Hiệu ứng Ratner là gì?

Câu hỏi

Doanh nhân, dân kinh doanh hay khuyên bảo nhau phải thận trọng với Hiệu ứng Ratner (Ratner Effect) hay còn gọi là Hành động Ratner. Vậy hiệu ứng Ratner là gì mà dân kinh doanh phải dè chừng đến vậy?

Hiệu ứng Ratner là gì?

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 5 năm 2018-11-21T14:32:28+07:00 2 Câu trả lời 1050 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. “Hiệu ứng Ratner” bắt nguồn từ câu chuyện xảy ra vào năm 1991. Trong một sự kiện khi đó Gerald Ratner (ông chủ của đế chế trang sức Ratners nổi tiếng Anh quốc) được mời làm diễn giả và ông đã phát biểu là: “Làm cách nào để bán trang sức rẻ như vậy ư? Bởi vì chúng vốn dĩ chỉ là rác rưởi rẻ tiền mà thôi!”, ông còn bồi thêm: “Công ty của chúng tôi bán sản phẩm rẻ bèo, chúng thậm chí còn rẻ hơn cả một chiếc bánh sandwich kẹp tôm và tất nhiên giá cả đi đôi với chất lượng, chúng rất nhanh hỏng”.

    Lúc này, báo chí truyền thông liên tục đưa tin và bị mọi người tẩy chay các cửa hàng bán sản phẩm trang sức của Ratner vì không ai muốn mua một “thứ rác rưởi” như vậy. Giá cổ phiếu bốc hơi hơn 600 triệu USD. Chỉ vì một câu nói vạ miệng chỉ trong một phút mà đánh sập cơ đồ công ty cả tỷ đô la. Hiệu ứng Ratner ra đời từ sự kiện này để chỉ những phát ngôn vạ miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện làm ăn.

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    1
    2018-11-25T20:20:47+07:00

    Tháng 11/2018 xảy ra một việc tương tự đối với Dolce & Gabbana (D&G). Trước đó, 3 video quảng cáo với hình ảnh một người mẫu Trung Quốc ăn bằng đũa các món truyền thống của Italy như pizza, mỳ Ý một cách lúng túng, loay hoay vấp phải phản ứng dữ dội từ cư dân mạng Trung Quốc. Nhiều người cho rằng những video này mang tính phân biệt chủng tộc và mang đậm những định kiến về Trung Quốc. 3 video sau đó đã được xóa khỏi tài khoản mạng xã hội Weibo của Dolce & Gabbana. Ngày 22/11, hàng hóa của Dolce & Gabbana đồng loạt bị rút khỏi các trang thương mại điện tử Trung Quốc khi làn sóng tẩy chay lan rộng, theo CNBC.

    Những ngày qua, nhà mốt Dolce & Gabbana lao đao vì vướng vào lùm xùm kỳ thị người Trung Quốc. Theo tờ Independent, ông chủ thương hiệu này buông lời nhục mạ người Trung Quốc. Sự việc bị đẩy lên cao trào khi tài khoản có tên Michael Atranova công bố đoạn tin nhắn với Stefano Gabbana. Trong tin nhắn, nhà thiết kế lừng danh mô tả Trung Quốc là “quốc gia của những đống phân”.

Để lại câu trả lời