Ngồi thiền bị tẩu hỏa nhập ma có thật không?

Câu hỏi

Mình định tập thiền định nhưng nghe nói có nhiều người tập xảy ra những hiện tượng như là tẩu hỏa nhập ma, cảm giác bị ai đó quấy rầy… Liệu những hiện tượng đó có thật không? Và việc ngồi thiền có tốt không?

trong tiến trình 0
Thich kham pha 4 năm 2020-02-17T22:49:52+07:00 2 Câu trả lời 443 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

    3
    2020-02-18T18:34:36+07:00

    Trước giờ chưa nghe ai ngồi thiền mà bị tẩu hỏa nhập ma. Chỉ nghe luyện võ công tẩu hỏa nhập ma trong phim chưởng thôi.

    0
    2021-03-29T07:15:06+07:00
    This answer is edited.


    Thiền Định không phải như Yoga, nó không phải là 1 môn luyện tập để khoẻ, khi thực hành Thiền Định không đúng phương pháp, không hiểu biết người thực hành dễ rơi vào ngộ nhận khi cho rằng mình đã đạt tới khả năng siêu phàm, khác thường, ở chiều hướng tệ hơn người thực hành dễ bị hoang tưởng, cũng có khi trở nên điên cuồng, loạn tâm.

    Vụ án giết người đổ bê tông là 1 minh chứng cho việc người ta tập thiền không đúng phương pháp, rơi vào hoang tưởng, mà lại tưởng rằng mình đã thành tựu kết quả của Thiền Định.  Cô gái chủ mưu lúc đầu tập thiền theo Pháp Luân Công, sau đó bỏ, tự tập thiền theo như phương pháp cô ấy nghĩ ra. Và kết quả thật khủng khiếp. Bản thân Thiền trong Pháp Luân Công là 1 sự “vay mượn”, “chắp vá” với khí công và 1 số môn khác, nên rất cần suy xét đến sự chân chánh của nó.

    ĐỨC SAKYA (Thích Ca) – ĐẤNG GIÁC NGỘ đã giác ngộ nhờ THIỀN ĐỊNH và NGÀI giảng dạy về THIỀN ĐỊNH nhưng ĐỨC THẾ TÔN ấy không chỉ dạy nó để người thực hành chỉ thực hành 1 cách đơn giản như ngồi tịnh lặng 1 chỗ mà không cần hiểu biết mục đích của THIỀN ĐỊNH là gì hay đối tượng nào mới thực hành THIỀN ĐỊNH.

    Trước hết cần hiểu ĐỨC THẾ TÔN đã giác ngộ điều gì? NGÀI giác ngộ 4 SỰ THẬT về đời sống thế gian và gọi là TỨ THÁNH ĐẾ (4 SỰ THẬT mà BẬC THÁNH giác ngộ được), bao gồm:

    1. KHỔ – tức đời sống là KHỔ (sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ…)

    2. TẬP – tức KHỔ TẬP KHỞI (sự tập khởi của Khổ – chính là chuỗi 12 nhân duyên)

    3. DIỆT – tức KHỔ DIỆT (KHỔ có thể diệt được hoàn toàn)

    4. ĐẠO – tức CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ (tức là BÁT CHÁNH ĐẠO – con đường THÁNH 8 chi phần)

    ĐỨC THẾ TÔN giác ngộ về 4 SỰ THẬT về đời sống này nên được gọi là ĐẤNG GIÁC NGỘ (tiếng Ấn Độ cổ Sankrit và Pali là BUDDHA, khi Kinh điển truyền qua Trung Quốc họ đã phiên âm thành Phật Đà, khi truyền đến Việt Nam đã mượn cách phát âm đó và đọc vắn tắt thành Phật).

    SỰ THẬT THỨ 1: Đời sống là KHỔ

    Thật không khó để thấy đời sống này là như vậy khi người ta phải sanh ra, rồi già, rồi bệnh, rồi chết, phải chịu cảnh ly tán người thân yêu, phải chung đụng người không ưa, phải chịu cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

    SỰ THẬT THỨ 2: sự TẬP KHỞI của KHỔ. Được diễn giải qua chuỗi 12 DUYÊN KHỞI:

    1. VÔ MINH duyên HÀNH

    2. HÀNH duyên THỨC

    3. THỨC duyên DANH-SẮC

    4. DANH-SẮC duyên SÁU XỨ

    5. SÁU XỨ duyên XÚC

    6. XÚC duyên THỌ

    7. THỌ duyên ÁI

    8. ÁI duyên THỦ

    9. THỦ duyên HỮU

    10. HỮU duyên SANH

    11. SANH duyên 12. GIÀ, CHẾT, SẦU, BI, KHỔ, ƯU, NÃO

    Là sự TẬP KHỞI của toàn bộ KHỔ UẨN này (chữ uẩn có nghĩa là bao hàm, bao gồm tất cả, KHỔ UẨN này tức là bao gồm tất cả những gì thuộc về KHỔ, đó chính là đời sống này)

    VÔ MINH là không hiểu biết về TỨ THÁNH ĐẾ – 4 SỰ THẬT THÁNH nên còn sống với THAM, SÂN, SI mà tạo tác THÂN NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP, Ý NGHIỆP.

    Trong chuỗi DUYÊN KHỞI đầu tiên: 1. VÔ MINH duyên HÀNH

    Tức là còn sống trong VÔ MINH sẽ còn sự diễn tiến, sự vận hành (HÀNH) của đời sống mà ĐỘNG LỰC cho diễn tiến ấy chính là NGHIỆP tạo tác nơi THÂN, KHẨU, Ý. Có các NGHIỆP (Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp, Ý Nghiệp) tạo tác trong quá khứ (tức trong đời trước) sẽ là ĐỘNG LỰC để đời sống còn được bắt đầu và diễn tiến (HÀNH) ở đời này. Tương tự những NGHIỆP tạo tác nơi THÂN, KHẨU, Ý ở đời này sẽ tạo ra kết quả hiện tại và cũng tạo ĐỘNG LỰC để đời sống còn tiếp tục được bắt đầu và diễn tiến (HÀNH) ở vị lai (tức là đời sau). Sự diễn tiến, vận hành như vậy chính là sự LUÂN HỒI của đời sống mà ĐỨC THẾ TÔN nói đến. Nhưng như thế không có nghĩa là tồn tại 1 bản ngã, 1 linh hồn bất biến, xuyên suốt qua nhiều đời, nhiều kiếp.

    Khi nào không còn sống trong VÔ MINH (tức MINH được sanh khởi) thì không còn chịu luân hồi, chặt đứt được sự diễn tiến của đời sống, khả năng này chính là SỰ THẬT THỨ 3 của TỨ THÁNH ĐẾ tức là có thể DIỆT KHỔ bằng cách chặt đứt dòng NGHIỆP hay là SỢI DÂY TÁI SANH. Và khi đạt được như vậy ĐỨC THẾ TÔN gọi nó là NIBBANA (NIẾT BÀN) mà con người có thể thực hành để đạt đến ngay trong đời sống.

    Như vậy ĐỨC THẾ TÔN khẳng định có mặt NIBBANA (Niết Bàn) – 1 trạng thái đạt tới được khi THAM, SÂN, SI được trừ diệt hoàn toàn và khi đó nếu muốn có thể tự mình tuyên bố sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui 1 đời sống nào khác nữa (tức là đã chấm dứt luân hồi, như vậy mới gọi là GIẢI THOÁT).

    Một vị chứng đạt được NIBBANA thì gọi là BẬC THÁNH ARAHAT (A-La-Hán). (Không phải theo cách hiểu thông thường khi nói về Thánh, Thần)

    Trong đoạn tiếp theo của DUYÊN KHỞI có đoạn:

    2. HÀNH duyên THỨC

    THỨC nôm na giống như người ta gọi là hồn, hay linh hồn hay tâm thức, hay vía. Nôm na như vậy để dễ hình dung. Nhưng ĐỨC THẾ TÔN không dùng từ linh hồn, hồn, vía hay tâm thức mà dùng THỨC. Vì linh hồn hay hồn hay vía thì không đúng vì khi nói đến linh hồn hay hồn hay vía là người ta chấp nhận rằng cái linh hồn ấy, hồn ấy hay vía ấy là bất biến, là 1, là duy nhất và như thế có 1 BẢN NGÃ được tái sanh qua nhiều đời nhiều kiếp. ĐỨC THẾ TÔN không chấp nhận như vậy, vì THỨC không là 1, không có bản ngã duy nhất là linh hồn ấy thường hằng, bất biến trải qua nhiều đời nhiều kiếp như vậy.

    Còn tâm thức thì không đủ so với THỨC vì THỨC có đến 6 chi phần:

    1. Nhãn thức (Thức khởi lên từ mắt)

    2. Nhĩ Thức (Thức khởi lên từ tai)

    3. Tỉ thức ( Thức khởi lên từ mũi)

    4. Thiệt Thức (Thức khởi lên từ lưỡi)

    5. Thân thức ( Thức khởi lên từ nơi thân xúc chạm)

    6. Ý thức ( Thức khởi lên từ trí suy tư)

    Trong đoạn tiếp theo của DUYÊN KHỞI:

    3. THỨC duyên DANH-SẮC

    4. DANH-SẮC duyên SÁU XỨ

    5. SÁU XỨ duyên XÚC

    6. XÚC duyên THỌ

    SẮC là thân thể vật lý này, là sự kết tụ của Đất + Nước + Gió + Lửa (nên Sắc thân còn gọi là THÂN TỨ ĐẠI) DANH-SẮC là để chỉ 1 thân tứ đại có khả năng THỌ (cảm thọ), TƯỞNG (tưởng tượng), TƯ (suy tư), XÚC (tiếp xúc), TÁC Ý (khởi ý). Như vậy 1 cái cây hay 1 dạng sống dù cũng là 1 thân tứ đại (hội tụ của đất, Nước, gió, lửa) mà không có khả năng Thọ, Tưởng, Tư, Xúc, Tác ý thì không gọi là DANH-SẮC.

    SÁU XỨ (cũng còn gọi là sáu nhập) gồm:

    1. Mắt

    2. Tai

    3. Mũi

    4. Lưỡi

    5. Thân

    6. Ý

    Chuỗi DUYÊN KHỞI:

    2. HÀNH duyên THỨC

    3. THỨC duyên DANH-SĂC

    4. DANH-SẮC duyên SÁU XỨ

    5. SÁU XỨ duyên XÚC

    6. XÚC duyên THỌ

    Có nghĩa là do sự tạo tác các THÂN NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP, Ý NGHIỆP ở đời sống trước khiến cho đời sống mới được diễn tiến, được vận hành (HÀNH), THỨC sẽ luân chuyển sang đời sống mới ấy và phải trú ngụ trong 1 DANH-SẮC, ngược lại DANH-SẮC phải có THỨC trú ngụ, thiếu 1 trong 2 yếu tố không hình thành đời sống mới. Và khi SÁU XỨ ở DANH-SẮC ấy tiếp xúc (XÚC) với hoàn cảnh nào THỨC tương ứng KHỞI LÊN.

    1. Mắt thấy sắc (hình sắc, cảnh sắc) thì NHÃN THỨC khởi lên.

    2. Tai nghe tiếng thì NHĨ THỨC khởi lên

    3. Mũi ngửi hương thì TỈ THỨC khởi lên

    4. Lưỡi nếm vị thì THIỆT THỨC khởi lên

    5. Thân xúc chạm thì THÂN THỨC khởi lên

    6. Ý suy tư về các Pháp (Pháp tức là các nghĩa lý) thì Ý THỨC khởi lên.

    Dùng từ KHỞI LÊN vì THỨC đã tồn tại trong DANH-SẮC nhưng chưa gặp điều kiện thì chưa khởi lên. Như 1 người mù do hỏng giác mạc có nhãn thức trú ngụ nhưng MẮT không thấy SẮC nên NHÃN THỨC ở người đó không khởi lên. Một ngày người ấy được hiến giác mạc để có thể nhìn thấy (XÚC) cảnh sắc thì những gì nhìn thấy khiến cho NHÃN THỨC vốn đã trú ngụ được khởi lên. Như vậy THỨC cũng VÔ THƯỜNG, luôn biến hoại, chịu sự DUYÊN KHỞI là vì ý nghĩa này. Vì thế mà không thể nói THỨC ở đời này và THỨC ở đời trước là 1 được, vì thế không thể gọi THỨC là linh hồn, hay hồn, hay vía được.

    Như vậy đời này 1 người chết đi, THỨC nơi người ấy sẽ phải tiếp tục 1 đời sống mới mà sanh thú nào thì còn tùy vào NGHIỆP mà người ấy làm trong đời này và cả nhiều đời trước nữa nếu như trong đời này người ấy vẫn còn sống trong VÔ MINH, không chặt đứt được DÒNG NGHIỆP bằng cách thực hành BÁT CHÁNH ĐẠO – SỰ THẬT thứ tư trong TỨ THÁNH ĐẾ (con đường THÁNH 8 chi phần diệt trừ hoàn toàn THAM, SÂN, SI đạt tới NIBBANA, chấm dứt luân hồi, đoạn tận khổ đau).

    Và phải có sự tồn tại của cả 3 yếu tố, ví dụ: THỨC + MẮT (thuộc SÁU XỨ, lấy 1 yếu tố là MẮT làm ví dụ) + SẮC (tức là cảnh sắc thuộc hoàn cảnh sống) thì THỌ (tức CẢM THỌ hay là cảm xúc thọ nhận được) mới xuất hiện.

    Ví dụ 1 người chết não, tuổi thọ đã tận, hơi nóng vẫn còn, nếu THỨC không còn trú ngụ trong người ấy, dù mắt vẫn còn nhưng không còn khởi lên cảm nhận (THỌ) trước các hình ảnh, cảnh sắc. Nhưng giờ dùng giác mạc của người chết não ấy đem hiến cho 1 người mù do hỏng giác mạc, khi đó với sự có mặt của cả 3 yếu tố: NHÃN THỨC + MẮT + SẮC người được hiến sẽ khởi lên THỌ tương ứng. Đây chính là tính DUYÊN KHỞI của THỌ. Câu hỏi đặt ra là khi ấy THỌ này thuộc về ai, thuộc về người hiến hay người được hiến? (Cần nhớ rằng gần 2600 năm trước, khi ĐỨC THẾ TÔN giảng dạy về LÝ DUYÊN KHỞI này chưa có kỹ thuật ghép tạng)

    Có 3 THỌ:

    1. LẠC THỌ (cảm thọ vui sướng, hoan hỷ)

    2. KHỔ THỌ (cảm thọ khổ đau, buồn bực, không thoải mái)

    3. BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ (Cảm thọ trung tính, không vui, không buồn)

    Trong 1 khoảnh khắc chỉ khởi lên 1 THỌ thôi. Khi LẠC THỌ (vui) xuất hiện thì KHỔ THỌ và BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ không xuất hiện. Tương tự, khi KHỔ THỌ (buồn) xuất hiện thì LẠC THỌ và BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ không xuất hiện. Chính điều này ĐỨC THẾ TÔN nói Các THỌ là VÔ THƯỜNG, không kiên cố, chịu sự biến hoại, do DUYÊN KHỞI, vì thế nên không chấp nó thuộc về mình, đó chính là ý nghĩa về VÔ NGÃ mà ĐỨC THẾ TÔN đã tuyên bố, tức là không chấp những cảm xúc THỌ NHẬN được khi:

    MẮT thấy SẮC

    TAI nghe TIẾNG

    MŨI ngửi HƯƠNG

    LƯỠI nếm VỊ

    THÂN Xúc chạm

    Ý Suy tư Pháp

    thuộc về BẢN NGÃ này, bởi chúng do DUYÊN KHỞI, khi nào còn tồn tại 1 DANH-SẮC có THỨC trú ngụ này thì với mắt ấy, tai ấy, mũi ấy, lưỡi ấy, thân ấy, ý ấy thì còn phải XÚC CHẠM với hoàn cảnh sống, và sẽ còn khởi lên các CẢM THỌ tương ứng.

    Chuỗi DUYÊN KHỞI tiếp theo

    7. THỌ duyên ÁI

    8. ÁI duyên THỦ

    9. THỦ duyên HỮU

    10. HỮU duyên SANH

    11. SANH duyên 12. GIÀ, CHẾT, SẦU, BI, KHỔ, ƯU, NÃO Là sự TẬP KHỞI của toàn bộ KHỔ UẨN này.

    ÁI là yêu, ưa, không yêu, không ưa. THỌ khởi lên ÁI vì có cảm thọ mới có ÁI. Người ta làm sao có thể yêu hay ghét 1 người hay 1 vật mà chưa bao giờ mắt thấy hoặc tai nghe hoặc mũi ngửi hoặc lưỡi nếm hoặc thân xúc chạm hoặc ý nghĩ tới.

    ÁI ở dạng TIỀM TÀNG, TÙY MIÊN (ngủ ngầm), THỌ có mặt ÁI mới hiện khởi. Như 1 người điếc từ khi sanh ra, cho rằng mình không có ÁI với các loại TIẾNG. Một ngày người ấy được chữa bệnh điếc, CẢM THỌ với TIẾNG có mặt, vì thế khiến cho ÁI sanh.

    Một đứa trẻ mới sinh cũng vậy, các THAM ÁI, SÂN HẬN, SI MÊ tùy miên, tiềm tàng trong chúng, chưa gặp điều kiện để khởi lên. Vì thế mà đứa trẻ mới sinh không phải là 1 vị THÁNH ARAHAT đã đoạn tận hoàn toàn THAM, SÂN, SI.

    THỦ tức là CHẤP THỦ, CHẤP GIỮ, CHẤP TRƯỚC. ÁI khởi lên THỦ vì khi có ÁI nảy sinh mới khởi lên ý muốn CHẤP GIỮ, CHẤP THỦ, CHẤP TRƯỚC cái khởi lên ÁI kia.

    HỮU là hiện hữu, muốn được có mặt, muốn được tồn tại. THỦ khởi lên HỮU vì khi có sự CHẤP THỦ, CHẤP GIỮ thì muốn cái được CHẤP THỦ, CHẤP GIỮ ấy còn được HIỆN HỮU, còn được TỒN TẠI, được còn CÓ MẶT.

    SANH tức là sự sanh ra ở đời. Bởi còn mong sự HIỆN HỮU nên còn được SANH KHỞI.

    KHỔ UẨN tức là tất cả nhưng gì được gọi là KHỔ: GIÀ, CHẾT, SẦU, BI, KHỔ, ƯU, NÃO. Bởi còn có SANH thì còn những KHỔ UẨN ấy. Và cũng hiểu rằng khi nói KHỔ UẨN là nói về ĐỜI SỐNG này.

    Qua chuỗi 12 NHÂN DUYÊN thì người ta tiếp xúc, tương tác (XÚC) với hoàn cảnh sống nào, ở đất nước nào, kết giao với ai … người ấy sẽ khởi lên các CẢM THỌ tương ứng với hoàn cảnh ấy, điều kiện ấy, mối kết giao ấy.

    Như người ta sống trong 1 khu vực, 1 đất nước có nhiều người bị mắc COVID-19 người ấy sẽ dễ bị nhiễm bệnh dịch. Và người ta bị nhiễm bệnh ấy vì đã tiếp xúc (XÚC) với các hoàn cảnh, điều kiện phù hợp đưa đến CẢM THỌ ấy chứ không phải vì họ chịu NGHIỆP ấy hay NGHIỆP CHƯỚNG ấy hay DUYÊN NỢ ấy hay OAN GIA TRÁI CHỦ từ kiếp trước mà lại đi chuộc NGHIỆP, hoá giải NGHIỆP, hoá giải NỢ OAN GIA TRÁI CHỦ.

    Nước Mỹ, Ấn Độ, Brazil có người bị nhiễm bệnh và có số người chết vì COVID-19 nhiều nhất thế giới vì các nước ấy với chính sách của họ, của cả từng người dân đã khiến họ có cách tiếp cận, ứng phó (XÚC) với dịch bệnh phù hợp đưa đến kết quả ấy chứ không phải vì nước Mỹ, Ấn Độ, Brazil, hay người Mỹ, người Ấn, người Brazil chịu NGHIỆP như vậy.

    Những chuyện bán bào thai sang Trung Quốc gần đây, nếu vụ việc trót lọt đứa bé lớn lên sẽ nói tiếng Hoa, có bạn bè người Hoa, có cách ăn nói của 1 người Hoa, sẽ chấp giữ, sẽ bảo vệ, sẽ tranh đoạt những lợi ích như 1 người Hoa. Vậy cái gì thực sự thuộc về con người đó?!

    Đó là ý nghĩa về DUYÊN KHỞI. ĐỨC THẾ TÔN giảng dạy về 12 DUYÊN KHỞI để biết rằng khi nào còn có 1 DANH-SẮC với THỨC trú ngụ để tạo nên 1 đời sống này thì còn phải tương tác, tiếp xúc với hoàn cảnh sống VÔ THƯỜNG (không thường hằng), luôn biến hoại, đầy những biến động này. Và do DUYÊN KHỞI nên hiểu biết về VÔ NGÃ, biết rằng những DỤC THAM, SÂN HẬN, SI MÊ khởi lên cần phải từ bỏ, không có chấp giữ.

    LÝ DUYÊN KHỞI này được ĐỨC THẾ TÔN – BẬC GIÁC NGỘ giảng dạy. Nhưng thật đáng tiếc trong dân gian lại vay mượn để nói về DUYÊN, về NGHIỆP tùy tiện, sai lạc hẳn ý nghĩa, như DUYÊN NỢ, NGHIỆP CHƯỚNG, NGHIỆP BÁO, OAN GIA TRÁI CHỦ, 1 người muộn chồng hay muộn vợ cũng nói DUYÊN CHƯA TỚI hay DUYÊN PHẬN hay DUYÊN SỐ hay có khi bị các thầy, bà phán có DUYÊN ÂM theo, như thế không những không NGỘ ra mà lại càng SI MÊ hơn. Như vậy là xuyên tạc ĐỨC THẾ TÔN. DUYÊN KHỞI mà NGÀI giảng dạy để hiểu rằng nếu làm bạn, thân cận với Hitler rất có thể sẽ trở thành 1 tên phát xít, chứ không phải là DUYÊN PHẬN, DUYÊN SỐ, DUYÊN NỢ, DUYÊN ÂM trở thành 1 tên phát xít.

    Vì THỨC phải trú ngụ trong 1 DANH-SẮC, ngược lại DANH-SẮC cũng cần có THỨC trú mới không trở thành 1 cái xác vô tri nên không có chuyện gọi hồn người chết. Vậy khi gọi hồn các thầy, bà đã giao tiếp với ai? Rất có thể họ đã giao tiếp với các DẠ XOA – PHI NHÂN (thần linh, quỷ thần, cũng dùng để chỉ chư Thiên) nhưng cần biết rằng họ cũng là các chúng sanh, cũng vô thường, chịu luân hồi sanh tử theo NGHIỆP, chịu DUYÊN KHỞI). Chuyện các thầy phù thủy nuôi âm binh là như vậy. Cũng có người chết đi sanh làm PHI NHÂN, họ hoá hiện về trong giấc mơ với hình dạng trước đây khi còn sống, nhưng thực ra họ đã luân chuyển sang 1 đời sống khác, không còn là họ ngày trước. Việc mấy tháng nay đào bới, ngăn sông tìm người bị vùi lấp ở Rào Trăng là ví dụ, nếu còn có HỒN ‘quanh quẩn’ thì các nhà ngoài cảm đã được chỉ dẫn để tìm ra. Có những vụ thảm án giết nhiều người trong gia đình mà hàng chục năm không tìm ra kẻ thủ ác. Hay như những cuộc tra tấn, giết hại hàng loạt trong chiến tranh, những kẻ cầm đầu có khi vẫn sống sau nhiều năm như Pôn Pốt, Iêng Xari.

    Chuỗi 12 DUYÊN KHỞI không có nói đến cha mẹ, có người, có tà kiến cho rằng không có mẹ không có cha. Thực ra cha mẹ cũng là DUYÊN GẶP GỠ, DUYÊN TIẾP XÚC. Duyên gặp gỡ cha mẹ xấu ác, họ đã có thể bỏ ngay đi đứa con mới sinh, hay bán đi hoặc bỏ mặc, nuôi dạy không tốt. Duyên tốt lành được gặp gỡ cha me thiện lành, quan tâm, săn sóc, nuôi nấng trưởng thành, dựng vợ, gả chồng, ơn nghĩa nào kể hết.

    Nói rộng ra thì đất nước được sanh ra cũng là DUYÊN TIẾP XÚC. Duyên không tốt được sanh ra trong 1 đất nước bất ổn, chiến tranh, loạn lạc. Duyên tốt lành được sanh ra trong đất nước hoà bình, được học tập, không phân chia giai cấp, được tự do tôn giáo mà không bị buộc phải tin vào 1 giáo điều nào. Dịch bệnh không bùng phát. Lẽ nào không biết ơn?

    Chuỗi 12 DUYÊN KHỞI này không có bóng dáng của Chúa Trời, Thần linh, Phật vì vậy ĐỨC THẾ TÔN nói “các loài hữu tình là chủ nhân của NGHIỆP, là thừa tự của NGHIỆP. NGHIỆP là thai tạng, NGHIỆP là quyến thuộc, NGHIỆP là điểm tựa, NGHIỆP phân chia các loài hữu tình”. Vì vậy hãy hướng tới, tạo tác, cố gắng đạt tới các THIỆN NGHIỆP, hãy từ bỏ, tránh xa các BẤT THIỆN NGHIỆP, biết TÀM (xấu hổ), biết QUÝ (sợ hãi) trước mỗi BẤT THIỆN khởi lên nơi THÂN, KHẨU, Ý.

    Thế nào là THIỆN, thế nào là BẤT THIỆN? Có 10 điều này dễ nhớ, giản dị, không cao xa để biết đâu là BẤT THIỆN:

    Về THÂN (việc làm, hành động nơi thân) có 3:

    1. Thân sát sanh, hung bạo, chuyên sát hại, đả thương, tay lấm máu, không từ bi với các loài chúng sanh.

    2. Thân tà dâm, tà dục trong các hạnh, có những ham muốn không chân chánh (rượu, bia, hay dùng các chất gây nghiện, gây ảo giác…)

    3. Thân trộm cắp, cướp giật, lấy của không cho.

    Về KHẨU (Lời nói) có 4:

    4. Lời nói láo, nói dối, nói vọng ngữ, nói không đúng sự thật.

    5. Lời nói hai lưỡi, gièm pha gây ly gián, gây chia rẽ, phá hoại, gây mất đoàn kết.

    6. Lời nói thô ác, thô bạo, thô tục khiến người đau khổ, tức giận, phẫn nộ.

    7. Lời nói phù phiếm, nói phi thời, không đúng thời, lời nói phi pháp, không chân chánh, không đem lại lợi ích.

    Về Ý (Tâm Ý) có 3:

    8. Tâm có tham: tham ái, tham lam tài vật, tài sản của người khác

    9. Tâm có sân: Tâm khởi lên những ý niệm tàn hại.

    10. Tà kiến: cho rằng không có mẹ, không có cha, không cần phải tế tự, không có kết quả của BỐ THÍ, không phân biết đâu là THIỆN đâu là BẤT THIỆN, không có kết quả của các hành vi THIỆN, ÁC, cho rằng không có đời này không có đời sau, trên đời không có những vị Tu hành chân chánh thành tựu có thể chứng tri và truyền dạy.

    Từ bỏ, tránh xa 10 điều BẤT THIỆN là 10 điều THIỆN. 10 điều THIỆN và 10 điều BẤT THIỆN này được ĐỨC PHẬT – ĐẤNG GIÁC NGỘ nói lên. Nếu THIỆN đã sanh làm cho tăng trưởng, THIỆN chưa sanh làm cho sanh khởi, BẤT THIỆN đã sanh bị giảm thiểu, từ bỏ, tránh xa, BẤT THIỆN chưa sanh khiến không cho sanh khởi thì dù cho không có lòng tin vào luân hồi sanh tử, dù không có lòng tin vào NGHIỆP, dù có theo đảng phái nào, thuộc giới tính nào, theo tôn giáo nào, lứa tuổi nào, ở đất nước nào, giàu có hay nghèo khó, thuộc giai cấp nào, mang màu da gì thì đều đưa đến tốt đẹp, đưa đến an lạc, HẠNH PHÚC.

    Trẻ em trong gia đình cần phải thường thường được LÀM GƯƠNG và CHỈ DẠY RÕ RÀNG về 10 điều THIỆN cần phải làm, cần phải thân cận, cần khiến cho sanh khởi và 10 điều BẤT THIỆN cần phải tránh xa, cần phải từ bỏ, không có thân cận, không cho sanh khởi. Bởi có ai lại muốn thấy đứa con bế bồng hôm nay lại trở thành kẻ BẤT THIỆN sau này.

    SỰ THẬT THỨ 4: BÁT CHÁNH ĐẠO (con đường THÁNH 8 chi phần đưa đến diệt trừ hoàn toàn THAM, SÂN, SI còn có nơi THÂN, KHẨU, Ý giúp chứng đạt NIBBANA, chấm dứt luân hồi, đoạn tận KHỔ)

    Con đường THÁNH 8 chi phần này chia làm 3 phần GIỚI – ĐỊNH – TUỆ. Trong đó:

    GIỚI: là giới hạnh, nếp sống tốt đẹp, thanh tịnh, được thành tựu bằng:

    1.CHÁNH NGỮ: Lời nói (KHẨU) chân chánh, lời nói đưa đến THIỆN, từ bỏ lời nói đưa đến BẤT THIỆN, gồm:

    1.1 Từ bỏ lời nói vọng ngữ, nói dối, nói không đúng sự thật;

    1.2. Từ bỏ lời nói hai lưỡi, lời nói gây ly gián, gây chia rẽ gây mất đoàn kết, gây phá hoại;

    1.3. Từ bỏ lời nói thô ác, thô bạo, thô tục khiến người sân hận, phẫn nộ, hiềm hận;

    1.4. Từ bỏ lời nói phù phiếm, lời nói phi thời, không đúng thời, không chân chánh, không đem lại lợi ích.

    2. CHÁNH NGHIỆP: Làm những THÂN NGHIỆP (việc làm nơi thân) chân chánh, đưa đến THIỆN, từ bỏ những THÂN NGHIỆP đưa đến bất thiện, gồm:

    2.1. Từ bỏ sát sanh, sống từ tâm với các loài chúng sanh;

    2.2. Từ bỏ tà dâm, tà dục, những ham muốn không chân chánh (rượu, bia, chất gây nghiện…);

    2.3. Từ bỏ ăn cắp, ăn trộm, lấy của không cho.

    3. CHÁNH MẠNG: Nuôi mạng sống bằng những nghề chân chánh, đưa đến THIỆN, tránh xa nghề nuôi sống đưa đến BẤT THIỆN nơi THÂN, KHẨU, Ý

    Vậy nên người hành Thiền trước hết phải có lối sống đạo đức, lành mạnh, sống THIỆN để thành tựu GIỚI HẠNH.

    ĐỊNH: tức là THIỀN ĐỊNH

    Vì GIỚI có vai trò giúp diệt trừ các BẤT THIỆN còn có nơi THÂN và KHẨU nên ĐỊNH có vai trò diệt tận THAM, SÂN, SI nơi Ý.

    4. CHÁNH TINH TẤN: Tức là siêng năng, không thoái trí, không thối lui, không trở lưng đối với các Thiện Pháp nơi THÂN, KHẨU, Ý. Khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi các THIỆN PHÁP chưa sanh, làm cho viên mãn các THIỆN PHÁP đã sanh. Tinh tấn, quyết tâm từ bỏ, trừ diệt các BẤT THIỆN PHÁP đã sanh. Khởi lên ý muốn không cho sanh khởi các BẤT THIỆN PHÁP chưa sanh.

    5. CHÁNH NIỆM: Đặt TÂM NIỆM quán xét đối tượng chân chánh. Muốn nhập THIỀN ĐỊNH trước hết phải đặt NIỆM.

    Có 4 nơi đặt NIỆM để quán xét (gọi là TỨ NIỆM XỨ, và giai đoạn đặt NIỆM này vẫn được gọi là THIỀN TỨ NIỆM XỨ). gồm:

    5.1. Quán xét về THÂN;

    5.2. Quán xét về TÂM;

    5.3. Quán xét về CẢM THỌ;

    5.4. Quán xét về ý nghĩa các PHÁP (Pháp là những nghĩa lý). Trong đó có quán xét

    PHÁP về 5 TRIỀN CÁI

    PHÁP về VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ nơi NGŨ UẨN (là 5 yếu tố vốn vẫn bị chấp thủ là thuộc về bản ngã, gồm: 1.SẮC (thân sắc tứ đại); 2.THỌ (cảm thọ); 3.TƯỞNG (tưởng tượng); 4.HÀNH (vận hành nơi thân, khẩu, ý); 5.THỨC. Chữ UẨN được hiểu là bao gồm, bao hàm tất cả những gì được nói đến về 5 yếu tố đó đã có trong quá khứ, đang có ở hiện tại, sẽ có ở vị lai…)

    PHÁP về SÁU XỨ

    PHÁP về THẤT GIÁC CHI (là hành trình từ khi ĐẶT NIỆM đến khi nhập ĐỊNH và xả ly trong ĐỊNH)

    PHÁP về TỨ NIỆM XỨ,

    PHÁP về 4 SỰ THẬT THÁNH.

    CHÁNH NIỆM có vai trò QUÁN SÁT tường tận để thấy rõ bản chất VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ do DUYÊN KHỞI trong các bộ phận cấu thành THÂN (thân thể), trong sự hiện khởi mỗi CẢM THỌ, trong mỗi hiện hành nơi TÂM và trong trí hiểu biết về ý nghĩa các PHÁP. Rồi từ đó ‘nhổ lên’ bằng sạch, diệt trừ mọi THAM, SÂN, SI còn có nơi Ý trong 1 con người ở ĐỜI SỐNG BÌNH THƯỜNG.

    6. CHÁNH ĐỊNH: Đạt đến các tầng THIỀN ĐỊNH 1 cách chân chánh. Tức là hiểu và thực hành đúng cách để đạt tới chúng, không ngộ nhận, không ái luyến, không chống đối, xả ly không trói buộc khi đạt đến.

    Phần CHÁNH NIỆM giúp con người diệt trừ những THAM, SÂN, SI còn có nơi Ý trong 1 con người ở đời sống bình thường. Nhưng như vậy vẫn chưa hết THAM ÁI nơi Ý.

    Có 4 tầng THIỀN thuộc SẮC GIỚI và 4 tầng THIỀN thuộc VÔ SẮC GIỚI. Những cảnh giới ấy có tồn tại, mà khi chứng đạt cũng khởi lên THAM ÁI bởi sự vi diệu của chúng, nhưng người bình thường không biết được mình còn có những THAM ÁI ấy, THAM ÁI ấy ở dạng TÙY MIÊN (ngủ ngầm), chưa gặp điều kiện nên chưa sanh khởi. Giống 1 người mù từ khi sinh ra chưa bao giờ được ai mô tả về cảnh sắc bên ngoài nên cho rằng không có cảnh sắc nào, vì thế cho rằng mình không có THAM ÁI với cảnh sắc, nhưng khi người ấy được hiến giác mạc để nhìn thấy cảnh sắc thì THÁM ÁI do duyên nhìn thấy đó khởi lên. Cũng thế THIỀN ĐỊNH đúng cách để giúp trải qua các cảnh giới bình thường không thấy được, mỗi tầng đều khởi lên ÁI do DUYÊN chứng đạt tầng THIỀN ấy. Biết ÁI đấy cũng VÔ THƯỜNG, chịu sự biến hoại do DUYÊN KHỞI nên VÔ NGÃ, không chấp giữ, cũng không chống đối mà xả ly không trói buộc trong THIỀN ĐỊNH.

    TUỆ: tức là trí tuệ, gồm

    7. CHÁNH TƯ DUY: Là tư duy về ly dục (thoát ly, từ bỏ các ham muốn, dục vọng), tư duy về vô sân, tư duy về bất hại (bởi biết về VÔ NGÃ,VÔ THƯỜNG do DUYÊN KHỞI)

    8. CHÁNH TRI KIẾN: Là tri kiến, là sự hiểu biết rõ ràng về 4 SỰ THẬT THÁNH mà NGÀI đã tuyên bố khi đã chứng đạt giác ngộ.

    Chính vì ĐỨC THẾ TÔN đã chỉ dạy về con đường THÁNH có 8 chi phần – BÁT CHÁNH ĐẠO này nên gọi NGÀI là ĐẠO SƯ (người thầy chỉ đường), cũng có danh xưng là THIÊN NHÂN SƯ (tức bậc thầy của loài Trời và loài Người, bởi các chư Thiên cũng là chúng sanh, cũng chịu luân hồi theo NGHIỆP và chịu DUYÊN KHỞI). Có đi được con đường ấy hay không là tùy vào nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, trí hiểu biết của mỗi con người, còn NGÀI là người chỉ đường thôi.

    ĐỨC THẾ TÔN đã tuyên bố BÁT CHÁNH ĐẠO là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT giúp người thực hành diệt tận KHỔ ĐAU. Con đường này không ai có thể đi thay. Vì vậy mà NGÀI nói “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình làm ngọn đèn cho chính mình”.

    Cần nhớ rằng THIỀN ĐỊNH chỉ là 1 phần trong 8 chi phần của BÁT CHÁNH ĐẠO, có vai trò cùng với thành tựu GIỚI và TUỆ giúp diệt trừ một cách triệt để THAM, SÂN, SI còn có nơi THÂN, KHẨU, Ý, giúp chứng đạt NIBBANA. Muốn thực hành THIỀN đúng đắn, đạt kết quả, không rơi vào ngộ nhận hay tệ hơn là điên cuồng, loạn tâm thì phải đặt nó không tách rời khỏi BÁT CHÁNH ĐẠO, không tách rời khỏi GIỚI và TUỆ. Không được tập THIỀN theo phong trào mà không có trí hiểu biết cơ bản.

    Trường hợp ông chủ hãng cà phê sau khi THIỀN ĐỊNH 1 thời gian nói rằng có thể giao tiếp với Trời. Có ý kiến cho rằng người này bị hoang tưởng do THIỀN. Thực ra người ấy không bị hoang tưởng vì THIỀN ĐỊNH có khả năng giúp con người giao tiếp được như vậy. Nhưng người ấy bị ngộ nhận, chấp giữ những THAM ÁI khởi lên khi chứng đạt 1 tầng THIỀN nào đó và tưởng rằng những gì chứng đạt được là tối thượng, không còn gì khác hơn. Là do người ấy còn CHẤP vào BẢN NGÃ, CHẤP TRƯỚC các THAM ÁI khởi lên ở cảnh giới THIỀN ĐỊNH là của mình, sâu xa là do đã tách THIỀN ĐỊNH ra khỏi GIỚI và TUỆ.

    Tập THIỀN không phải để khoẻ mạnh hơn (mặc dù nó có tác dụng trong 1 vài trường hợp, như không thấy bệnh Alzheimer – mất trí nhớ ở các nhà sư tu THIỀN lâu năm). Cần biết là ĐỨC THẾ TÔN dạy chọn chỗ THIỀN ĐỊNH là những nơi vắng vẻ, tịch mịch có khi là bãi tha ma, ngôi nhà trống, như thế không ai tìm cầu sức khoẻ bằng cách THIỀN ở bãi tha ma cả bởi tập để khoẻ mạnh hơn không phải là mục đích của THIỀN ĐỊNH.

    ĐỨC THẾ TÔN dù đã chế đặt đoạn giảm nhiều trong đời sống xuất gia, nhưng có 4 thứ NGÀI vẫn cho thọ dụng:

    1. Y áo

    2. Đồ ăn khất thực

    3. Sàng toạ (chỗ nằm nghỉ)

    4. Dược phẩm trị bệnh

    Vì vậy khi có bệnh phải được trị bệnh bằng dược phẩm đông y hoặc tây y.

    Người tại gia có thể tập được THIỀN không? Câu trả lời là có.

    Với người tại gia trong đời sống thường ngày, đang còn nhiều phận sự, còn nhiều công việc phải làm chỉ muốn tìm đến THIỀN để giúp giải toả những khổ ưu, bức bối, căng thẳng, giúp cân bằng lại cảm xúc thì hãy dùng TỨ NIỆM XỨ. Nhưng phải có hiểu biết về mục đích và ý nghĩa của TỨ NIỆM XỨ, hiểu biết về THIỆN và BẤT THIỆN trong THÂN, KHẨU, Ý để tạo dựng đời sống THIỆN LÀNH; có hiểu biết về NGŨ UẨN VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, do DUYÊN KHỞI, về BÁT CHÁNH ĐẠO, về BỐN SỰ THẬT THÁNH (TỨ THÁNH ĐẾ).

    Hiểu biết như vậy để biết TỨ NIỆM XỨ có ý nghĩa là gì, dùng để làm gì, đứng ở vị trí nào trong THIỀN ĐỊNH, giúp được gì trong đời sống.

    Với người tại gia đã gác lại được nhiều phận sự trong đời sống thế tục muốn thâm nhập vào các cảnh giới THIỀN ĐỊNH với mong muốn diệt tận THAM ÁI ở đó thì lại càng phải hiểu biết sâu sắc hơn, đặc biệt không tách THIỀN ĐỊNH khỏi GIỚI và TUỆ để không rơi vào ngộ nhận trong THIỀN, hay không trở nên bị hoang tưởng, loạn tâm bởi THIỀN. Kết quả tu tập của người tại gia vẫn có nhưng không dễ dàng như người xuất gia đã tách khỏi đời sống thế tục thực hành viên mãn GIỚI – ĐỊNH – TUỆ, bởi để chứng tầng THIỀN ĐẦU TIÊN (SƠ THIỀN) phải quán xét từ bỏ, trừ diệt 5 TRIỀN CÁI (Triền cái là những ràng buộc, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ), gồm: 1. THAM ÁI, 2.SÂN HẬN, 3.HÔN TRẦM, THỤY MIÊN (tức là buồn ngủ); 4.TRẠO CỬ (tức là tâm bị xáo động); 5. NGHI NGỜ (tức là nghi ngờ, phân vân, do dự về THIỆN PHÁP) và đòi hỏi phải LY DỤC và LY BẤT THIỆN PHÁP (tức là thoát ly, xả ly, trừ diệt các dục vọng, dục tưởng khởi lên và trừ diệt các Bất Thiện Pháp khởi lên). ĐỨC THẾ TÔN nói “tiếng ồn là cây gai cho THIỀN ĐỊNH”. Đây đều là những bất lợi cho người tại gia còn sống giữa đời sống thế tục.

    Hiện nay có các khoá Thiền TỨ NIỆM XỨ vài tuần cho người tại gia ở chùa dưới sự hướng dẫn của các nhà sư. Khoá tu ở chùa Giác Ngộ hay những ngôi chùa khác có tổ chức khoá THIỀN TỨ NIỆM XỨ ngắn ngày cho người tại gia. Hoặc có thể tìm hiểu qua các bài KINH và cả các bài giảng về TỨ NIỆM XỨ.

    Và không gì hơn là tự mình tìm hiểu, suy xét về các PHÁP do chính ĐỨC THẾ TÔN nói đến trong KINH ĐIỂN.

     

Để lại câu trả lời