Điểm giống và khác nhau của 5 thành phần kinh tế?

Câu hỏi

Nêu điểm giống và khác nhau của 5 thành phần kinh tế là gì? Lấy ví dụ.

trong tiến trình 0
Lê Quang Hiếu 2 năm 2022-02-20T18:29:04+07:00 0 Trả lời 69 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. This answer is edited.

    Thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội – từ cơ sở lý luận đến thực tiễn Việt Nam

    Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 – Đại hội đổi mới, Đảng xác định 5 thành phần kinh tế chủ yếu: Kinh tế XHCN (Quốc doanh, tập thể, gia đình), Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, Kinh tế tự túc – tự cấp, Kinh tế tư bản nhà nước, Kinh tế tư bản tư nhân.

    Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục định 5 thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư nhân, và Kinh tế tư bản nhà nước; do vậy NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ: “Từ các hình thức sở hữu cơ bản sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp”.

    Đại hội VIII (năm 1996) có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước.

    Tại Đại hội IX (năm 2001), gồm có 6 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế hợp tác xã, Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, Thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh tế hỗn hợp (thuộc sở hữu cổ phần).

    Tại Đại hội X (năm 2006), gồm có 5 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế tập thể, Thành phần kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư bản tư nhân ), Thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Như vậy Đại hội X chỉ khác Đại hội IX ở chỗ đã sát nhập hai thành phần kinh tế kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư bản tư nhân thành một thành phần đó là kinh tế tư nhân, là vì hai thành phần này có điểm chung giống nhau là đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX; mặt khác chúng ta xóa đi sự mặc cảm đối với kinh tế tư bản tư nhân và nó sẽ thuận hơn khi nói đến đảng viên được làm kinh tế tư nhân.

    Tại Đại hội XI (năm 2011), gồm có 4 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Tại Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta chủ yếu nhấn mạnh đến 4 thành phần kinh tế sau: Thành phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta so sánh với các thành phần kinh tế mà Lênin và Hồ Chí Minh đề cập, thì không thấy thành phần kinh tế tư bản nhà nước, đây là thành phần kinh tế mà Lênin cho rằng có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết giữa tử bản tư nhân và chủ nghĩa xã hội.

    Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong cơ cấu thành phần kinh tế, trước hết là thành phần kinh tế Nhà nước. Đây là thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh cho rằng là thành phần kinh tế lãnh đạo, phát triển mau hơn cả. Tư tưởng này của Bác được Đảng ta vận dụng đưa vào trong các Nghị quyết Đại hội của đảng. Trong Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội”. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước thể hiện qua: Đi đầu về nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó mà thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân; Bằng nhiều hình thức hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN; Tăng cường sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để Nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế định hướng XHCN.

    Chính vì vậy, trong suốt chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã cho thành lập các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, nắm giữ những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước – được xem là xương sống, mạch máu của nền kinh tế nước nhà, và đây là công cụ kinh tế thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, nhằm điều tiết kinh tế, hỗ trợ, định hướng các thành phần kinh tế khác đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, thành phần kinh tế tập thể, Đảng ta xác định đây là thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; thứ ba, thành phần kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; thứ tư, về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước”.

    Tuy nhiên, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, Đảng ta hầu như không hoặc có đề cập nhưng không rõ ràng về thành phần kinh tế tư bản nhà nước, đây là thành phần kinh tế mà theo Lênin là nó có vai trò rất quan trọng, là thành phần kinh tế trung gian trong việc liên kết thành phần kinh tế tư bản tư nhân với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, là “chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua” chủ nghĩa tư bản, để đi vào chủ nghĩa xã hội, là thành phần kinh tế có vai trò cầu nối giữa TBTN và XHCN, để thành phần kinh tế XHCN định hướng thành phần kinh tế tư bản tư nhân đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, đây là thành phần kinh tế đóng vai trò trung gian giữa Thành phần kinh tế tư nhân với Thành phần kinh tế nhà nước, đó là sự kiên kết giữa tư nhân trong nước, nước ngoài với tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Thông qua đó chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế kinh tế tư nhân trong thời kỳ đẩy mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Trong văn kiện XII Đảng ta không đề cập một cách rõ ràng nhất về thành phần kinh tế này, chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ về thành phần kinh tế tư bản nhà nước “tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”, nếu chúng ta đi phân tích nội dung này với khái niệm thành phần kinh tế tư bản nhà nước thì nội hàm của nó gần như giống nhau, bởi vì, thành phần kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế liên kết giữa tư nhân trong nước và nước ngoài với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    Như vậy, trong các chặng đường phát triển kinh tế khác nhau thì nhận thức về thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi, đó là quá trình khách quan phù hợp với quy luật nhận thức. Cho nên, quá trình đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế ở nước ta qua các kỳ Đại hội của Đảng là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn.

    (Nguồn: truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/tintucsukien/tinhoatdongcuatruong/mmnmnbbnmnm)

Để lại câu trả lời