Đội quân Tây Sơn thời xưa ăn gì khi đi chinh chiến xa?

Câu hỏi

Mình có thắc mắc là, đội quân Tây Sơn thần tốc thời xưa họ đi chinh chiến xa xôi trong nhiều năm, lương thực chắc chắn là vấn đề hậu cần quan trọng. Vậy họ ăn gì để có thể đủ sức chiến đấu trong một thời gian dài như vậy?

Trận đánh tại sông Thọ Xương

trong tiến trình 0
Cô Bé Mộng Mơ 3 năm 2021-10-10T14:46:50+07:00 0 Câu trả lời 137 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Quân Tây Sơn dùng lương thực gì khi đi chinh chiến xa?

    Nhà Tây Sơn, từ khi dựng cờ khởi nghĩa cho tới khi sụp đổ, tất cả chỉ khoảng 30 năm. Trong suốt thời gian ấy, quân Tây Sơn gần như luôn phải ngược xuôi chinh chiến. Việc ăn uống của họ khi chinh chiến nơi xa diễn ra thế nào?

    Bánh tráng – từ món đặc sản dân dã Bình Định…

    Đất Bình Định vốn có nhiều đặc sản về ẩm thực, nhưng chắc rằng từ bình dân cho tới quyền quý, ai cũng biết tới bánh tráng – món đặc sản xuất hiện gần như ở mọi bữa tiệc đãi khách của người Bình Định.

    Bánh tráng không phải là một món gì cao sang, trái lại, nó rất bình dân, từ nguyên liệu cho đến hương vị. Bình Định có nhiều loại bánh tráng, nhưng nói chung đều được làm chủ yếu từ bột gạo hoặc bột sắn và nước cốt dừa.

    Gạo ngon được lựa kỹ, vo và ngâm gạo đủ thời gian rồi đem xay nhuyễn, sau đó pha bột gạo với nước theo đúng tỷ lệ, rồi tráng bánh. Một số loại bánh có thể được pha nước cốt dừa hoặc trộn thêm một số loại gia vị hay nguyên liệu khác. Bánh tráng thủ công bằng cách căng vải trên miệng nồi nước sôi và múc bột gạo rải đều lên mặt vải, đậy vung vài phút cho lát bánh chín, rồi dỡ ra phơi nắng cho khô.

    Bánh tráng Bình Định có thể nướng ăn trực tiếp; hoặc nhúng nước dùng cuốn gỏi với rau tươi, cá hay thịt luộc chấm với nước mắm ớt tỏi; hoặc cuốn với nhân tôm, thịt làm chả ram… Từ xưa đến nay, bánh tráng đã trở thành món ăn quen thuộc của người Bình Định.

    …đến món lương khô khi chinh chiến của quân Tây Sơn

    Khi phải thường xuyên đánh trận xa nhà, chuyện lương thực phục vụ toàn quân là hết sức quan trọng. Từ một món đặc sản hết sức dân dã của quê nhà, quân Tây Sơn đã sáng tạo ra món “lương khô” dùng trong những lúc chiến chinh xa, thật đơn giản mà tiện lợi, trong đó có món bánh tráng Bình Định vừa khô, gọn nhẹ khi mang theo, lại nhanh chóng và dễ dàng khi sử dụng với từng người.

    Cụ Quách Tấn viết trong Nước non Bình Định như sau: “Lại còn thứ bánh tráng mè. Mè đen để nguyên vỏ hoặc mè trắng chà sạch vỏ. Bánh mè trắng chà sạch vỏ thường có bỏ đường.Bánh mè đen luôn luôn là bánh lạt. Nướng ăn rất khoái khẩu. Người ăn đã quen, vắng lâu, rất nhớ mùi:

    Đi xa nhớ bánh tráng mè
    Mùi quê phảng phất dặm hòe hương đưa

    Đi đôi cùng bánh tráng, là thịt bò thưng. Thưng là nấu chín mà không rục.

    Thịt bò tươi xắt từng khúc lớn bằng cườm tay, bỏ vào trã bộng đổ nước sếch sếch, nêm mắm trộn đường bỏ gia vị rồi chụm lửa cháy rêu rêu dịu dịu. Nước sôi chậm chậm, thịt chín lần lần… Khi hơi đã bốc đều thì lấy vung úp lại, để sôi trong vài giờ đồng hồ, nước khô thịt thấm. Khi nước rút hết vào thịt thì tắt lửa, để cho thịt nguội rồi đem hong gió cho khô… Khi ăn xé nhỏ… Mùi thơm vị mắm… Để hàng tháng không hư.

    Chính nhà Tây Sơn đã bày ra thịt thưng.

    Bánh tráng và thịt thưng, nhà Tây Sơn đã dùng làm lương khô khi đi đánh giặc xa, mỗi người lính được cấp cho một số bánh tráng diểu, một số thịt bò thưng, một ít nước mắm. Đến buổi ăn, dừng lại, lấy bánh tráng cuốn thịt bò thưng (chấm thêm nước mắm nếu muốn thật mặn miệng), mà ăn no, khỏi mất công nhúm lửa nấu cơm. Thật là tiện lợi”.

    Chinh chiến xa xôi nhưng lại luôn được ăn đặc sản quê nhà, vừa quen vị vừa ngon miệng và đủ dinh dưỡng (với thịt bò thưng), lại rất tiết kiệm thời gian của toàn quân. Gọn nhẹ như vậy, nên mỗi người có thể tự mang khẩu phần trong 2 – 3 ngày mới phải cấp phát tiếp.

    Có lẽ vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc ăn uống khi hành quân mà quân Tây Sơn ở mỗi chiến dịch trên bộ đều hành quân rất thần tốc, khiến đối thủ không kịp trở tay, chứ chẳng phải bí mật gì ghê gớm.

    Tác giả: Nam Hoa
    (Nguồn: thanhnien.vn/quan-tay-son-dung-thuc-pham-gi-khi-di-chien-truong-xa-post1389482.html)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    0
    2021-10-11T14:14:27+07:00

    Quân đội nhà Tây Sơn

    Quân đội Tây Sơn là tổ chức vũ trang của Nhà Tây Sơn, xuất phát từ lực lượng nghĩa quân của phong trào nông dân từ năm 1771 cho đến ngày sụp đổ năm 1802. Đây là đạo quân đã ghi nên những chiến công hiển hách trong lịch sử quân sự Việt Nam. Các chiến thắng vang dội cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ trong suốt 3 thập niên tồn tại. Lãnh đạo quân sự nổi bật nhất là Nguyễn Huệ, một trong những chỉ huy kiệt xuất nhất của triều đại này.

    Nguồn gốc

    Các chiến binh Tây Sơn có nguồn gốc khởi phát từ ấp Tây Sơn, thuộc Bình Định ngày nay, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã tập hợp lực lượng trong dân chúng đứng lên khởi nghĩa. Họ lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc đã phất cờ nổi dậy vào năm 1771. Bởi do Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:

    “Binh triều là binh Quốc phó
    Binh ó là binh Hoàng tôn”

    Tây Sơn ngày càng được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, gồm cả một số sắc dân thiểu số và người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài và Tập Đình. Những năm đầu tiên lực lượng của nghĩa quân còn yếu, nhưng họ thường nhận được sự giúp đỡ của người dân quanh vùng. Vào lúc đó, một người thuộc giới trí thức tên là Huyền Khê ủng hộ tiền bạc, một phú nông là Nguyễn Thung ra sức vận động mọi người gia nhập nghĩa quân.

    Vũ khí thông dụng và hậu cần

    Quân Tây Sơn sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau gồm các loại dao mác thông thường, loại đao dài với lưỡi đao dài bằng cán đao, súng, hỏa hổ, hỏa cẩu, hỏa long, đại bác, tiểu pháo và thuốc nổ.

    Hỏa hổ: loại vũ khí có bầu lớn, dài khoảng một thước, khi tác chiến thì phun lửa từ trong ống tống nhựa thông bắn ra, trúng mục tiêu thì bốc cháy.

    Hỏa cầu lưu hoàng: là một khối kim loại rỗng ruột được nhét đầy thuốc súng, miểng sắt và lưu huỳnh, trên đầu khối kim loại có ngòi dẫn ra. Hỏa cầu được đốt ngòi nổ và ném về phía đối phương.

    Hỏa tiễn: là một loại súng có nòng dài khoảng hai tấc rưỡi (25 cm). Chúng sẽ được nhồi thuốc súng chia thành ba phần, sau đó dùng cây thụt phần thứ nhất và phần thứ hai riêng rẽ xuống nòng súng, đóng thật chặt mỗi phần, phần thuốc nổ còn lại nhét vào đầu bằng sắt của một mũi tên cắm vào nòng súng. Bước kế tiếp là nhét một sợi tre khô vào trong hộp súng có dây dẫn lửa nối vào. Khi bùi nhùi được đốt lên, mũi tên sẽ bén lửa và phóng ra.

    Đối với việc di chuyển, khi mang quân ra Bắc đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ đã áp dụng nguyên tắc “tập thể di chuyển liên tục ngày đêm, cá nhân luân phiên nghỉ dưỡng sức”. Nguyễn Huệ đã từng cho quân cứ 3 người một tốp, luân phiên gánh võng nhau, suốt dọc đường 2 người khiên 1 người nghỉ.

    Đối với việc vận tải, trong lá thư đề ngày 11.4.1801, Barizy gửi cho Letondal viết về trận hải chiến Thị Nại năm 1801, ghi rằng thủy quân Tây Sơn còn có 4.800 thuyền vận tải trong cảng Thị Nại.

    Đối với việc liên lạc, năm 1964 trên báo Hòa Đồng xuất bản ở Sài Gòn, ông Hồ Hữu Tường mô tả quân Tây Sơn có những đoàn “sảo mã” đặc biệt tinh nhuệ, giữ việc thông tin liên lạc, số ngựa trong đoàn sảo mã này phần lớn chọn từ Phú Yên.

    Lương thực thường dùng và mang theo trong các cuộc hành quân là bánh tráng, bánh tét,…

    Nghệ thuật quân sự

    Không vội vã, che giấu quân, thám thính trước

    Khi tiến quân xuống phía Nam, để chuẩn bị đánh quân Xiêm, Nguyễn Huệ không vào thành Gia Định (nơi tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đang đóng giữ), mà cho đóng quân tại Mỹ Tho, nhằm che giấu lực lượng và tiến hành do thám tình hình để lập kế đánh Xiêm.

    Lựa chọn điểm quyết chiến

    Trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Mỹ Tho, đoạn từ cửa sông Rạch Gầm đến cửa sông Xoài Mút làm khu vực tác chiến chủ yếu để tiêu diệt quân Xiêm. Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, nhưng giữ vị trí quan trọng trong kế hoạch của quân Tây Sơn. Thủy binh Tây Sơn có thể bố trí ở hai rạch này tạo thành hai mũi tiến công lợi hại chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân Xiêm, khi chúng lọt vào trận địa chuẩn bị sẵn đó. Khoảng giữa cửa sông Rạch Gầm và cửa sông Xoài Mút có các cù lao Thới Sơn,… là nơi thuận lợi để bộ binh Tây Sơn bí mật triển khai pháo binh sẵn sàng đánh vào sườn đội hình quân địch và đón đánh những nhóm quân Xiêm liều mình đổ bộ lên bờ. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ phía nam sẽ là những nơi mai phục và xuất phát của đội thuyền chiến Tây Sơn.

    Tác chiến ban đêm

    Các trận chiến đấu chủ yếu thường được tiến hành vào nửa đêm và kết thúc trước khi trời sáng, quân Tây Sơn dành thời gian ban ngày cho việc trú quân kín đáo và chuẩn bị đánh khi thời điểm đến. Khoảng thời gian này là một lợi thế trong chiến đấu.

    Đánh nghi binh

    Trong lần kéo quân ra bắc đầu tiên với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”, thủy quân Tây Sơn bị quân của chúa Trịnh Khải bao vây trên sông Vị Hoàng. Gặp gió đông thổi mạnh, Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ để trên mấy chiếc thuyền, rồi cho đánh trống, kéo cờ, thả thuyền cho trôi đi. Tướng của Trịnh Khải là Đinh Tích Nhưỡng, tưởng quân Tây Sơn tới đánh bèn dàn thuyền chiến, rồi truyền quân sĩ lấy súng bắn cho đến khi hết đạn mới biết người trên thuyền là tượng gỗ. Lúc này, quân Nguyễn Huệ ùa tới đánh, quân của Nhưỡng không chống cự nổi phải bỏ thuyền mà trốn. Các cánh quân khác của chúa Trịnh cũng bị đánh tan, thành Sơn Nam bị hạ.

    Trong lần đánh Xiêm, chỉ sau khi đã bố trí xong lực lượng, Nguyễn Huệ mới chủ động cho quân tới khiêu chiến, nhằm kéo quân Xiêm đến đoạn sông đã chuẩn bị trước để tiêu diệt. Quân Xiêm do khinh thường nên đã mắc mưu.

    Trong lần đánh Thanh, ngày 20 Tháng Chạp, khi quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ (lúc đó đã lên ngai lấy hiệu là Quang Trung) chỉ huy tiến đến núi Tam Điệp, các tướng Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân đến chịu tội vì đã rút lui làm cho quân Thanh tràn vào Thăng Long. Tưởng đắc tội, không ngờ Quang Trung – Nguyễn Huệ cười:

    “Lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích tướng sĩ, ngoài làm cho giặc phấn khích, kiêu ngạo, dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta như thế là phải. Các khanh không có tội chi cả. Chúng nó sang đây là mua lấy cái chết đó thôi, ta đã định mẹo cả rồi”.

    Không những vậy, để làm tăng thêm lòng kiêu căng của quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ còn sai Trần Danh Bình cầm đầu sứ bộ 8 người mang lễ vật và thư đến tha thiết xin Tôn Sĩ Nghị dừng quân để tra xét rõ: vì sao Tây Sơn phải thay quyền nhà Lê. Sứ bộ còn trả lại cho Tôn Sĩ Nghị 40 người Trung Hoa do tướng cướp Đắc Thiện Tống bắt và sau đó quân Tây Sơn bắt được Tống. Quả thật, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng sai chém đầu Trần Danh Bình, luôn cả Đắc Thiện Tống và cầm tù đoàn sứ giả. Trong lúc đó, vua Quang Trung bí mật chỉnh đốn quân tướng, chuẩn bị chiến trận, quyết một trận đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Vào sáng 30 Tháng Chạp, trước khi ra lệnh tấn công, Quang Trung nói:

    “Ta đến mà địch không biết là địch ngủ ta thức, ta đánh mà địch không đề phòng là ta chém kẻ tay không. Ta nhất định thắng…”

    Chính yếu tố bí mật, quân Thanh không nắm được lực lượng của Tây Sơn lại thêm thói khinh thường, đến khi bất ngờ bị tấn công thì không còn kịp chống đỡ.

    Phục kích trên sông và Phối hợp tác chiến thủy-bộ

    Tại Rạch Gầm-Xoài Mút, trước khi diễn ra trận đánh, Nguyễn Huệ sai người đi thám sát tình hình thực địa, nắm chắc quy luật con nước, đặc điểm các luồng, lạch, cửa sông và địa thế hai bên bờ để bố trí lực lượng. Nguyễn Huệ cho triển khai lực lượng tại khu vực đã được lựa chọn từ trước. Từ Rạch Gầm tới Xoài Mút, ngoài việc lựa chọn bố trí lực lượng thủy quân tinh nhuệ, Nguyễn Huệ còn cho bố trí tập trung đại bác và lực lượng quân bộ ở hai bên bờ để sẵn sàng giáp chiến, bảo đảm khóa chặt quân địch khi chúng đi vào địa bàn tác chiến. Hai bên sườn trận địa mai phục, quân Tây Sơn còn bố trí xen kẽ lực lượng thủy quân ở các luồng, lạch, nhánh sông kết hợp với bộ binh, sẵn sàng đánh vào bên sườn đội hình địch cả trên sông, trên bộ.

    Đánh tốc chiến

    Một trong chiến thuật nổi bật của quân Tây Sơn là đánh tốc chiến, trong bức thư của giáo sỹ tên là Le Breton, ghi ngày 02-08-1788, ông viết: “Như thế Nguyễn Huệ đã trở về Phú Xuân vào đầu tháng 7. Ông đã bắt quân phải về gấp rút đến nỗi có nhiều binh sĩ chết vì mệt mỏi và nắng nực. Ngay cả voi ngựa cũng chết”. Lúc ra Thăng Long bắt giết Vũ Văn Nhậm, từ Phú Xuân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã tự đốc thức bộ binh, kỵ binh ngày đêm tiến binh. Chừng hơn 10 ngày đã đến Thăng Long. Trong Nhật ký của Giáo hội Truyền giáo Bắc Hà gửi về cho Giáo hội Trung ương có thuật lại sức tiến quân vũ bão của hoàng đế Quang Trung: “Ông (Nguyễn Huệ) tiến như vũ bão ra Bắc và chỉ mất có 10 ngày, không quản đường xa khó nhọc đã giết chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất 3 hay 4 ngày”. Với quãng đường dài hơn 600 trăm cây số, thời gian di chuyển chỉ mất 10 ngày; đường sá lại bị núi sông cách trở, việc di chuyển cả một đoàn quân lớn như vậy thật là phi thường. Sức ngựa voi mà còn chịu không nổi phải chết dọc đường huống hồ sức người.

    Tấn công bất ngờ

    Không chỉ tấn công thần tốc mà chiến thuật đi đôi của Quang Trung là tấn công bất ngờ, đánh vào những thời điểm đối phương không thể ngờ tới, việc phòng bị của họ lơ là vì vậy dẫn đến bại trận.

    Trong cuộc tấn công ra bắc vào 1786, trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác, thì quân Tây Sơn bắt đầu lên đường ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25 tháng 5 năm 1786. Đến trung tuần tháng 5 âm lịch năm 1786, đạo quân bộ của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở tay. Hoàng Nghĩa Hồ mang quân ra chống cự bị tử trận. Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân. Lần thứ 2, quân Trịnh lại bất ngờ. Trịnh Tông tập trung ở bến Tây Long, có 100 voi chiến,[39] tổng cộng 30.000 quân Trịnh phòng thủ Thăng Long. Trong tình thế nguy cấp biết trước sẽ bị tấn công, quân Trịnh vẫn không cảnh giác, cho rằng quân Tây Sơn chưa thể tiến đến Thăng Long nhanh chóng. Cuối cùng, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

    Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), quân Tây Sơn đã ra đến tận Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với binh sĩ rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh. Quân Mãn Thanh và Lê Chiêu Thống đang trong thời gian chuẩn bị ăn Tết đã không phòng bị tốt, cộng với thói kiêu ngạo của Tôn Sĩ Nghị khiến họ thật sự bất ngờ. Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan vỡ quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu – 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.

    Sử dụng hỏa lực

    Một yếu tố tạo nên sức mạnh vượt trội của quân đội Tây Sơn là việc sử dụng phổ biến và tập trung số lượng lớn vũ khí thuốc súng. Các loại vũ khí cầm tay như hỏa hổ gọn nhẹ đã được trang bị cho toàn quân. Ngoài ra còn sử dụng hỏa cầu lưu hoàng giống như một loại lựu đạn cỡ lớn. Điều này đã tăng khả năng chiến đấu trong quân đội. Đại bác cũng sử dụng với số lượng lớn. Các loại vũ khí thuốc súng được kết hợp với đội hình voi chiến, từ lưng voi binh lính sử dụng cả pháo, hỏa hổ, hỏa cầu lưu hoàng. Trong trận đánh ở chiến lũy Trấn Ninh (Quảng Bình) vào năm 1802, quân Tây Sơn đã huy động cả ngàn khẩu pháo. Ngày 20 tháng 1 năm 1785, hỏa hổ và hỏa cầu lưu huỳnh Tây Sơn đã tấn công dữ dội hơn 300 thuyền chiến Xiêm La trong Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

    Thủ đoạn chính trị

    Tây Sơn sử dụng các biện pháp tâm lý để đạt được sự ủng hộ của đông đảo người dân, huy động nhiều thanh niên gia nhập quân đội. Trước hết, trong giai đoạn mới dựng cờ khởi nghĩa, Tây Sơn lợi dụng danh nghĩa nổi dậy chống quyền thần Trương Phúc Loan để phò chúa Nguyễn (ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương). Vì vậy, được lòng cả chúa Nguyễn và nhiều người. Sau diệt Nguyễn, cảm thấy đánh không lại quân Trịnh, Tây Sơn lại tiếp tục hòa hoãn làm cánh tay dài của quân Trịnh.

    Giai đoạn sau khi bỏ sử dụng danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ sai Nguyễn Hữu Chỉnh làm tiến quân ra Bắc. Thua trên chiến trường, không được lòng dân, Chúa Trịnh bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời