Làm cách nào để bớt tật nói dối?

Câu hỏi

Dạo này em hay có cái tật là nói dối í, mọi người có cách nào để giúp em trị được cái bệnh nói dối này được không ạ? Tâm lý như vậy có bình thường không?

Tật nói dối

trong tiến trình 0
haohao23 2 năm 2022-07-27T18:27:43+07:00 0 Câu trả lời 75 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Nói dối

    Một lời nói dối (hay nói xạo, nói láo, nói dóc) là một phát ngôn sai trái có mục đích, dùng cho việc lừa gạt đối phương. Nói dối có thể phục vụ cho nhiều mục đích và các chức năng tâm lý khác tùy theo cá nhân sử dụng nó. Thông thường, “nói dối” mang hàm ý tiêu cực và tùy vào hoàn cảnh, người nói dối sẽ là đối tượng chỉ trích, chê bai, gièm pha, bêu xấu của xã hội, pháp luật hay tôn giáo.

    Hậu quả tiềm tàng của việc nói dối là rất đa dạng. Thông thường nói dối nhằm mục đích lừa dối, khi lừa dối thành công, người nghe cuối cùng có một niềm tin sai lệch (hoặc ít nhất là một cái gì đó mà người nói tin là sai). Khi sự lừa dối không thành công, một lời nói dối có thể bị phát hiện. Việc phát hiện ra lời nói dối có thể làm mất uy tín của các tuyên bố khác bởi cùng một người nói, làm mất danh tiếng của người đó. Mọi người xung quanh cũng có thể mất niềm tin vào họ.

    Tâm lý học khẳng định rằng khả năng nói dối là một tài năng mà mọi con người trên toàn cầu đều có.

    Lý thuyết tiến hóa được Darwin đề xuất cho rằng chỉ có kẻ mạnh nhất mới sống sót và bằng cách nói dối, chúng ta hướng đến việc cải thiện nhận thức của người khác về hình ảnh xã hội và tình trạng, khả năng và mong muốn của họ nói chung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người bắt đầu nói dối ở khi sáu tháng tuổi, thông qua khóc và cười, để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy sự hiện diện của sự khác biệt giới tính trong nói dối.

    Mặc dù đàn ông và phụ nữ nói dối với tần suất bằng nhau, đàn ông có nhiều khả năng nói dối để làm hài lòng chính họ trong khi phụ nữ có nhiều khả năng nói dối để làm hài lòng người khác. Giả định là con người là những cá nhân sống trong một thế giới cạnh tranh và các chuẩn mực xã hội nghiêm ngặt, nơi họ có thể sử dụng lời nói dối và lừa dối để tăng cường cơ hội sống sót và sinh sản.

    (Nguồn: Wikipedia)

    1
    2022-07-27T18:55:35+07:00

    Nói dối không phải lúc nào cũng sai, người nói dối có thể nhằm lừa dối chính mình hoặc người khác để đạt được mục đích. Trước tiên phải tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao bạn thường nói dối? Vì sợ người khác biết điều gì đó, không muốn người khác biết sự thật không tốt, cố tình lừa người khác để đạt được lợi ích cho mình, sợ người khác uy hiếp nếu biết sự thật,… Dù là lý do gì bạn cần phải sống thật với chính mình và tin vào lẽ phải, luôn đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra để tìm cách giải quyết hợp lý.

    Nếu lời nói dối không gây hại ai thì cũng không sao, nhưng đừng dùng nó như 1 công cụ lâu dần sẽ thành một thói quen xấu. Nếu lời nói dối tại một thời điểm nào đó có thể giúp ích cho người khác thì không sao cả.

    Tác hại lớn nhất của nói dối là mất niềm tin từ người khác nếu họ phát hiện ra, những việc quan trọng họ sẽ không dám giao cho bạn.

    » Xem thêm bài học về truyện ngụ ngôn Cậu bé chăn cừu để biết tại sao không nên nói dối.

Để lại câu trả lời