Loài động vật nào không xì hơi?

Câu hỏi

Kể tên các loài động vật nào không thể xì hơi? Xì hơi ở động vật là tốt hay xấu cho chúng?

Động vật xì hơi

 

trong tiến trình 0
minhduongng02 3 năm 2021-10-07T14:02:50+07:00 0 Trả lời 278 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Loài động vật nào đánh rắm, loài nào không?

    Đánh rắm (xì hơi) trong vương quốc động vật rất đa dạng. Một sự thật “ngạc nhiên chưa” đó là hầu hết tất cả các loài động vật có vú đều đánh rắm, ngoại trừ con lười.

    1) Đánh rắm có nhiều hình thức

    Đánh rắm chỉ đơn giản là khí đi ra từ đầu còn lại của hệ tiêu hóa (đầu kia là miệng). Định nghĩa của nó gồm một loạt các quá trình sinh học.

    Đối với con người và họ hàng động vật có vú của chúng ta, rắm chủ yếu là kết quả của tiêu hóa. Vi khuẩn phân nhỏ thức ăn trong ruột và tạo ra các loại khí như CO2 hoặc metan như một sản phẩm phụ. Ở người, những vi khuẩn này giúp chúng ta phá vỡ các nguyên liệu thực vật dạng sợi có trong đậu, ngũ cốc và rau quả.

    Tương tự như vậy, ngựa xì hơi rất nhiều vì chế độ ăn của chúng chủ yếu là thực vật và thức ăn xơ của chúng được tiêu hóa thông qua quá trình lên men ở nửa sau của đường tiêu hóa (voi và tê giác cũng vậy). Nhưng chế độ ăn nhiều thịt cũng có thể khiến chủ thể đánh rắm nhiều (vì thịt đỏ có chứa lưu huỳnh và các hợp chất có mùi hôi khác).

    Hải cẩu đánh rắm có mùi như cá.

    Một số loài cũng nuốt không khí và sau đó đẩy khí ra đằng mông, đây cũng tính là đánh rắm.

    Rắn san hô Sonoran có một lỗ giống như hậu môn gọi là lỗ huyệt (cloaca) có thể hút không khí và sau đó đẩy khí ra tạo thành tiếng “bụp” để xua đuổi động vật ăn thịt. Vâng, đó là một cái rắm.

    Ngựa vằn xì hơi khi bị giật mình.

    Bò xì hơi, và cũng ợ khoảng 100 đến 200 kg metan mỗi năm, đây là một vấn đề lớn đối với sự nóng lên toàn cầu.

    Bạch tuộc không đánh rắm ra hơi, nhưng chúng có thể đẩy ra một tia nước để tự đẩy mình qua đại dương (đây là một cú xì hơi giả).

    Vẹt không đánh rắm nhưng chúng có thể mô phỏng tiếng đánh rắm của con người.

    Không ai biết liệu nhện có xì hơi hay không; chưa có ai nghiên cứu cả.

    Cá voi đánh rắm chỉ mới được ghi lại một vài lần trên máy ảnh.

    Lười không đánh rắm vì dù chúng ăn rất nhiều thực vật, chúng không thải khí qua đường tiêu hóa chậm chạp. Chúng chỉ ị khoảng 3 lần/tuần.

    Nếu khí tích tụ trong ruột của con lười, trong một thời gian dài, lười có thể bị bệnh – và thậm chí nứt bụng. Vì vậy, có thể hơi của lười đơn giản là đã được hấp thu vào máu từ ruột và rồi hơi đi ra ngoài theo đường thở.

    Có một số trường hợp các nhà nghiên cứu không biết liệu động vật có xì hơi hay không. Giống như kỳ nhông và các động vật lưỡng cư khác, chúng có thể không có cơ thắt đủ mạnh để tạo ra áp lực cần thiết cho một cú xì hơi dứt khoát. Khí có thể liên tục thoát ra từ mông các động vật này. Đó có phải là một cái rắm không? Một vài câu hỏi trong khoa học tốt nhất là nên để lại cho triết học.

    Người ta chưa bao giờ ghi lại được dơi đánh rắm trong các tài liệu khoa học. Có thể là dơi không đánh rắm: Dơi tiêu hóa thức ăn của chúng trong vòng vài phút sau khi ăn nó. Chất thải thực phẩm có thể được bài tiết nhanh đến mức chưa có cái rắm nào được hình thành.

    2) Đánh rắm giúp động vật sống sót

    Cá trích – một loài cá nước mặn nhỏ thường được muối – dùng đánh rắm để liên lạc với nhau, để chúng có thể ở gần nhau trong một đàn, ngay cả trong bóng tối.

    Lợn biển giữ hơi để nổi trong nước, và chúng thường xì hơi trước khi lặn xuống từ mặt nước. Rất dễ phát hiện ra một con lợn biển bị táo bón: những con này sẽ bơi với đuôi nhô lên khỏi mặt nước, không thể đẩy khí nổi ra khỏi mông.

    Một loài côn trùng lacewing (Berothidae) (con này giống con lai giữa bướm đêm và chuồn chuồn), khi ở giai đoạn ấu trùng, chúng đánh rắm có chứa hóa chất gây choáng con mối rồi con côn trùng này ăn luôn con mồi vừa bị “vô hiệu hóa” vì cái đánh rắm.

    Đối với một loài của Cá chép răng (Cyprinodontidae), đánh rắm là vấn đề sống hay chết. Những con cá nước ngọt nhỏ này ăn tảo trên sông ở Nam Mỹ. Những loài tảo này tạo ra khí, làm phồng ruột cá và khiến cá nổi lên mặt nước, nơi chúng dễ bị ăn thịt hơn. Vì vậy, cá phải đánh rắm để chìm xuống vùng an toàn oàn. Nghe có vẻ hài, cứ tưởng tượng là chúng phải cong mình trên mặt nước, cố gắng xì hơi để lặn xuống.

    3) Khủng long có đánh rắm không?

    Đầu tiên, có chứng cứ phản bác rằng những con chim hiện đại là hậu duệ đã tiến hóa của khủng long. Nói chung thì chim không xì hơi; chúng thiếu vi khuẩn dạ dày gây tích tụ khí trong ruột.

    Nhưng khủng long cũng nhiều loài. Có loài ăn thịt như khủng long bạo chúa đáng sợ, cũng có những con khổng lồ như khủng long ăn cỏ. Có thể rằng những con khủng long ăn cỏ có vi khuẩn cần thiết để phân hủy thực vật có xơ và tạo ra khí.

    Lược dịch: Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á

    (Nguồn: Brian Resnick, Farts: which animals do, which don’t, and why, vox.com, 19/10/2018)

Để lại câu trả lời