Nhãn hiệu và Thương hiệu giống và khác nhau như thế nào?

Câu hỏi

Em vẫn hay nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu, nhiều khi thấy nó có phần giống nhau nhưng nghĩ kĩ lại thì lại khác nhau, tin rằng ở đây cũng đã bị nhầm lẫn giữa 2 loại này. Nay đưa ra câu hỏi để phân biệt sự giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Có ví dụ thì càng tốt ạ.

Thương hiệu và Nhãn hiệu

trong tiến trình 0
Cô Bé Mộng Mơ 3 năm 2021-08-14T01:58:15+07:00 0 Câu trả lời 148 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Nhãn hiệu và thương hiệu – Phân biệt và ví dụ

    Trên thương trường hiện nay, đa số doanh nghiệp sẽ dễ bị nhầm lẫn về khái niệm của nhãn hiệu và thương hiệu. Tưởng chừng hai khái niệm trên sẽ giống nhau, nhưng thật ra đó lại là hai khái niệm với phạm trù hoàn toàn khác nhau.

    1. Những điều doanh nghiệp cần biết về nhãn hiệu và thương hiệu

    Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhất về khái niệm giữa nhãn hiệu và thương hiệu.

    Nhãn hiệu là gì? Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Còn thương hiệu được xem như là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết về sản phẩm nào đó được cung cấp hoặc sản xuất bởi doanh nghiệp hay cá nhân nào đó (trích định nghĩa của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO).

    Vì thế có thể nói đối tượng của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là nhãn hiệu và nó được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ, còn thương hiệu được hình thành trong quá trình phát triển, xây dựng doanh nghiệp, nhằm khẳng định giá trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

    Để người đọc dễ hiểu hơn, Global đã tổng hợp một số đặc điểm để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu như sau. Thương hiệu được cấu thành từ những yếu tố có liên quan đến nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể được xem như là một trong các yếu tố để so sánh, đối chiếu, phân biệt hàng hóa, sản phẩm này với hàng hóa, sản phẩm khác của các cá nhân, các tổ chức (các yếu tố ví dụ như là từ ngữ, biểu tượng của sản phẩm hàng hóa, hoặc là hình ảnh…) nhằm làm cho khách hàng dễ dàng nhận diện bề mặt bên ngoài sản phẩm, hàng hóa.

    Một vài ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu

    “Thương hiệu” Pepsi có “nhãn hiệu” như Lay’s Potato Chips, Lipton Teas, Quaker Oats,… hoặc “thương hiệu” Honda, Yamaha, Suzuki thì những “nhãn hiệu” của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Dream, Wave, Future, Exciter, Raider,…

    Khi nhắc tới một thương hiệu nào đó thì người ta sẽ liên tưởng đến những đặc điểm, yếu tố, nét đặc trưng để tạo nên danh tiếng cho sản phẩm. Chúng bao gồm cả kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, giá cả, hình dung được nhãn hiệu của sản phẩm. Thương hiệu thường liên quan đến cảm nhận của khách hàng về sản phẩm đó sau khi đã qua sử dụng.

    Tóm lại, một sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu. Một đối thủ cố tình bắt chước logo, hoặc slogan sẽ ảnh hưởng đến nhãn hiệu!

    2. Nhãn hiệu khác thương hiệu ở những điểm nào?

    Khả năng định giá

    Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau về giá trị. Nhãn hiệu sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký để trở thành tài sản và có khả năng được định giá, còn thương hiệu là cả một quá trình xây dựng từ nhãn hiệu và nó là một thành quả của sự cố gắng của doanh nghiệp nên việc định giá là điều không dễ dàng. Vì trên thực tế một nhãn hiệu nổi tiếng rất dễ bị người khác sao chép, làm giống để tạo ra sản phẩm riêng cho cá nhân mình còn thương hiệu thì không thể làm giả hay không thể sao chép giống được do bên trong quá trình xây dựng thương hiệu gồm nhiều yếu tố và sự đánh giá của cả người tiêu dùng.

    Khả năng duy trì

    Nhãn hiệu và thương hiệu còn khác nhau ở tính duy trì của nó. Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp. Khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại.

    Bên cạnh đó, chúng còn khác nhau ở khả năng duy trì trước thị hiếu của doanh nghiệp. Bởi vì nếu như sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại, nhãn hiệu đó có thể bị thay đổi hoặc không còn tồn tại. Tuy nhiên, thương hiệu thì có thể duy trì ở mức tối ưu ngay khi sản phẩm mang mác nhãn hiệu đó không còn tồn tại.

    Vì thương hiệu được xây dựng nên từ đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm mang thương hiệu đó còn giữ vững được nét đặc trưng tích cực đối với nhu cầu của người tiêu dùng thì nó vẫn còn thương hiệu.

    3. Hậu quả xảy ra khi không nhận diện được thương hiệu và nhãn hiệu?

    Việc không phân biệt rõ khái niệm và chức năng của nhãn hiệu lẫn thương hiệu sẽ mang lại các hậu đó cho doanh nghiệp. Điển hình như doanh nghiệp sẽ xem nhẹ độ quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu cũng như bảo hộ tài sản trí tuệ của mình. Đa phần doanh nghiệp sẽ có suy nghĩ xây dựng một thương hiệu mạnh có độ phủ lớn với người tiêu dùng là đã thành công mà không cân nhắc các rủi ro có thể xảy ra.

    Bên cạnh việc đầu tư vào giá trị sản phẩm mang lại thương hiệu uy tín, doanh nghiệp còn cần phải bảo vệ đứa con tinh thần của mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu hay nói cách khác là đăng ký nhãn hiệu. Bởi lẽ, một thương hiệu có thể trị giá cả triệu đô, nếu không có biện pháp bảo hộ thích hợp thì tài chính của doanh nghiệp có thể bị tổn tại rất lớn.

    Việc sở hữu một thương hiệu lớn mạnh sẽ tăng nguy cơ lạm dụng và sao chép của đối thủ, khi đã sở hữu giấy chứng nhận nhãn hiệu, doanh nghiệp có toàn quyền đưa đơn kiện các công ty này. Trường hợp ngược lại, khi không đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ lạm dụng tài sản trí tuệ từ đối thủ.

    Kết luận

    Bài viết trên nêu ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ chức năng của từng loại. Bên cạnh việc tập trung xây dựng thương hiệu vững mạnh và chất lượng, doanh nghiệp cũng cần đưa ra giải pháp bảo hộ phù hợp, bởi lẽ đó chính là giá trị ưu việt mà mọi doanh nghiệp đều muốn bảo vệ.

    (Nguồn: globalbrandcorp.com/nhan-hieu-va-thuong-hieu)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    3
    2021-08-14T02:12:33+07:00

    Xem clip này giải thích một cách dễ hiểu cho mọi người dễ hình dung: https://youtu.be/dbG9iCb5GBU

    Nhãn hiệu được ví như phần thể xác, thương hiệu ví như phần linh hồn của doanh nghiệp. Tuy có khác nhau nhưng không thể tách rời.

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    0
    2021-08-14T17:08:31+07:00

    Nhận diện “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”

    NHÃN HIỆU (trademark)

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.

    Giá trị thể hiện qua: mức độ nhận biết, chất lượng cảm thụ về nhãn hiệu, ấn tượng liên kết đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ.

    THƯƠNG HIỆU (brand)

    Sử dụng trong kinh doanh thương mại, truyền thông hàm nghĩa rộng không nhất quán có thể bao hàm: tên doanh nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hàng hóa…

    Trên phương tiện thông tin đại chúng thường có ý nghĩa “danh tiếng”, “tên tuổi” của doanh nghiệp.

    Giá trị thể hiện qua quan hệ khách hàng, nhà phân phối, quyền lợi, tài sản trí tuệ, lợi thế kinh doanh,…

    (Nguồn: BSSC – Apolat Legal)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời