Hồ sơ đầu tư cá nhân là gì?

Câu hỏi

Khi tham gia đầu tư chứng khoán, người môi trường thường kêu xây dựng hồ sơ đầu tư cá nhân. Vậy hồ sơ đầu tư cá nhân là gì và xây dựng thế nào?

Hồ sơ đầu tư cá nhân

trong tiến trình 0
Thúy Vy 2 năm 2021-11-04T02:14:45+07:00 0 Trả lời 57 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Xây dựng hồ sơ đầu tư cá nhân

    Hồ sơ đầu tư cá nhân là gì?

    Một trong những bước mấu chốt và tiên quyết trong hành trình quản trị tài chính cá nhân một cách bài bản và có hệ thống đó là xây dựng hồ sơ đầu tư phù hợp cho bản thân, điều mà các quỹ đầu tư tỷ đô thậm chí vẫn phải liên tục đánh giá định kỳ.

    Hiểu đơn giản, Hồ sơ đầu tư cá nhân là hệ thống các đặc điểm, tiêu chí về khả năng và mong muốn chấp nhận rủi ro, mục tiêu đầu tư, tiến trình đầu tư, các ràng buộc và một số cân nhắc mang tính cá nhân khác. Khi xây dựng được một cách rành mạch, hồ sơ đầu tư giúp cho bạn hiểu được bức tranh tài chính của mình, cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và hoàn cảnh cá nhân, gián tiếp giúp bạn kỷ luật hơn trong các quyết định đầu tư của mình.

    Xác định mục tiêu tài chính cá nhân

    Tất cả mọi người đều luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất có thể trong đầu tư, tuy nhiên lợi nhuận kỳ vọng càng cao sẽ đi kèm rủi ro cao và nhiều hành vi tài chính khác biệt hơn. Do vậy một mục tiêu phù hợp thường gắn liền với các nhu cầu trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cân bằng nhiều lợi ích khác.

    Mục tiêu này gắn liền với hoạt động xây dựng Bảng cân đối tài sản, thường là để giúp cho khoản mục Tài sản đáp ứng được các nhu cầu quan trọng và cấp thiết. Ngoài ra, có các dạng mục tiêu cụ thể khác nhau như: Duy trì lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng/lạm phát và duy trì biến động danh mục thấp; hoặc là Tạo ra thu nhập cao từ khoản tiền nhàn rỗi cho mục tiêu mua thêm căn nhà thứ 2 trong 5 năm tới.

    Nhu cầu thanh khoản, chu kỳ đầu tư

    Xuất hiện trong “Top-line” của Hồ sơ, nhu cầu này nhiều người không thể nói rõ thành câu từ nhưng luôn tồn tại trong cuộc sống. Việc xác định các thời điểm phải “cash out” trong thời gian tới, cũng như những nhu cầu dự phòng có thể xuất hiện đột xuất, giúp cho bạn bắt buộc phải chủ động phân bổ các tài sản thanh khoản cao như Tiền gửi, Chứng khoán, Chứng chỉ quỹ, Vàng, tránh những hành động đi ngược lại nhu cầu như việc đầu tư toàn bộ vào các tài sản như Bất động sản, Trái phiếu kỳ hạn dài…

    Với chu kỳ đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cũng có thể xem xét Đầu tư tích sản định kỳ vốn chứng minh hiệu quả và tính ổn định qua thời gian, hạn chế khá nhiều rủi ro. Đối với các chu kỳ đầu tư ngắn hơn, chiến lược này lại không phù hợp, các hoạt động đầu tư chủ động sẽ giúp cho nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh khoản lúc cần thiết.

    “Mong muốn” rủi ro và Khả năng chấp nhận rủi ro

    Đây là hai khái niệm quan trọng nhưng lại ít được phân tách rạch ròi. Biến động mang lại hai chiều Rủi ro chiều xuống và Khả năng tăng trưởng cao hơn kỳ vọng. Do vậy, nhiều nhà đầu tư mơ mộng về một mục tiêu tài chính “trên trời”, muốn chấp nhận rủi ro ở mức cao, nhưng lại không xác định được rằng liệu hoàn cảnh tài chính cá nhân có phù hợp để mạo hiểm như vậy hay không. Ngược lại, cũng không ít nhà đầu tư theo xu hướng cẩn trọng quá, phân bổ hầu hết vào các tài sản ít rủi ro, trong khi khoản tiền nhàn rỗi và không ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu hoàn toàn có thể chịu mức rủi ro đầu tư cao hơn để gia tăng hiệu quả.

    Một số trường hợp điển hình được coi là đủ khả năng để có thể chấp nhận mức rủi ro cao cho kỳ vọng lợi nhuận:

    (1) Tiền nhàn rỗi và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng tài sản;

    (2) Nhà đầu tư đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp và con đường tích lũy tài sản, với human capital cao và nhiều cơ hội để tích lũy lại;

    (3) Khoản đầu tư giành riêng cho các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, không ảnh hưởng đến nhu cầu thiết yếu…

    Ba nội dung trên đây thường là tiền đề để nhà đầu tư cá nhân xác định được hướng đi của mình trong các chiến lược đầu tư theo suốt con đường tích sản dài hạn. Dù cần thiết và mang nhiều ý nghĩa, nhưng việc thiết kế được bức tranh nói trên chưa được hầu hết nhà đầu tư giành thời gian xây dựng rành mạch. Nếu bạn bắt đầu đầu tư với tư duy phù hợp với hoàn cảnh như trên, đi cùng với kỷ luật trong quản trị tài chính cá nhân, thì mục tiêu tự do tài chính phần nào đã gần hơn được phần nhiều.

    (Nguồn: Quỹ Đầu tư Chủ động VNDAF)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời