Nhà xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn khi lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C?

Câu hỏi

Vì sao trong phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit), nếu người bán kí được hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm thì nhà xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn khi lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C?

Mọi người giúp em với ạ!

Phương thức thanh toán L/C Letter of Credit

trong tiến trình 0
buikien1109 3 năm 2021-06-22T16:24:24+07:00 2 Trả lời 340 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Lợi thế so sánh giữa phương thức thanh toán L/C với nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng

    Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay cho thấy, phương thức thanh toán nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng (BPO) đang được ngân hàng các nước lựa chọn áp dụng, nhằm thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống – thanh toán chứng từ tín dụng (L/C). Phương thức BPO không chỉ hỗ trợ hoạt động giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn giúp các ngân hàng nâng cao vị thế trong xu thế ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Phân tích ưu và khuyết điểm của phương thức thanh toán L/C, so sánh lợi thế của phương thức thanh toán BPO với phương thức L/C, bài viết đề xuất một số khuyến nghị đối với các ngân hàng Việt Nam.

    Theo dự báo của Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng toàn cầu và tài chính quốc tế (SWIFT), phương thức thanh toán BPO sẽ thay thế hoàn toàn phương thức thanh toán L/C trong vài năm tới. Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy, phương thức thanh toán BPO đang được ngân hàng các nước lựa chọn áp dụng để dần thay thế cho phương thức thanh toán L/C. Số lượng các ngân hàng lựa chọn phương thức thanh toán BPO trong giao thương quốc tế đang không ngừng gia tăng, đến nay đã có 27 tập đoàn tài chính trên thế giới triển khai sử dụng phương thức thanh toán BPO.

    Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán L/C

    Trong nhiều thập kỷ qua, L/C được xem là phương thức thanh toán phổ biến trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Phương thức này được thực hiện theo Quy tắc thực hành thống nhất cho phương thức L/C (UCP) do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Theo đó, mối quan hệ giữa các bên trong thanh toán theo phương thức L/C gồm có các chủ thể sau: Bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, Ngân hàng phát hành/Ngân hàng Mở L/C và Ngân hàng Thông báo. Mối quan hệ của các chủ thể, quy trình thanh toán bằng phương thức L/C được mô tả tại Hình 1, cụ thể được triển khai tuần tự theo các bước sau:

    (1) Người nhập khẩu căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ yêu cầu Ngân hàng Mở mở L/C;

    (2) Ngân hàng Mở căn cứ vào đơn này sẽ mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông báo;

    (3) Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C và chuyển L/C cho người xuất khẩu;

    (4) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo L/C quy định;

    (5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân hàng Thông báo;

    (6) Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi/xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở;

    (7) Ngân hàng Mở sẽ kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Ngân hàng Mở sẽ trả tiền/chuyển tiền cho Ngân hàng Thông báo;

    (8) Ngân hàng Thông báo báo tiền đã vào tài khoản cho người xuất khẩu;

    (9) Ngân hàng Mở sẽ xuất trình bộ chứng từ để người nhập khẩu kiểm tra;

    (10) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và Ngân hàng Mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.

    Quy trình thanh toán bằng phương thức L/C

    Ưu điểm đáng chú ý nhất của phương thức thanh toán bằng L/C đó là nhà xuất khẩu sẽ an toàn hơn trong việc nhận được tiền hàng do có sự đảm bảo của Ngân hàng Mở L/C, mặc dù nhà nhập khẩu không thanh toán được dưới bất kỳ lý do nào.

    Mặc dù, L/C là phương thức đang được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay, nhưng thực tiễn cho thấy, phương thức thanh toán này đang tồn tại nhiều vấn đề cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

    Nhược điểm đáng chú ý nhất đó là L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối, vì việc thanh toán dựa trên cơ sở giao dịch các chứng từ văn bản. Việc thanh toán dựa vào chứng từ văn bản dẫn đến một số hạn chế sau: Chi phí chứng từ tốn kém; Ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của chứng từ; Việc kiểm tra thủ công sẽ có nhiều sai sót; Tốc độ thanh toán chậm; Dễ gặp rủi ro trong thanh toán, tranh chấp xảy ra; Chưa gắn kết được các chuỗi tài trợ và thanh toán với nhau… Những hạn chế trên cho thấy, phương thức thanh toán quốc tế dựa vào chứng từ văn bản đã dần lỗi thời, cần thiết phải có phương thức thanh toán mới thay thế, hiện đại và phù hợp với giao thương quốc tế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

    Ưu nhược điểm phương thức thanh toán L/C

    So sánh lợi thế của phương thức thanh toán BPO so với phương thức L/C

    Nhằm khắc phục những nhược điểm của phương thức thanh toán L/C, một phương thức thanh toán mới đã ra đời, đó là phương thức thanh toán BPO. Phương thức BPO đã và đang dần được ngân hàng trên thế giới nghiên cứu áp dụng thay thế cho phương thức L/C. Nếu như phương thức L/C dựa vào bộ chứng từ văn bản, thì phương thức thanh toán này dựa vào bộ dữ liệu thương mại số. Phương thức thanh toán BPO được điều chỉnh bởi Quy tắc thống nhất đối với nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng (URBPO) được ICC thông qua vào ngày 17/4/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

    BPO là một cam kết độc lập và không hủy ngang của ngân hàng có nghĩa vụ, còn gọi là Ngân hàng phát hành BPO. Ngân hàng này sẽ thanh toán ngay, hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho Ngân hàng thụ hưởng BPO (hay còn gọi là Ngân hàng tiếp nhận), sau khi so khớp thành công các dữ liệu điện tử theo quy trình, quy định của URBPO.

    Phương thức thanh toán BPO về bản chất tương tự phương thức thanh toán L/C. Hai phương thức này có một số điểm giống nhau như: Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cả 2 phương thức thanh toán; Các ngân hàng đưa ra cam kết thanh toán không thể hủy ngang.

    Bên cạnh những điểm giống nhau, 2 phương thức này có một số điểm khác biệt, sự khác biệt chính giữa L/C và BPO là: BPO hoạt động trong một môi trường hoàn toàn tự động, dựa vào việc so sánh và đối chiếu các mẫu in số hóa được chiết xuất từ các chứng từ giao hàng của người bán gửi cho người mua, điều này hoàn toàn tương phản với việc kiểm tra chứng từ bằng mắt thường của con người trên các chứng từ giao hàng bằng văn bản.

    Quy trình thanh toán BPO được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

    (1) Bên nhập khẩu và bên xuất khẩu thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán BPO dựa trên điều khoản thanh toán của hợp đồng, sau đó bên nhập khẩu tiến hành gửi đơn đặt hàng cho bên xuất khẩu.

    (2) Bên nhập khẩu cung cấp các dữ liệu từ đơn đặt hàng và các điều khoản về nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán (hay còn gọi là Ngân hàng phát hành BPO).

    (3) Ngân hàng phát hành BPO phát hành BPO cho người thụ hưởng (Ngân hàng tiếp nhận BPO) và nêu rõ điều kiện thanh toán. Ngân hàng thụ hưởng BPO thông báo cho bên xuất khẩu về BPO. Bên nhập khẩu xác nhận dữ liệu từ BPO và gửi chấp nhận của mình đến Ngân hàng tiếp nhận BPO. Nếu cả 2 dữ liệu trùng khớp nhau, BPO sẽ được thiết lập, mỗi bên sẽ nhận được một bản thông báo về dữ liệu trùng khớp.

    (4) Bên xuất khẩu vận chuyển hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

    (5) Bên xuất khẩu gửi các dữ liệu về vận tải, hóa đơn cho Ngân hàng tiếp nhận BPO để tiến hành so khớp dữ liệu.

    (6) Bên nhập khẩu nhận được thông báo về việc so khớp dữ liệu và có quyền chấp nhận lỗi không trùng khớp nào nếu có.

    (7) Ngân hàng nhận BPO thông báo cho bên xuất khẩu về kết quả so khớp dữ liệu thành công.

    (8) Bên xuất khẩu gửi chứng từ thương mại trực tiếp cho bên nhập khẩu để bên nhập khẩu nhận hàng hóa từ hải quan.

    (9) Đến ngày đáo hạn, Ngân hàng phát hành BPO sẽ thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng BPO và sau đó Ngân hàng thụ hưởng BPO sẽ chuyển cho bên xuất khẩu theo thỏa thuận.

    Các bức điện được gửi đi hay nhận lại phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế. Các bức điện này sẽ được tự động xử lý thông qua ứng dụng so khớp giao dịch (TMA) của SWIFT.

    Nghiên cứu quy trình thực hiện BPO có thể thấy, BPO là một phương thức thanh toán an toàn trong thương mại quốc tế cho các nhà xuất khẩu. BPO an toàn hơn L/C, bởi vì các chứng từ điện tử không được kiểm tra bởi con người, qua đó loại bỏ được các rủi ro sai sót. Đồng thời, khi lựa chọn phương thức thanh toán BPO sẽ tiết kiệm chi phí hơn L/C, các nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền rất nhanh từ các ngân hàng, vì các chứng từ điện tử được kiểm tra tự động thông qua ứng dụng TMA. Các nhà xuất khẩu có quyền kiểm soát hàng hóa nhiều hơn cho đến khi họ được các ngân hàng thanh toán, vì các chứng từ thương mại sẽ được các nhà xuất khẩu nắm giữ trong quá trình thực hiện BPO. Nhà xuất khẩu không gửi chứng từ văn bản cho các ngân hàng mà sẽ gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu khi nhận được tiền từ các ngân hàng… Theo đó, lợi ích so sánh của phương thức thanh toán BPO so với phương thức L/C có thể đề cập tới như sau:

    Đối với nhà xuất khẩu

    – Giảm thiểu rủi ro người mua hủy đơn hàng, rủi ro về ngân hàng phát hành hay rủi ro quốc gia.

    – Bảo đảm ngân hàng người mua chịu rủi ro.

    – Ngăn cản người mua từ chối thanh toán trường hợp người mua than phiền về chất lượng hàng hóa.

    – Xử lý đơn giản và nhanh chóng nhờ so khớp dữ liệu được thực hiện tự động.

    – Không phải kiểm tra chứng từ.

    Trong số các lợi thế trên đây, quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất. Không phải kiểm tra chứng từ bằng tay và không có khái niệm sai sót hay tranh cãi trong kiểm tra chứng từ, bởi việc so khớp dữ liệu điện tử được thực hiện tự động hoàn toàn, không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp. Toàn bộ quy trình thanh toán được tự động hóa sẽ được thực hiện nhanh hơn, rẻ hơn thư tín dụng. Theo đó, các tranh chấp hay chậm thanh toán cũng sẽ giảm đi đáng kể.

    Đối với nhà nhập khẩu

    – Bên nhập khẩu được bảo vệ bởi ngân hàng đảm bảo chỉ thực hiện việc thanh toán khi các dữ liệu trích xuất từ các chứng từ thể hiện đúng thời hạn giao hàng, quy cách hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chất lượng… đúng theo yêu cầu của BPO.

    – Có thể đàm phán giá cả thuận lợi hơn, các điều kiện thanh toán và tín dụng cao hơn từ phía người bán do việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra nhanh chóng hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.

    – Nhận chứng từ thương mại nhanh chóng do chuyển trực tiếp từ người bán sang người mua, do đó không ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

    – An toàn hơn phương thức chuyển tiền trả trước, người mua không phải trả tiền trước khi nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa.

    – Tạo điều kiện tài chính cho người mua đối với các khoản trả chậm.

    – Tăng cường mối quan hệ giữa người mua và người bán khi mở ra cơ hội hợp tác dài hạn và an toàn.

    – Tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.

    Đối với ngân hàng

    Quy trình thực hiện BPO đơn giản hơn hầu hết các sản phẩm tài trợ thương mại khác. Đồng thời, bản chất kỹ thuật số của dòng thông tin sẽ giúp ngân hàng có thể nhìn thấy các sự kiện diễn ra trong chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại đáp ứng nhu cầu của người bán và người mua.

    Đề xuất, khuyến nghị

    Có thể nói, BPO là phương thức thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia và đã được chứng minh bằng các giao dịch thực tế, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có ngân hàng Việt Nam nào triển khai áp dụng phương thức thanh toán này. Để sẵn sàng hội nhập với cộng đồng các ngân hàng quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần sớm tìm hiểu và có những bước chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai phương thức thanh toán BPO đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

    Việc áp dụng phương thức thanh toán PBO không chỉ góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế, mà còn khẳng định vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế phát triển chung của thế giới. Vì vậy, để triển khai thành công rộng rãi BPO tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bên cạnh những bài học được đúc rút từ các kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng trên thế giới, mỗi ngân hàng Việt Nam cần có chiến lược riêng, phối hợp hiệu quả với tổng hòa các nguồn lực nội tại. Thực tế cho thấy, để có thể triển khai phương thức thanh toán BPO, các ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

    – Về pháp lý, cần quy định cho phép các tổ chức liên quan chấp nhận hình thức chứng từ điện tử. Ví dụ, hải quan chấp nhận cho nhà nhập khẩu thông quan bằng chứng từ điện tử.

    – Về công nghệ, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đầu tư hạ tầng/hệ thống công nghệ có tương thích với điện ISO20022 cũng như hệ thống TMA.

    – Về con người, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ BPO thì mới có thể cung ứng dịch vụ BPO.

    – Vấn đề ứng dụng quản trị rủi ro theo Basel III đối với các công cụ tài trợ thương mại bao gồm BPO…

    – Ngân hàng muốn trở thành một thành viên tham gia BPO trước tiên phải đăng ký với SWIFT. Các ngân hàng thành viên tham gia giao dịch BPO cũng phải tuân thủ theo URBPO và chấp nhận các quy định trong quy tắc này…

    (Nguồn: tapchitaichinh.vn/ngan-hang/loi-the-so-sanh-giua-phuong-thuc-thanh-toan-lc-voi-nghia-vu-thanh-toan-cua-ngan-hang-321941.html)

    1
    2021-06-22T17:52:43+07:00

    Cảnh báo doanh nghiệp khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit-L/C) được cho là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho người bán và người mua theo đó ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán nếu người bán xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định của L/C, và người mua được ngân hàng đảm bảo hàng sẽ được giao theo đúng yêu cầu của người mua thể hiện trong văn bản yêu cầu mở L/C mà người mua gửi cho ngân hàng.

    Công ty A. tại tỉnh Thừa Thiên-Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán quốc tế công ty đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit-L/C). Sau khi giao hàng, công ty A. làm thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C.Không còn cách nào khác, Công ty A. buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán. Vào thời điểm đó dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, làm cho giá cao su trên thị trường rớt xuống rất thấp. Như một lẽ đương nhiên, khách hàng Pakistan đã từ chối chấp nhận thanh toán. Công ty A. cố gắng tìm cách bán lại lô hàng cho khách mới nhưng không thành công. Công ty quyết định chuyển lô hàng về lại Việt Nam nhưng cũng không thành công do luật pháp Pakistan quy định việc tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan phải có sự chấp thuận của khách hàng cũ mà khách hàng cũ lại đang tìm mọi cách gây khó khăn để công ty A. buộc phải chấp nhận bán rẻ lô hàng. Công ty A. đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí mất lô hàng.

    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit-L/C) được cho là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho người bán và người mua theo đó ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán nếu người bán xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định của L/C, và người mua được ngân hàng đảm bảo hàng sẽ được giao theo đúng yêu cầu của người mua thể hiện trong văn bản yêu cầu mở L/C mà người mua gửi cho ngân hàng. Rủi ro chỉ xảy ra đối với người mua khi người bán làm giả các chứng từ giao hàng mà ngân hàng không phát hiện ra. Và rủi ro chỉ xảy ra đối với người bán khi người mua cố tình gài bẫy bằng cách đưa vào các quy định của L/C một hoặc một số yêu cầu mà người bán không thể thực hiện được.

    Cụ thể trong trường hợp Công ty A., L/C yêu cầu ngoài vận đơn (Bill of Lading-B/L) người bán phải xuất trình thêm 1 giấy chứng nhận do hãng tầu ký và đóng dấu. Tuy nhiên sau khi giao hàng, hãng tầu chỉ cấp cho công ty A. giấy chứng nhận có chữ ký mà không đóng dấu của hãng tầu với lý do theo quy định của luật quốc tế áp dụng trong lĩnh vực vận tải biển.

    Theo giáo trình thanh toán quốc tế của trường đại học ngoại thương thì khi nhận được L/C nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế phải nghiên cứu hết sức cẩn thận nội dung của L/C đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Sau khi xác định tất cả các quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh toán, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế phải thông báo đến tất cả các bộ phận khác của công ty để đảm bảo hợp đồng thuê tầu ký với hãng tầu phù hợp với quy định của L/C, hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận giám định, giấy chứng nhận xuất xứ .v.v. cũng phải phù hợp với các quy định của L/C. Nếu có bộ phận liên quan phản hồi không thể thực hiện quy định của L/C thì nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo yêu cầu khách hàng điều chỉnh L/C. Nếu khách hàng không chấp nhận điều chỉnh L/C thì doanh nghiệp buộc phải từ chối giao hàng nếu không muốn đối diện với nguy cơ bị từ chối thanh toán.

    Thanh toán theo L/C là 1 thử thách khắc nghiệt đối với nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế vì theo quy định quốc tế của phương thức này, chỉ cần trong bộ chứng từ thanh toán có 1 sai sót rất nhỏ như 1 lỗi chính tả, thậm chí 1 dấu chấm, dấu phẩy đánh máy thiếu hoặc sai vị trí cũng đủ để khách hàng và ngân hàng có lý do để từ chối thanh toán. Đặc biệt là trên thực tế nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế luôn bị sức ép về thời gian vì L/C có quy định thời hạn giao hàng, và thời hạn xuất trình bộ chứng từ thanh toán tại ngân hàng thường là trong vòng 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng. Chính vì vậy nhiệm vụ thanh toán theo L/C thường được giao cho nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế có kinh nghiệm nhất.

    Sau khi doanh nghiệp xuất trình bộ chứng từ thanh toán ra ngân hàng (đây là ngân hàng thanh toán tại nước người bán, thường được gọi là ngân hàng thông báo-Notifying Bank), ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành thanh toán cho người bán và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C đồng thời yêu cầu ngân hàng mở L/C hoàn trả số tiền đã thanh toán cho doanh nghiệp. Ngân hàng là tổ chức chuyên về thanh toán và thanh toán quốc tế, thường xuyên va chạm với các vấn đề thanh toán quốc tế nên có kinh nghiệm hơn doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của thanh toán quốc tế và đối phó với các loại bẫy được gài vào các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng là trách nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng và góp phần xây dựng uy tín của ngân hàng. Do tính chất phức tạp của thanh toán L/C nên việc này thường được giao cho các chuyên gia ngân hàng có thâm niên và uy tín.

    Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp việc thanh toán L/C đã được giao cho nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế có kinh nghiệm nhất và được kiểm tra bởi chuyên gia ngân hàng có thâm niên và uy tín vẫn không tránh khỏi trường hợp có sơ suất. Vì vậy ngân hàng thường tư vấn cho doanh nghiệp yêu cầu người mua đưa vào L/C nội dung “Trả tiền bằng điện” (With T.T. reimbursement). Với nội dung này, ngân hàng mở L/C sẽ phải chuyển tiền cho ngân hàng thanh toán trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ngân hàng thanh toán gửi điện thông báo người bán đã xuất trình bộ chứng từ thanh toán và ngân hàng đã kiểm tra và chấp nhận bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Vì vậy khi bộ chứng từ chuyển qua đường chuyển phát nhanh đến được ngân hàng mở L/C thì việc thanh toán đã được thực hiện. Nếu ngân hàng mở L/C phát hiện có sai sót trong bộ chứng từ thì chỉ có thể khiếu nại ngân hàng thanh toán mà thôi.

    Như vậy Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhân viên thanh toán quốc tế được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát huy nội lực của toàn dân, của tất các các vùng, miền, địa phương để phát triển và hội nhập, đòi hỏi trên liệu có hợp lý và thực tiễn?

    Nên chăng ngân hàng, với tư cách là tổ chức chuyên ngành về thanh toán và thanh toán quốc tế, thường xuyên va chạm với các vấn đề thanh toán quốc tế nên có kinh nghiệm hơn doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế và trong việc đối phó với các loại bẫy được gài vào các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao hơn nữa trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế?

    Trong trường hợp Công ty A. đã nêu ở trên, ngân hàng thanh toán đã không kịp thời phát hiện các sai sót khi doanh nghiệp xuất trình bộ chứng từ thanh toán. Ngoài ra còn có trường hợp chính ngân hàng mắc sai sót trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế như trong trường hợp nêu dưới đây.

    Công ty B. xuất khẩu hạt tiêu đi Pakistan với phương thức thanh toán D/P (Document against Payment-Phương thức Thanh toán giao Chứng từ). Công ty đã giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng. Tuy nhiên khách hàng đã nhận hàng, không thanh toán và biến mất. Sau khi sự việc xảy ra, Công ty B. đã yêu cầu ngân hàng phía Việt Nam kiểm tra giải quyết vụ việc. Ngân hàng Việt Nam khẳng định đã làm đúng các quy định của nghiệp vụ thanh toán quốc tế và quy trách nhiệm cho ngân hàng Pakistan, yêu cầu ngân hàng Pakistan bồi thường, nếu không sẽ kiện ra trọng tài quốc tế. Ngân hàng Pakistan mở cuộc điều tra và phát hiện: (1) Ngân hàng Việt Nam thay vì gửi bộ chứng từ đến trung tâm thanh toán quốc tế của ngân hàng Pakistan theo quy định thì lại gửi bộ chứng từ đến chi nhánh ngân hàng nơi người mua mở tài khoản; (2) Ngân hàng Việt Nam thay vì gửi bộ chứng từ cho ngân hàng Pakistan theo quy định thì lại ghi tên người nhận là người mua. Chính vì những sơ hở này mà người mua đã thông đồng với Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Pakistan tại 1 vùng xa xôi hẻo lánh, an ninh kém để nhận bộ chứng từ mà không thanh toán cho ngân hàng và dùng bộ chứng từ đi nhận hàng rồi biến mất. Ngân hàng Pakistan thông báo vụ việc cho ngân hàng Việt Nam đồng thời báo cáo vụ việc lên Ngân hàng Nhà nước Pakistan và cho Tổng cục An ninh Pakistan đề nghị điều tra xem có hay không việc Công ty B. của Việt Nam đồng lõa với doanh nghiệp Pakistan để lừa ngân hàng?

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát huy nội lực của toàn dân, của tất các các vùng, miền, địa phương để phát triển và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức chuyên môn như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm … để hoạt động an toàn và thành công trên thị trường thế giới đầy thách thức. Không riêng lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vẫn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Đã từng xảy ra 2 trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng thuê “tầu ma” mặc dù đã sử dụng dịch vụ của các tổ chức chuyên môn về thuê tầu, dẫn đến hậu quả mất hàng, thậm chí khủng hoảng quan hệ quốc tế.

    Thương vụ Việt Nam tại Pakistan

    (Nguồn: moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/canh-bao-doanh-nghiep-khi-su-dung-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung-chung-tu-letter-of-credit-l-c–20192-22.html)

Để lại câu trả lời