Nuốt đờm có sao không?

Câu hỏi

Từ lúc cổ họng có đờm đến nay đã hơn 1 tháng nhưng đờm vẫn không hết hẳn, cổ họng vẫn còn đờm nhưng ít hơn, thỉnh thoảng em vẫn nuốt đờm vì khạc nhổ ra ngoài không tiện hoặc mất vệ sinh. Cho em hỏi nuốt đờm như thế có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Cách để trị dứt điểm đờm ở cổ họng?

Nuốt đờm có sao không?

trong tiến trình 0
Cô Bé Mộng Mơ 3 năm 2021-04-16T11:27:56+07:00 3 Câu trả lời 1713 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Nuốt đờm có sao không?

    Đờm là chất tiết được tế bào biểu mô đường hô hấp bài tiết. Thông thường đờm được sản sinh ra lượng ít để làm ẩm và loại bỏ những tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên nếu đờm được bài tiết nhiều thì có thể gây ra một vài vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

    Thành phần của đờm chủ yếu là nước, muối, xác vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu, chất tiết biểu mô đường tiêu hóa và những kháng thể khác được gọi là đờm. Nó được tạo ra để giữ và tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh trùng trong cổ họng và mũi.

    Theo các chuyên gia, người bệnh không nên nuốt đờm. Bởi lẽ, đờm có chứa rất nhiều vi trùng nếu nuốt vào trong dạ dày một phần vi trùng được tiêu diệt, còn phần lớn lượng vi trùng vẫn còn sống đi vào đường ruột gây bệnh đường ruột.

    Ví dụ như nuốt đờm khi bị bệnh lao, trong đờm có lượng vi trùng lao vô cùng lớn sẽ có thể gây lao ruột. Nếu qua đường máu có thể ảnh hưởng đến thận, gan, não mô… gây ra lao gan, lao thận hoặc viêm não mô có tính lao. Do đó, không nên nuốt đờm hoặc tùy tiện khạc nhổ. Cách tốt nhất là khác nhổ đờm vào bô hoặc thùng, đồng thời có cách trị ho loại bỏ đờm nhầy hiệu quả.

    Cách loại bỏ đờm trong cổ họng

    Để loại bỏ đờm, người lớn hoặc trẻ lớn tuổi đã biết thì có thể tự khạc đờm để tống đờm nhầy ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần phải tiến hành hút đờm trong cổ họng cho bé dễ thở hơn.
    Khạc đờm ra ngoài

    Cần phải khạc đờm đúng giúp tống đờm ra ngoài hiệu quả mà không ảnh hưởng đến cổ họng. Sau đây là hướng dẫn cách khạc đờm ra ngoài đúng và tốt nhất:

    Đầu tiên bạn nên ngậm miệng lại rồi hít không khí vào mũi. Hai động tác này được sử dụng nhằm kéo đờm thừa từ mũi xuống cổ họng để cơ cổ họng và lưỡi tống ra ngoài. Trường hợp đờm lâu ngày ở cổ họng thì không cần thực hiện động tác này.

    Sau đó bạn cần uốn cong lưỡi thành hình chữ U. Đưa không khí và nước bọt ra phía trước bằng việc sử dụng các cơ mặt sau cổ họng.

    Khi đờm đã xuống đến miệng thì nhổ bỏ đờm vào bồn rửa mặt.

    Bạn cần hết sức chú ý khi cố gắng khạc đờm thì bạn không được nhai bất cứ thứ gì trong miệng. Nếu bạn đang nhai đồ ăn thì có thể thức ăn sẽ bị hút xuống khí quản. Lúc này bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để lấy thức ăn ra.

    Cách làm loãng và dẫn lưu đờm

    Đờm có tính chất đặc quánh, dính. Chính vì thế làm loãng đờm sẽ giúp cho việc loại bỏ ra ngoài dễ dàng hơn. Một số biện pháp làm loãng đờm hiệu quả:

    – Uống nhiều nước mỗi ngày hoặc có thể truyền dịch cho người bệnh.
    – Thực hiện khí dung cho người bệnh với natriclorua 0,9% hoặc 5 – 10ml nước muối bão hoà.
    – Sử dụng thuốc loãng đờm: Carbocystein, ambrosol, N. acetylcystein, bromhexin.

    (Nguồn: viemphequan.net/nuot-dom-co-sao-khong.html)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    1
    2021-04-16T11:39:58+07:00

    Có đờm trong cổ họng mà lỡ nuốt xuống có gây hại gì đến sức khoẻ không?

    Một số người có thể ho khạc ra đờm ở cổ họng bằng cách đập vào lưng, số khác cho rằng có thể giảm đờm bằng cách ăn đậu phộng, lê và các thực phẩm khác, tuy nhiên hiệu quả ít đạt được. Khi không có cách nào để ho khạc ra ngoài, đờm bị mắc kẹt trong cổ họng sẽ bị nuốt trực tiếp. Điều này khiến nhiều người tự hỏi đờm nuốt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

    Đờm được sản xuất từ ​​bên trong cơ thể, cũng giống như phân, nó là một chất bài tiết của cơ thể. Do đó, bên trong đờm sẽ có chứa các chất chuyển hóa, một số vi khuẩn hoặc virus, nếu nuốt trực tiếp đờm, tức là ta đang ăn vi khuẩn và chất chuyển hóa vào cơ thể một lần nữa.

    Tuy nhiên, thực tế ở những người khỏe mạnh, không có nhiều vi khuẩn ở trong đờm và nếu có thì nó cũng được duy trì ở trạng thái cân bằng. Vi khuẩn và virus được thải ra từ đờm sau khi vào dạ dày sẽ bị tiêu diệt bởi axit dạ dày và làm giảm ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể.

    Ngoại trừ những người có vấn đề về phổi, nếu phổi có vấn đề, chẳng hạn như bệnh lao. Virus Mycobacterium tuberculosis của bệnh lao có trong đờm lại rất khó để bị tiêu diệt trong môi trường axit. Do đó, nếu xâm nhập vào cơ thể một lần nữa, virus này sẽ gây ra không ít phiền phức. Vì vậy, với những người có vấn đề về phổi, tốt nhất họ nên tìm cách để ho khạc đờm kịp thời.

    Màu sắc của đờm cảnh báo vấn đề sức khỏe

    Đờm cũng là một phương tiện có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe của cơ thể, dựa vào màu sắc và tính nhất quán của đờm mà ta có thể đánh giá được trạng thái sức khỏe của bản thân.

    Bất kỳ đờm nào được nhổ ra có tính chất dính thường là đờm nóng có màu vàng hoặc trắng như gel kèm theo sốt với cảm giác khó chịu, khô miệng và nước tiểu màu vàng, phân khô… Để giải quyết vấn đề này, bạn cần bổ sung, dưỡng khí, uống thuốc bổ máu, điều chỉnh âm dương, giúp lá lách và dạ dày đào thải đờm nóng.

    Đờm được ho khạc ra mà tạo thành khối rõ ràng và mỏng, hầu hết là đờm lạnh có màu trắng. Những người bị đờm lạnh thường là do bị thiếu khí ở lá lách và dạ dày, điều này cũng có thể liên quan đến chứng cảm lạnh. Những người bị đờm lạnh có thể đi kèm với triệu chứng sốt, nhức đầu, khô họng, kiệt sức cơ thể và ớn lạnh ở tay chân.

    Tóm lại, với những người khỏe mạnh có thể nuốt đờm trực tiếp và tác hại của nó đối với cơ thể là rất nhỏ, nhưng lợi ích của việc ho khạc đờm ra vẫn sẽ lớn hơn bởi từ đó mà ta có thể thấy được sự phản ánh các vấn đề khác nhau tồn tại trong cơ thể mình.

    (Nguồn: Aboluowang, Healthline)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    2
    2021-04-16T11:42:59+07:00

    9 thói quen tai hại

    Một số người có thói quen nuốt đờm khi có bệnh vùng hầu họng. Vi khuẩn ở đờm vào đường tiêu hóa có thể gây viêm ruột, lao ruột. Vì vậy, những người bị bệnh phổi, ho có đờm cần có ống nhổ kèm nắp đậy.

    1) Khạc nhổ bừa bãi làm bệnh lây lan

    Khi ta mắc các bệnh về mũi, họng, phế quản, phổi, người bệnh thường hay bị ho khan hoặc có đờm. Nhiều người hay tùy tiện khạc nhổ đờm bất kỳ chỗ nào như mặt đường, chân tường, phòng họp, sàn nhà, bệnh viện… Ruồi nhặng đậu vào đờm rồi bâu vào thức ăn, bát đũa truyền bệnh đường tiêu hóa. Đờm khô, quyện vào bụi bay đi khắp nơi, reo rắc vi khuẩn, virus, nhất là vi khuẩn lao, làm bệnh lây lan trong cộng đồng rất nguy hiểm.

    Ngược lại, một số người lại có thói quen nuốt đờm, dễ gây bệnh cho đường tiêu hóa.

    2) Xỉa răng gây tụt lợi, vỡ men

    Nhiều người có thói quen dùng tăm nhọn, to chọc vào khe răng hoặc chỗ răng bị sâu làm vỡ men răng, cạnh tăm cật sắc làm tổn thương lợi, tụt lợi, viêm quanh chân răng. Chọc tăm vào khe răng làm kẽ răng ngày càng rộng, dễ gây rụng răng. Do đó, chỉ nên xỉa trên bề mặt răng hoặc đánh răng bằng bàn chải.

    3) Ngoáy tai có thể gây điếc

    Có người dùng móng tay, que tăm, que diêm, cành cây… để ngoáy tai. Những thứ đó thường sắc nhọn và nhiều vi khuẩn, dễ làm xước da gây viêm tai ngoài. Có trường hợp ngoáy tai bằng que nhọn, chọc thủng màng nhĩ, gây viêm tai giữa, hậu quả là màng nhĩ bị co kéo nhăn nhúm, giảm thính lực. Vì vậy, nên dùng tăm bông thấm nước trong ống tai sau khi tắm. Nếu có dị vật rơi vào tai thì dốc cho ra, nếu không ra được nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được xử lý kịp thời.

    4) Ngoáy mũi dễ tạo nhọt trong mũi

    Móng tay sắc làm sây xước niêm mạc mũi. Chỗ chân lông bị nhổ sẽ gây viêm hoặc tạo nên các nhọt trong vách mũi, từ đó có thể gây nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng. Đối với lông mũi, ta nên dùng kéo cắt bớt, không nên nhổ. Không nên dùng ngón tay ngoáy mũi. Nên dùng khăn sạch hay tăm bông lau nhẹ phía trong vách mũi.

    5) Dụi mắt làm xước giác mạc

    Tay bẩn sẽ đưa vi khuẩn vào mắt gây đau mắt đỏ. Viêm nhiễm lâu làm mắt kém trong suốt, hệ thống ống dẫn nước mắt bị tắc. Nếu không may, hạt cát bay vào mắt mà ta lại dùng tay dụi mắt thì cát làm xước giác mạc, gây viêm mủ, để lại sẹo giác mạc, dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa. Nếu có dị vật vào mắt, ta nên nhúng mắt vào bát nước sạch, chớp chớp mắt vài cái, hạt cát sẽ theo nước ra ngoài. Nếu vẫn đau đớn khó chịu thì đi bệnh viện, không nên dụi mắt.

    6) Ăn quá đà

    Ăn là nhu cầu rất cần thiết để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể; nhưng không điều độ sẽ sinh ra bệnh. Ăn quá nhiều chất mỡ, chất tanh gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ăn nhiều đạm có màu và phủ tạng động vật dễ gây bệnh gút.

    Ăn mỡ động vật hay bị tăng cholesterol trong máu, đưa đến xơ cứng các động mạch, nguy cơ gây bệnh hẹp động mạch vành của tim… Người có tuổi dùng nhiều chất đường, tụy sẽ làm việc quá sức dễ gây bệnh tiểu đường. Ăn quá nhiều chất chua và các gia vị kích thích mạnh gây viêm loét dạ dày; nhiều muối dễ gây tăng huyết áp.

    7) Uống quá chén

    Cồn trong rượu làm suy tế bào gan, gây xơ gan. Rượu làm xơ cứng động mạch, kích thích thần kinh, gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não. Bia rượu gây kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình viêm loét dạ dày, tá tràng. Người nghiện rượu lâu, tinh thần sa sút, làm việc kém năng suất, dễ gây tai nạn lao động.

    8) Ăn gỏi, ăn tái dễ nhiễm sán

    Tôm, cua, cá sống ở dưới nước, là các vật chủ trung gian của ấu trùng sán lá gan, sán lá phổi. Khi ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc ăn gỏi, ấu trùng chưa chết sẽ gây bệnh sán lá gan, sán lá phổi. Thịt tái, gỏi, tiết canh còn mang các mầm vi khuẩn, virus gây bệnh đường ruột. Vậy cần phải hết sức cảnh giác với các loại gỏi, thịt tái.

    9) Hút thuốc

    Khoa học cho biết chắc chắn trong thuốc lá có 60 chất gây các bệnh viêm răng lợi, viêm họng, viêm phế quản, loét dạ dày, ung thư phế quản, ung thư dạ dày, bàng quang, bệnh mạch vành tim. Vợ, con người nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các bệnh trên chẳng kém người nghiện. Vì vậy người nghiện nên dần dần bỏ thuốc.

    (Nguồn: TS Đào Kỳ Hưng, Sức Khỏe & Đời Sống)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời