Giống và khác nhau giữa Nền kinh tế thị trường và Nền kinh tế bao cấp?

Câu hỏi

Cho em hỏi là sự giống nhau và khác nhau giữa Nền kinh tế thị trườngNền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là gì?

trong tiến trình 0
thutrinh 4 năm 2020-04-29T15:30:55+07:00 2 Câu trả lời 9482 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

    1
    2020-04-29T15:58:25+07:00

    Kinh tế thị trường là gì?

    Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

    Ưu điểm

    Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

    Nhược điểm

    Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội và quan niệm. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.

    Sau một thời gian cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé”, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ dần biến mất, chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn. Kinh tế thị trường sẽ dần biến thành độc quyền chi phối.

    Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất liên tục, sớm muộn sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Trong giai đoạn đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng với cung. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa: hàng hoá bị ứ đọng, giá cả sụt giảm, do không bán được hàng để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 chính là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết hợp lý của chính phủ.

    Đó là chưa kể vấn đề về sự sai và sót trong thông tin có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp và lạm phát.

    Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, một số ít người vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho số đông. Ví dụ: 1 vùng xảy ra dịch bệnh nên bị thiếu thuốc men, nếu Nhà nước không can thiệp (quy định mức giá tối đa, cấm đầu cơ tích trữ) thì các nhà buôn thuốc sẽ lợi dụng tình trạng này để đẩy giá bán thuốc chữa bệnh lên cao, phần lớn dân nghèo sẽ không đủ tiền mua thuốc và sẽ phải chết vì bệnh dịch. Hoặc thị trường sản xuất phim ảnh, ca nhạc giải trí vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những tác phẩm mang nội dung phản cảm, đồi trụy, gây tổn hại tới đạo đức xã hội.

    Để cơ chế thị trường không phát sinh tiêu cực, thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo, thông tin minh bạch, không có các ảnh hưởng ngoại lai, không có đầu cơ, không có vi phạm đạo đức kinh doanh, không có lách luật v.v… Tuy nhiên, trong thực tế không có nước nào đáp ứng hoàn hảo các điều kiện này, nên có những trường hợp cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế, thậm chí góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế hoặc khủng hoảng nhân đạo. Khi đó sẽ có thất bại thị trường.

    Trong thực tế hiện nay, để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, không có nước nào có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do – tự phát, các chính phủ luôn can thiệp vào thị trường dù ít hay nhiều. Cũng như vậy, không có nước nào có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (ngay cả kinh tế Bắc Triều Tiên cũng có một phần nhỏ là kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình). Thay vào đó, hầu hết các nước có nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường và yếu tố can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít.

    Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.

    Kinh tế bao cấp là gì?

    Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy. Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước Đổi Mới.

    Trong nền kinh tế kế hoạch, thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

    Trong 10 năm bao cấp, Việt Nam thực hiện hai kế hoạch: 5 năm lần thứ II (1976-1980) và 5 năm lần thứ III (1981-1985). Do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, nhà nước Việt Nam xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu. Nhà nước xem thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản dẫn đến không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng vì Việt Nam sao chép mô hình kinh tế kế hoạch của Liên Xô mà không thật sự hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của mô hình này, không đủ năng lực quản lý kinh tế để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ hiểu đơn giản xây dựng chủ nghĩa xã hội là quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, sau đó phát triển kinh tế theo kế hoạch. Chính tư duy đơn giản đó dẫn họ đến thất bại. Hơn nữa nội lực của Việt Nam quá yếu nên mô hình kinh tế kế hoạch hóa cũng không thể nào phát huy được tác dụng tập trung nội lực để đầu tư phát triển.

    Vai trò của tiền tệ

    Dưới thời bao cấp, do thiếu hàng hóa nên việc phân phối hàng hóa chủ yếu dựa vào hệ thống tem phiếu. Thị trường chợ đen vẫn tồn tại nhưng không phải kênh phân phối hàng hóa chính. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%.

    Thị trường tự do bị xem là bất hợp pháp và bị hạn chế nên hàng hóa lưu thông trên thị trường chợ đen ít và giá rất cao. Người dân, cán bộ công nhân viên thường bán hàng tiêu dùng mà họ không sử dụng ra thị trường chợ đen.

    Nông nghiệp

    Sau năm 1975, với tiêu chuẩn phân phối trung bình 9 kg gạo/người/tháng thì 4 triệu dân thành thị mỗi năm phải cần 530.000 tấn gạo. Nhưng số lượng này không được đảm bảo khi Nhà nước chỉ có thể huy động nổi hơn 1 triệu tấn mỗi năm trên toàn quốc trong khi số gạo đó phải dùng để nuôi một quân đội thường trực lớn và phân phối cho dân thành thị. Chính vì thế nhà nước chỉ có thể cung cấp cho người dân thành thị một lượng lương thực và thực phẩm tối thiểu vừa đủ để họ duy trì cuộc sống. Trong thời bao cấp xảy ra một nghịch lý người dân thành thị có khẩu phần ăn còn kém chất lượng hơn người dân nông thôn trong khi ở các quốc gia khác thành thị luôn có mức sống cao hơn nông thôn.

    Văn hóa

    Người dân ít được tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc… đều được kiểm soát, được xem là “trong sạch”, gần gũi quần chúng và có giá trị nghệ thuật. Văn học được lưu hành chủ yếu là văn học cổ điển, văn học Nga, văn học xã hội chủ nghĩa, văn học cánh tả, văn học hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa và lãng mạn tích cực; các trường phái được xem là “tiêu cực”, “rẻ tiền” không được phép lưu hành.

    Phim chỉ có phim nhựa (kể cả phim tài liệu), chưa có phim truyền hình, chủ yếu chiếu rạp, lưu động và phát một số buổi nhất định trên truyền hình. Phim thương mại được chấp nhận ở mức độ nhất định. Các phim nước ngoài được trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa (phim Trung Quốc bị cấm sau chiến tranh biên giới năm 1979), ngoài ra còn có phim các nước Pháp, Mỹ, Anh, Ấn Độ,…

    Nhà nước chú trọng chống mê tín dị đoan, phổ biến khoa học. Báo chí không có quảng cáo thương mại. Các tờ báo rất giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ khác là phục vụ cho các đối tượng khác nhau, không chạy theo lợi nhuận, được bao cấp. Các văn nghệ sĩ sinh hoạt trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, được nhà nước trả lương như công chức.

    Xã hội

    Ngoài hậu quả kinh tế, thời bao cấp tại Việt Nam cũng là thời kỳ khép kín và nghi kỵ về mặt xã hội và chính trị. Mặc dù không có luật chính thức, nhưng nhà nước khá thận trọng với người phương Tây, người nước ngoài vì khác biệt tư tưởng và các vấn đề an ninh. Người Việt phần lớn không được tiếp xúc với người ngoại quốc. Ai vi phạm sẽ bị công an tra hỏi. Du lịch không được quan tâm, xuất nhập cảnh rất gắt gao.

    Sự thiếu thốn thời bao cấp khiến nạn ăn cắp vặt nảy sinh. Phân hóa giàu nghèo rất thấp. Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị. Sinh viên ra trường đều có việc làm nhưng chịu sự phân công của nhà nước, không được tự lựa chọn công việc, không bị thất nghiệp. Thi đại học rất khó, đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Tính cộng đồng trong xã hội cao. Không có nhiều loại hình giải trí nhưng con người ít chịu áp lực của công việc và nhu cầu vật chất hơn so với thời kỳ Đổi Mới.

    Giáo dục

    Thành tựu giáo dục trong thời kỳ này là phát triển hệ thống giáo dục phổ thông đại trà đến tận cấp xã; mỗi xã, phường đều có trường phổ thông cấp I hoặc trường phổ thông cấp I-II, kể cả giáo dục mầm non; tập trung cho công tác bổ túc văn hóa và xóa mù chữ trong độ tuổi đi học; mỗi quận – huyện, thị xã có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển mạnh về mặt số lượng, chất lượng hệ thống giáo dục lại đi xuống vì tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên được đào tạo tốt, lương giáo viên bị hạ thấp, việc thi cử bị buông lỏng, bệnh thành tích phát triển.

    Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981.

    Đến năm 1981, thì cho áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc (thêm lớp 5). Năm 1992-1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9). Từ đó đến nay toàn bộ hệ thống là 12 năm thống nhất cả nước. Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành giáo dục dần quay lại chữ viết cũ. Do tinh thần chỉ đạo hệ thống giáo dục Việt Nam phải bắt kịp trình độ Liên Xô và các nước Đông Âu, khiến chương trình giảng dạy của cuộc cải cách giáo dục năm 1981 bị chính các nhà trường kêu quá tải. Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu sách giáo khoa bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung sách giáo khoa.

    Y tế

    Thời bao cấp, người dân đi khám chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán mà không mất tiền, song điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn.[26] Bao cấp nhưng trong bối cảnh Nhà nước thiếu kinh phí, sản xuất không phát triển nên bệnh viện gặp vô vàn khó khăn. Các loại thuốc men, trang thiết bị y tế… chủ yếu được viện trợ. Bộ Y tế có cả Vụ kế hoạch, Cục Vật tư làm nhiệm vụ phân chỉ tiêu cho các bệnh viện. Ví dụ Bệnh viện Bạch Mai một năm được cấp bao nhiêu cái chiếu, chăn, đường, sữa, xăng dầu, thuốc men… Các bệnh viện thời bao cấp có quy mô nhỏ, chủ yếu kiểu nhà một tầng đến ba tầng. Thuốc men, thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu một phần nhập khẩu, một phần được viện trợ từ các nước cộng sản.

    Đổi mới

    Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, Việt Nam đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (năm 1985) về giá – lương — tiền; thực hiện Nghị định số 25 – CP và Nghị định số 26 – CP của Chinh phủ… Đó là những căn cứ thực tế để Đảng Cộng sản Việt Nam đi đến quyết định thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý kinh tế.

    Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.

    (Nguồn: Wikipedia)

  1. Một số điểm khác nhau rõ rệt giữa Nền kinh tế thị trường và Nền kinh tế bao cấp đó là:

    1) Sự khác nhau

    – Kinh tế thị trường: đa dạng nhà cung cấp, nguồn cung cấp, tư nhân tham gia sản xuất, thương mại, lời lỗ tư nhân chịu, đồng thời khi tạo ra giá trị thì tư nhân phải có nghĩa vụ hoàn thành thuế cho nhà nước.

    – Kinh thế bao cấp: nhà nước bao cấp hết tất cả, lời lỗ nhà nước chịu.

    – Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng Xã hội chủ nghĩa lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó, chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

    – Tính định hướng Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.

    2) Sự giống nhau

    Sự giống nhau biểu hiện ở chỗ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… Đồng thời, cả nền kinh tế thị trường ở các nước Tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết (quản lí) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.

Để lại câu trả lời