Nền kinh tế chia sẻ là gì?

Câu hỏi

Lâu nay mọi người hay nghe nhắc tới công nghệ 4.0, mô hình kinh tế, nền kinh tế chia sẻ. Vậy thế nào là kinh tế chia sẻ? Việt Nam hiện đang áp dụng kinh tế chia sẻ như thế nào trong đời sống xã hội? Một vài cuốn sách nói về kinh tế chia sẻ này?

Nền kinh tế chia sẻ - Sharing economy

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 5 năm 2019-07-01T19:31:55+07:00 7 Câu trả lời 1587 lượt xem 1

Câu trả lời ( 7 )

  1. Có thể kể đến một số nền tảng công nghệ kinh tế chia sẻ thành công trên thế giới như: Uber, Grab, Airbnb,…

    Kinh tế chia sẻ (sharing economy) hay tiêu dùng cộng tác là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).

    Khái niệm này không phải là mới. Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là ví dụ nổi tiếng trong doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là tự phục vụ.

    Nhưng có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới.

    Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ.

    Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng.

    Thứ ba, các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).

    Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh nghiệp, các cá nhân, cộng đồng và cho xã hội nói chung.

    Các loại hình Kinh tế chia sẻ

    1/ Hệ thống sản phẩm dịch vụ

    Hàng hóa được sở hữu tư nhân có thể được chia sẻ hoặc cho thuê thông qua chợ peer-to-peer. “Drive Now” Eg của BMW là một dịch vụ chia sẻ xe mà cung cấp một thay thế cho việc sở hữu một chiếc xe hơi. Người dùng có thể truy cập vào một chiếc xe hơi khi và nơi họ cần đến chúng và trả tiền cho việc sử dụng của họ theo phút.

    2/ Thị trường phân phối lại

    Một hệ thống tiêu thụ hợp tác dựa trên dịch vụ hoặc hàng hóa trước khi sở hữu được truyền từ một người không muốn có chúng cho những người muốn có chúng. Đây là một thay thế cho các phương pháp phổ biến hơn “giảm, tái sử dụng, tái chế, sửa chữa” của xử lý chất thải. Trong một số thị trường, hàng hóa có thể được miễn phí, như trên Freecycle và Kashless. Trong những người khác, các hàng hóa được trao đổi (như trên Swap.com) hoặc bán lấy tiền mặt (như trên eBay, Craigslist, và uSell). Có một số ngày càng tăng của thị trường chuyên gia cho các mặt hàng thời trang preowned, bao gồm cả Copious, Vestiaire Collective, BuyMyWardrobe and Grand Circle. Các hình thức khác của các thị trường phân phối bao gồm ReHome (một dịch vụ thú cưng phân phối miễn phí bởi PetBridge.org).

    3/ Lối sống hợp tác

    Hệ thống này được dựa trên những người có nhu cầu tương tự hoặc lợi ích dải với nhau để chia sẻ và trao đổi tài sản ít hữu hình như thời gian, không gian, kỹ năng, và tiền bạc. Một ví dụ sẻ Taskrabbit, mà phù hợp với người sử dụng cần thực hiện nhiệm vụ với “vận động viên” người kiếm được tiền bằng cách giúp họ hoàn thành của danh sách công việc phải làm. Sự phát triển của công nghệ điện thoại di động cung cấp một nền tảng để kích hoạt công nghệ GPS dựa trên địa điểm và cũng để cung cấp chia sẻ thời gian thực.

    (Theo Wikipedia)

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
  2. This answer is edited.

    Kinh tế chia sẻ đang dẫn dắt thị trường

    Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) đã làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu.

    Thị trường Việt Nam những năm gần đây cũng chịu tác động mạnh mẽ từ mô hình này, nhiều doanh nghiệp mới gia nhập cùng với những biến động khiến chính sách không thay đổi kịp.

    Theo nghiên cứu của Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), ước tính doanh thu toàn cầu từ các công ty cung cấp ứng dụng nền tảng kinh doanh chia sẻ sẽ đạt tới 335 tỷ USD vào năm 2025 so với doanh thu năm 2014 mới khoảng 15 tỷ USD. Giá trị lớn nhất của mô hình kinh doanh chia sẻ là tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, buộc thay đổi và cạnh tranh, tiết giảm chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực.

    Không chỉ là các ứng dụng gọi xe, mô hình kinh doanh chia sẻ cũng dần phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ du lịch, chia sẻ văn phòng, giúp việc nhà, vay mượn tài chính, sử dụng chung thiết bị điện tử…

    Theo số liệu của Grant Thornton, năm 2016, Airbnb (chia sẻ phòng lưu trú) chỉ có 6.500 căn hộ cho thuê tại Việt Nam, nhưng năm 2017, nguồn cung của Airbnb đã tăng gấp 2,5 lần với hơn 16.000 căn hộ, chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM. Mô hình này cũng kéo theo hàng loạt startup trong lĩnh vực cho thuê phòng trực tuyến tại Việt Nam như Luxstay, Mystay, Homeaway, Holteljob…

    Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mô hình kinh tế chia sẻ đã tận dụng được lợi thế của công nghệ để tiếp cận được số lượng lớn khách hàng và kéo chi phí xuống thấp hơn.

    Đây là cách giúp doanh nghiệp vận hành theo phương thức kinh doanh mới, tạo đà tái cấu trúc nhiều ngành nghề trên cơ sở tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, minh bạch và tính linh hoạt cao, đã tạo nhiều cơ hội hơn cho người dùng với chi phí phù hợp hơn.

    Song, quan trọng hơn hết là thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cải cách hành chính theo hướng chính phủ số, tạo thuận lợi hơn cho việc phát triển nền kinh tế số theo xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

    Mô hình kinh tế chia sẻ cũng sản sinh ra các quan hệ thị trường mới, vừa thúc đẩy cạnh tranh, vừa làm phát sinh sự xung đột. Dù được xem là mô hình mang đến nhiều lợi ích cho xã hội nhưng trong một giai đoạn ngắn, các nền kinh tế chưa có sự chuẩn bị cần thiết nhằm có chính sách phù hợp để thúc đẩy.

    Theo ông Stefan Hajkowicz – đại diện Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), sự phát triển của công nghệ mới làm thay đổi cách thức làm việc của người lao động. Ước tính 14% nghề nghiệp sẽ hoàn toàn biến mất và 48% công việc hiện nay sẽ phải thay đổi vì tự động hóa và công nghệ mới.

    Các quốc gia đều có chính sách ứng phó bằng các giải pháp đào tạo về kinh tế số giúp người lao động có thể chuyển đổi ngành nghề, thích ứng với các công việc mới, giảm nguy cơ bị thay thế. Cũng theo ông, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần dựa vào nguồn lao động thông minh để vượt qua bẫy thu nhập trung bình với các chính sách đổi mới sáng tạo.

    Theo khảo sát của CIEM, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh chia sẻ và 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ theo mô hình này.

    Tại Úc, theo số liệu của CSIRO dự báo đến cuối năm 2018, có hơn 50% dân số nước này từng sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ kinh doanh chia sẻ, từ cho thuê xe tự lái, nhà lưu động, gọi vốn đến chăm sóc thú cưng, cho thuê nhân viên… Ước tính 10% người dân Úc tăng thu nhập hằng tháng thêm 1.100USD nhờ tham gia vào mô hình kinh doanh chia sẻ.

    Nói về nền kinh tế chia sẻ, bà Sarah Pearson – Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho rằng, chính phủ cần tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, tránh làm hạn chế việc gia nhập thị trường của những mô hình này, có chính sách lường định các rủi ro và trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia. “Các chính phủ đều có cách phản ứng thực thi chính sách khác nhau nhưng đa phần là trên cơ sở hợp tác liên ngành”, bà Pearson nói.

    (Nguồn: doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/kinh-te-chia-se-dang-dan-dat-thi-truong-1086772.html)

  3. “Kinh tế chia sẻ” sống nhờ gì?

    Hầu như năm nào thế giới cũng chứng kiến một trào lưu hay cơn bão nào đó của giới công nghệ.

    Vào khoảng năm 2011 thì là Groupon, 2012 là sự trỗi dậy mạnh mẽ của mạng xã hội, OTT (Over The Top, như là Viber, Zalo…) và gần đây nhất là Uber và GrabTaxi.

    Hoặc là bán sỉ

    Ra đời từ năm 2009, Uber hiện được định giá 40 tỷ USD sau đợt huy động vốn mới nhất. Bên cạnh đó, một phiên bản sao chép của Uber nhưng dành riêng cho thị trường taxi là GrabTaxi cũng đã trải qua 3 vòng gọi vốn thành công với số tiền lên đến hàng trăm triệu đô.

    GrabTaxi là doanh nghiệp Đông Nam Á kêu gọi được nhiều tiền nhất trong cuộc chơi “đầu tư mạo hiểm” và được đầu tư bởi những cái tên sừng sỏ bậc nhất của Thung lũng Silicon như Tiger Global Management, GGV Capital, Vertex Venture Holdings…

    Ra đời sau Uber 2 năm, nhận đầu tư hàng trăm triệu đô cho thấy sức nóng của GrabTaxi không hề nhỏ. Theo một số chuyên gia trong giới đầu tư, những công ty này cũng được định giá gấp ít nhất 4-5 lần số vốn kêu gọi được. Như vậy, cuộc chơi này cho thấy đôi khi gầy dựng nên một công ty để rồi… bán đi thì có vẻ “hời” hơn chủ trương “nhặt bạc cắc”.

    Trên thực tế đã có không ít startup (công ty khởi nghiệp) làm được điều này như Instagram, WhatsApp (cùng bán cho Facebook với giá lần lượt là 1 tỷ USD và 19 tỷ USD), vốn gần như không thể thu phí từ người dùng nhưng thể hiện quyền lực của mình trong thế giới, cái quyền lực mà startup nào cũng thèm thuồng.

    Hoặc là bán lẻ

    Nhặt bạc cắc không hề xấu, mà còn là rất tốt nữa là khác. Đơn cử Google hay Facebook đều nhặt bạc cắc từ mỗi lượt xem hay mỗi lượt click nhưng đống bạc cắc ấy được lượm trên toàn cầu.

    Có những startup trong lĩnh vực “kinh tế chia sẻ” đang thành công với mô hình thu tiền lẻ như Airbnb, Agoda hay Uber. Tại Mỹ, Uber thu phí giao dịch từ tài xế trên mỗi chuyến đi là 20%. Con số 20% này đem lại cho Uber khoảng 2 tỷ USD trong năm 2014. Riêng ngày 31.12.2013, 60 thành phố đã đem lại cho Uber 11 triệu USD.

    Hiện nay dịch vụ này có mặt tại hơn 150 thành phố trên thế giới. Cùng mô hình, Airbnb chia sẻ phòng ở khi muốn đi du lịch giá rẻ. Thành lập từ năm 2008, đến nay website chia sẻ phòng này cũng đã được định giá lên đến 10 tỷ USD, cao hơn cả giá trị vốn hóa của tập đoàn khách sạn Accor vốn sở hữu hàng loạt bất động sản đắt đỏ.

    Hầu như chuyến đi nào, GrabTaxi cũng trợ giá cho hành khách ít nhất 15.000 đồng chưa kể các khoảng thưởng cho tài xế. Chắc hẳn ai cũng đặt câu hỏi GrabTaxi đào đâu ra tiền mà đốt suốt cả năm trời như vậy?

    Hãy thử suy nghĩ, các khoản tiền mà khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ sẽ đi đâu, các công ty bảo hiểm lấy tiền của chúng ta rồi làm gì để sinh lời mà trả lại cho khách hàng. Sau cùng, đốt lắm tiền vậy các doanh nghiệp này sẽ thu lại gì?

    Riêng TP.HCM ước chừng có khoảng 12.000 xe taxi các loại, mỗi xe sẽ có khoảng 30 chuyến mỗi ngày, suy ra mỗi tháng là 10.800.000 chuyến xe/tháng. Giả sử GrabTaxi chỉ chiếm 30% thị phần trong số này và mỗi chuyến họ chỉ lấy 5.000 đồng tiền phí/chuyến (thay vì 20% như Uber), thì đơn vị này sẽ có 16,2 tỷ đồng/tháng.

    Sẽ là cùng công thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ khác. Có chăng là khác về lĩnh vực hoạt động, có thể là du lịch, vận chuyển, biết đâu sẽ là học hành hay đi siêu thị giúp. Chỉ có một điều cốt lõi là tất cả sẽ xoay quanh công nghệ và cụ thể là smartphone. Các startup kể trên sẽ là con số 0 nếu không có smartphone. Tận sâu thẳm, có lẽ ta nên gửi lời cảm ơn đến Steve Jobs, người tạo ra cuộc cách mạng smartphone ngày nay.

    (Nguồn: nhipcaudautu.vn/nhan-vat/kinh-te-chia-se-song-nho-gi-3244570)

    3
    2019-07-02T16:11:16+07:00

    Xem thêm bài Thương mại điện tử phi tập trung – Một trong những vận dụng của kinh tế chia sẻ (Sharing economy). Với mô hình phổ biến FBA (Fulfillment by Amazone) và Dropshipping trên Ebay, Shopee, Lazada,…

    3
    2019-07-09T18:50:36+07:00

    Sách NỀN KINH TẾ CHIA SẺ: Sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa-trên-đám-đông

    – Phát hành: Nhà xuất bản Trẻ.
    – Tác giả: Arun Sundararajan.
    – Dịch giả: Nguyễn Tuấn Việt.

    Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:

    Arun Sundarajan giải thích sự chuyển biến đến trạng thái mà ông mô tả là “chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông” – một phương cách tổ chức hoạt động kinh tế mới mẻ có thể thế chỗ cho mô hình truyền thống lấy công ty làm trọng tâm.

    Dựa vào những nghiên cứu có chiều sâu và nhiều ví dụ từ thế giới thực – bao gồm Airbnb, Lyft, Uber, Etsy, TaskRabbit, BlaBlaCar của Pháp, Didi Kuaidi của Trung Quốc, Ola của Ấn Độ, Sundararajan giải thích được những căn bản của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông. Ông mô tả sự pha trộn lý thú giữa “quà tặng” và “thị trường” trong quá trình chuyển hóa của chúng, làm sáng tỏ những công nghệ chuỗi khối đang xuất hiện, và phân loại những nền tảng theo-yêu-cầu đang gia tăng chóng mặt. Ông bàn luận về việc hình thái mới này sẽ làm thay đổi sự tăng trưởng kinh tế và tương lai của việc làm ra sao. Liệu chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà chúng ta là những doanh nhân được trao quyền và được thụ hưởng sự linh hoạt và độc lập trong chuyên môn? Hay chúng ta sẽ trở nên những người lao động bị tước quyền, chạy nhốn nháo giữa các nền tảng tìm công việc kế tiếp để chèn vào? Sundararajan nhấn mạnh tầm quan trọng của các lựa chọn chính sách. Ông gợi ý những hướng đi mới dẫn đến hình thành những tổ chức tự điều tiết, đến luật lệ lao động, và việc cấp vốn cho mạng lưới an sinh.

    (Nguồn: nxbtre.com.vn)

  4. ‘Cú lừa’ mang tên Sharing Economy: Nói ‘chia sẻ’ nhưng thực chất là ‘cho thuê’, những lời hứa hão về một thế giới tốt đẹp hơn chỉ là công cụ gọi vốn tỷ USD của những công ty ‘không bao giờ có lãi’.

    Bây giờ, sharing economy – nền kinh tế chia sẻ gần như đã CHẾT.

    Được thành lập vào năm 2014, Omni là một startup cung cấp cho người dùng dịch vụ đến các cửa hàng và cho thuê những món đồ ít sử dụng của họ tại San Francisco và Portland. Nhận được 40 triệu USD tiền đầu tư mạo hiểm, Omni công bố trên website của mình rằng: “Hãy đề cao trải nghiệm hơn vật chất, cách sử dụng hơn là sự sở hữu. Sống vui vẻ hơn thay vì để những nỗi lo về sở hữu tài sản khiến bạn phiền lòng”.

    Nếu sống tại Vịnh Area, bạn có thể thuê một cuốn The Life-Changing Magic of Tidying Up của tác giả Marie Kondo với giá 1 USD mỗi ngày từ một người tên “Lan”; Hay mượn của Charles một tờ in đá nhỏ với phí khoảng 10 USD mỗi ngày. Tom thì cho thuê bản sao của phim Friends With Benefits với giá 2 USD/ngày. Những mức giá này không gồm phí vận chuyển và phí phải gửi trả lại cho các xe tải Omni đi gom đồ khắp thành phố vào khoảng 1,99 USD mỗi chiều.

    Năm 2016, CEO kiêm đồng sáng lập Omni là Tom McLeod nói rằng “việc cho thuê giúp đồ đạc của các thành viên Omni được sử dụng tốt hơn trong cộng đồng”. Cùng năm đó, tạp chí Fortune nói rằng Omni “có thể tạo ra một nền kinh tế chia sẻ đích thực”.

    Trong một khoảng thời gian, chủ nghĩa nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) luôn nằm ở trung tâm trong mô hình kinh doanh của Omni: Nó cam kết sẽ giúp những sản phẩm thừa thãi trở nên có giá trị để thúc đẩy một thế giới tốt đẹp hơn và xây dựng niềm tin tưởng trong cộng đồng. Năm 2017, McLeod nói rằng: “Chúng tôi muốn thay đổi thói quen về sở hữu trên toàn thế giới”.

    Chỉ 3 năm sau, những lời hứa đó đã được xếp sau mục tiêu lợi nhuận. Mọi thay đổi có thể tóm gọn thông qua dòng chữ in trên những chiếc xe tải của công ty này trong năm nay: “Hãy cho thuê mọi thứ, bạn sẽ kiếm được tiền khi có khách hàng”.

    Suốt nhiều năm, nền kinh tế chia sẻ đã được ca ngợi như một mô hình tiên tiến hơn so với chủ nghĩa tư bản – một câu trả lời cho thực trạng tiêu dùng vô tội vạ. Tại sao một người phải sở hữu ô tô hay một cuốn sách nếu như những thứ đó đều đang ngồi rảnh rỗi ở đâu đó? Nền kinh tế chia sẻ sẽ giúp những người xa lạ trên khắp thế giới tận dụng được tối đa giá trị của những sản phẩm mà họ có vì lợi ích chung của cộng đồng.

    Trong bài TED Talk vào năm 2010, tác giả Rachel Botsman cho rằng “nền kinh tế chia sẻ có thể tạo ra sự gắn kết tương tự như mặt đối mặt nhưng ở một mức độ và theo một cách chưa từng có”. Một bài viết của tờ New York Times thì viết: “Chia sẻ tác động tới sở hữu giống như cách iPod tác động tới máy cassette hay điện mặt trời tới các mỏ than”. Trong năm 2013, Thomas Friedman – Tác giả cuốn “Thế giới phẳng” tuyên bố rằng sự cải tiến thực sự của Airbnb không phải là nền tảng hay mô hình phân phối của họ: “Đó là niềm tin”. Năm 2014, một nhà đầu tư vào Uber có Shervin Pishevar tuyên bố rằng nền kinh tế chia sẻ sẽ mang chúng ta quay lại thời kỳ sinh sống có tính cộng đồng cao.

    Hơn 10 năm trôi qua kể từ đó, những lời hứa như vậy nghe có vẻ đã lỗi thời. Tạo sao lại phải thuê một chiếc DVD từ người hàng xóm hay sở hữu một chiếc DVD khi bạn có thể xem những bộ phim trực tuyến? Tại sao sử dụng Airbnb để cho thuê một phòng riêng trong căn nhà khi bạn có thể cho thuê lại toàn bộ một căn hộ và điều hành như một khách sạn thu nhỏ?

    Uber, Lyft và Airbnb – những startup khăng khăng lời hứa về nền kinh tế chia sẻ – hiện trị giá hàng chục tỷ USD với những kế hoạch IPO. Những công ty này và những chuyên gia nâng đỡ họ đã hoàn toàn loại bỏ yếu tố chia sẻ – thứ khởi nguồn cho nền kinh tế này và giúp những công ty đó tránh khỏi những quy định của pháp luật suốt nhiều năm. Chia sẻ chính là yếu tố thay đổi tốt cho thế giới. Nhưng, những gì các công ty này mang lại chỉ là mớ hỗn độn.

    Trên thực tế nền kinh tế chia sẻ đã xuất hiện được vài năm và gần đây khái niệm này bắt đầu trở nên phổ biến. Trong năm 1995, Craigslist khởi đầu làn sóng quyên góp trực tiếp, thuê địa điểm đến bán mọi thứ từ thú cưng và nội thất đến căn hộ và cả ngôi nhà. Bắt đầu vào năm 2000, Zipcar đã để các thành viên thuê xe cho những chuyến đi ngắn với mục đích tạo ra nhiều xe trên đường hơn. Và CouchSurfing thì ra đời như một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2004, biến các phòng ngủ thành nhà nghỉ. Làn sóng đầu tiên về chia sẻ này khá hấp dẫn và một vài công ty có lãi. Nhưng khi mà điện thoại thông minh chưa phổ biến, nó không thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng.

    Mặc dù gốc gác rất mơ hồ nhưng rất nhiều người tin rằng sự ra đời của cụm từ “nền kinh tế chia sẻ” xuất hiện khi Giáo sư Lawrence Lessig nhắc đến trong cuốn sách năm 2008 “Remix: Making Art and Commerce Thrive in the Hybrid Economy”. Thời điểm ấy, cuộc đại khủng hoảng vừa mới hình thành và nền kinh tế chia sẻ được xem là một mô hình kinh doanh mới.

    Chia sẻ sẽ giúp giảm sự tiêu dùng thái quá và ảnh hưởng của chúng ta vào môi trường. Nhà đầu tư mạo hiểm và chuyên gia xu hướng công nghệ Mary Meeker nói rằng người Mỹ đang chuyển từ “lối sống phụ thuộc vào tài sản” sang “sự tồn tại ít phụ thuộc vào tài sản” nhờ nền kinh tế chia sẻ. Nhà môi trường học và nghiên cứu chính trị Harald Heinrichs gợi ý rằng nền kinh tế chia sẻ là một “con đường mới tiềm năng đến sự bền vững”.

    Chia sẻ cũng hứa hẹn mang lại những lợi ích xã hội. Chuyên gia April Rinne nói rằng chia sẻ sẽ giúp tái tạo nền tảng của các cộng đồng gắn kết. “Việc tham gia vào hoạt động tiêu dùng chung sẽ làm tăng niềm tin”.

    Những cơ hội mới để kiếm tiền bằng những công việc bán thời gian như lái xe hay chủ nhà trọ sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và mất cân bằng toàn cầu. Trong năm 2013, phóng viên tờ CNN là Van Jones nói rằng chia sẻ có thể dẫn chúng ta đến “sự bền vững hơn và giàu có hơn trong tương lai”.

    Adam Werbach là chủ tịch của Siera Club và là chuyên gia tư vấn trước khi đồng sáng lập nên website chia sẻ đồ dùng Yerdle vào năm 2012. Triết lý của Yerdle là: Hãy ngừng mua sắm và bắt đầu chia sẻ.

    “Hàng loạt công ty nhỏ cùng lao vào lĩnh vực này. Các nhà sáng lập đều chơi với nhau. Đó là một cộng đồng”, ông Werbach nhớ lại.

    Nền kinh tế chia sẻ gần như đã CHẾT!

    Nửa đầu những năm 2010, nền kinh tế chia sẻ biến thành mô hình kinh tế hàng tỷ USD. Cùng thời điểm đó, định nghĩa về “chia sẻ” bắt đầu thay đổi. Chia sẻ vẫn mang ý nghĩa là mô hình chia sẻ hàng hóa đã sử dụng cho người khác nhưng nó càng mang tính chất của cho thuê truyền thống hơn.

    Dường như mọi thứ bị cuốn theo sự bùng nổ của “chia sẻ”: Các startup chia sẻ xe đạp được tài trợ bởi những ngân hàng đa quốc gia, ứng dụng cho phép người dùng thuê chỗ đậu trên đường và các nền tảng để mọi người bán quần áo đã sử dụng xuất hiện ngày một nhiều. Một trong số những cái tên nổi bật nhất phải kể đến Uber hay WeWork.

    Năm 2014, đại diện Airbnb nói trong một cuộc hội thảo rằng: “Nền kinh tế chia sẻ xứng đáng thành công vì nó có sự phi tập trung hóa tiền bạc, sự kiểm soát và quyền lực. Đó là lý do tại sao nền kinh tế này tốt hơn”.

    Đến giữa những năm 2010, mô hình nền kinh tế chia sẻ bắt đầu “biến tướng”. Các nền tảng “tiêu dùng chung” dần biến thành những công ty có giá trị hàng tỷ USD.

    “Đến năm 2016, mọi người bắt đầu thay đổi nhận thức. Họ nhận ra rằng mô hình này chẳng có gì mới mẻ cả, nó chỉ rẻ hơn và không được quản lý chặt chẽ”, một luật sư nhận định.

    Luật sư Adam Werbach từng nói rằng: “Các nền tảng cho thuê hiện đại cung cấp giá trị to lớn nhưng chúng không phản ánh tinh thần của sự chia sẻ. Bản chất là họ CHO THUÊ”.

    Cũng bắt đầu từ đó, các doanh nhân công nghệ và giới đầu tư hạn chế dùng từ “chia sẻ” và thay bằng những từ như “nền tảng”, “dịch vụ theo yêu cầu” và gần đây nhất là “kinh tế gig”. Một số chuyên gia từng ủng hộ nền kinh tế chia sẻ không ngần ngại thừa nhận mặt tối của mô hình này và cho rằng nó làm “xói mòn lòng tin”.

    Trên thực tế người tiêu dùng có chia sẻ nhưng mô hình này tạo ra quá ít lợi nhuận. Để kiếm ra tiền, đặc biệt là số tiền mà giới đầu tư công nghệ mong muốn, các startup không thể chỉ tận dụng các tài sản ít được sử dụng. Họ phải có thêm nguồn lực. Để có lợi nhuận doanh nghiệp cần tăng trưởng, và các nền tảng cần mở rộng quy mô. Hóa ra chủ nghĩa tư bản không hề bị thay thế mà nó dường như bùng nổ hơn.

    “Mọi thứ bây giờ chỉ là những giao dịch. Chẳng cần phải dùng những từ ngữ hoa mỹ về thay đổi thế giới hay thứ gì đại loại như vậy nữa”.

    Bây giờ, nền kinh tế chia sẻ gần như đã CHẾT. Thay thế nó là những mô hình mới như blockchain chẳng hạn. “Hiện tại gần như chẳng ai biết blockchain là gì nhưng chỉ 10 năm nữa thôi, nó sẽ giống như internet, cả xã hội sẽ chẳng thể thiếu được nó”.

    (Nguồn: cafef.vn/cu-lua-mang-ten-sharing-economy-noi-chia-se-nhung-thuc-chat-la-cho-thue-nhung-loi-hua-hao-ve-mot-the-gioi-tot-dep-hon-chi-la-cong-cu-goi-von-ty-usd-cua-nhung-cong-ty-khong-bao-gio-co-lai-20191001093700503.chn)

  5. Theo Trung thì nền kinh tế chia sẻ là:

    – Luôn trao đi giá trị tri thức của mỗi người với nhau.

    – Luôn hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

    – Luôn phụng sự và cống hiến hết mình cho điều gì đó.

    – Luôn sẵn sàng hợp tác với mọi người xung quanh.

    – Luôn tạo ra giá trị cho cộng đồng mỗi tuần.

    – Luôn giúp đỡ ai đó có thêm khách hành.

    – Luôn hợp tác cùng nhau có lợi.

Để lại câu trả lời