Điều kiện địa lý tác động đến con người và văn hóa Nhật Bản?

Câu hỏi

Viết bài luận chứng minh điều kiện địa lý tác động đến con người và văn hóa Nhật Bản.
Mình cần gấp lắm giúp mình với.

Địa lý Nhật Bản

trong tiến trình 0
Hong Van 3 năm 2021-03-21T19:27:55+07:00 3 Câu trả lời 788 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Văn hóa Nhật Bản

    Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, làm thiệt hại về người và của nghiêm trọng. Mặc dù vậy với ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết, người Nhật đã đưa đất nước của mình vươn lên sánh ngang các cường quốc hàng đầu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

    Đặc trưng về sắc dân

    Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học,điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.

    Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18% và Anh là 15%. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới. Do tuổi thọ cao trong khi mức sinh ngày càng thấp, hiện nay Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

    Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa… trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990.

    Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người.

    Nếp sống

    Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.

    Một số người Nhật rất ưa chuộng lối sống tối giản [tiếng Nhật: ミニマリズム (minimarizumu?)] họ thường giảm bớt đồ đạc ra khỏi nhà tới mức tối thiểu để có một cuộc sống tốt hơn và có nhiều thời gian hơn, vì họ quan niệm rằng quá nhiều đồ đạc sẽ đánh mất sự tự do của bản thân, chỉ nên giữ lại những đồ vật cần thiết và thực sự quan trọng. Một số người thường áy náy khi vứt đồ, dù là đĩa, sách, những bức hình kỉ niệm hay quà từ người quan trọng, người Nhật vẫn vứt vì thấy không cần nó nhưng lại biết ơn người tặng. Biết tận dụng những món đồ quan trọng sẽ hạn chế việc mua những đồ mới cũng như giảm chi phí sinh hoạt, tập trung được vào mọi việc, mang lại nhiều công sức và giảm thời gian làm việc nhà. Trong các trận động đất hay sóng thần Nhật Bản, những người ít đồ đạc sẽ không chấn thương nhiều như những người có nhiều đồ, thậm chí nhiều đồ vật quá tải có thể giết chết chủ nhà và kể cả những món đồ đắt giá cũng bị mất theo, những đồ cần thiết lại được giữ lâu hơn.

    (Nguồn: Wikipedia)

    2
    2021-03-21T21:24:51+07:00

    Đất nước, văn hóa tính cách và con người Nhật Bản

    1. Vị trí địa lý Đất nước Nhật Bản

    – Nhật Bản là một quần đảo với 6850 đảo lớn nhỏ với thủ đô là Tokyo, cùng 47 tỉnh thành được chia ra thuộc 8 vùng địa lý. Nhật nằm trong khu vực ôn đới với 4 mùa xuân hạ, thu, đông rõ rệt, khí hậu cũng phân hóa theo chiều dọc đất nước.

    – Nhật Bản là một quốc gia nằm dọc vị trí vành đai lửa Thái Bình Dương nên quốc gia này thường hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa… rất đáng sợ.

    – Mặc dù gặp nhiều khó khăn và điều kiện về địa lý, nguồn tài nguyên khan hiếm, dân số già gia tăng nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia đứng đầu về phát triển kinh tế trên toàn cầu.

    2. Con người Nhật Bản

    – Về vóc dáng đối với nam thì người Nhật có chiều cao trung bình là 1m71 trở lên, đối với nữ là 1m58 trở lên.

    – Tuổi thị thọ trung bình của nam giới là 78 tuổi và với nữ là 85 tuổi và là quốc gia có tỉ lệ già hóa nhiều nhất thế giới với tỷ lệ sinh thấp, nên chính vì vậy Nhật Bản mới cần một nguồn nhân lực lao động lớn tại Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.

    – Mặc dù tỉ lệ người già tăng cao nhưng họ có một sức khỏe rất tốt và dẻo dai, mặc dù ở độ tuổi 70 nhưng họ vẫn thích làm việc và lao động.

    3. Tính cách người Nhật Bản

    – Người Nhật có một tính cách đặc biệt nói theo kiểu Việt Nam là “Khác người” bởi chính những đức tính này đã khiến Nhật Bản từ một nước nghèo tài nguyên và nhiều thiên tai trở thành một cường quốc có nền kinh tế vững mạnh hàng đầu thế giới.

    Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với những biến động

    – Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật Bản. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.

    Đặt trình độ học vấn lên hàng đầu

    – Mặc dù là một nước nghèo về tài nguyên, khí hậu lại không ủng hộ nhưng có một thứ ở Nhật không bao giờ nghèo đó chính là con người. Với hệ thống đào tạo và giáo dục được nâng tầm và chăm sóc đặc biệt cũng là chìa khóa mở ra tương lai về kinh tế và chính trị để đất nước phát triển vững mạnh.

    – Việc đầu tư và đẩy mạnh cho giáo dục có ý nghĩa then chốt đối với nước này. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống giáo dục có thể đào tạo ra một lực lượng lao động có hiệu quả cực cao, đưa một đất nước từ khan hiếm tài nguyên tiến đến tới một nước công nghiệp phát triển bởi được áp dụng những kỹ thuật, công nghệ cao vào công việc.

    – Không đánh giá một cá nhân ở xuất thân, địa vị gia đình, xã hội hay thu nhập mà đánh giá dựa trên trình độ học vấn.

    – Người Nhật quan niệm để hoàn thiện được bản thân và phát triển được tiềm năng trong con người mình thì học hỏi và không ngừng học tập là cách tốt nhất mà họ tin tưởng, và học tập không phải là để thỏa mãn nhu cầu trước mắt mà là một sự cố gắng suốt đời.

    Văn hóa, bản sắc dân tộc không bao giờ thay đổi

    – Hòa mình nhưng không hòa tan, người Nhật luôn cập nhập theo xu hướng và văn hóa của thế giới nhưng họ vẫn giữ được bản sắc và văn hóa tự hào của dân tộc và người dân đã thành công trong việc kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống.

    Tinh thần làm việc tập thể

    – Người Nhật yêu thích làm việc tinh thần làm việc nhóm, tập thể, tất cả mọi sự vinh quang, thành công hay thất bại thì tất cả mọi người trong một tập thể sẽ đều cùng đoàn kết vượt qua.

    – Trong công việc người Nhật thường hay gạt cái tôi đi để lắng nghe ý kiến của mọi người và đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Trong một quốc gia 2 công ty có thể cạnh tranh nhau khốc liệt nhưng khi ra ngoài thị trường quốc tế cả 2 công ty có thể lại cùng bắt tay lại với nhau để giành thị phần trên thị trường nước ngoài.

    – Người Nhật có câu “cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống”, người Nhật muốn nói là chủ nghĩa cá nhân và bất cứ cá nhân nào muốn tự khẳng định mình đều sẽ không được khuyến khích. Bản tính người Nhật không thích đối đầu với người khác, chính vì vậy mà tinh thần làm việc tập thể và nhóm luôn được đều cao.

    Chăm chỉ và Tiết kiệm

    – Nếu nói về sự chăm chỉ thì người Nhật là số 1 thế giới vì người Nhật luôn không ngừng làm việc và lao động, kể cả khi họ đã về già. Chính vì vậy chỉ trong vòng 30 năm từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế thế giới. Người Nhật cũng có tính tiết kiệm trong việc chi tiêu không hề lãng phí.

    Lòng trung thành

    – Để đạt được một thành tự to lớn trong lĩnh vực kinh tế và một xã hội ổn định về chính trị thì lòng trung thành đã đóng góp một phần không nhỏ vào bước tiến thành công. Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng về mặt đạo đức. Ở Nhật, bổn phận con cái đồng nhất với lòng trung thành.

    – Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ, một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống hiến trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành với chủ đề trên.

    – Để hình dung một cách dễ nhất thì lòng trung thành đã có từ xa xưa trong lịch sử Nhật Bản, đó chính là những chiến binh, kiếm sĩ “Samurai” với một lòng trung thành với chủ nhân, và sẵn sàng chết khi thất bại bất cứ một việc gì. Chính một đức tính truyền thống này đã ảnh hưởng đến con người Nhật cho đến tận bây giờ.

    (Nguồn: 3qgroup.vn/tim-hieu-ve-dat-nuoc-van-hoa-tinh-cach-va-con-nguoi-nhat-ban.html)

  2. Theo mình là do Nhật là một quốc đảo, khan hiếm về đất đai, có nhiều trận động đất và sóng thần thường xuyên xảy ra, nên họ rất nhạy bén trong mọi vấn đề, ý tưởng kinh doanh với những dòng sản phẩm nổi tiếng trên Thế giới.

    Họ luôn có lối sống đơn giản với nơi ở của chính mình và mọi người ở chung với họ.

    Họ luôn sống tối giản nhất có thể cả về vật chất hay thiết bị mỗi ngày.

    Do đó, họ luôn có những tố chất mà cả thế giới luôn ngưỡng mộ.

Để lại câu trả lời