoảng thời gian này nếu người lập di chúc vẫn muốn lập di chúc thì phải lập một di chúc khác bằng văn bản thay thế cho di chúc miệng.

Để lại câu trả lời