Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX của chủ nghĩa Mác – Lênin?

Câu hỏi

Giúp mình trả lời những cấu hỏi này với. Môn triết học Mác – Lênin:

Câu 1:

Trong tác phẩm Lao động làm thuê và tư bản, C. Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên tức là sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó” (Mác – Ăngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, HN, 1993, tr.552)

Anh chị hãy:
1. Phân tích quan hệ sản xuất để làm rõ luận điểm trên;
2. So sánh quan hệ sản xuất của nước ta trước và sau Đại hội Đảng VI (12/1986).

Câu 2:

Hãy xác định các câu nói sau đứng trên lập trường của trường phái triết học nào?
– Đề – các – tơ: “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”
– Béc – cơ – ly: “Sự vật là sự phức hợp của các cảm giác”.
– Kinh Thánh Kitô giáo: “Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và loài người”.
– Thành ngữ Việt Nam: “Có thực mới vực được đạo”.

Câu 3:

Trong những ý kiến nêu ra dưới đây về chiến tranh, hãy xác định những ý kiến nào là duy tâm, còn ý kiến nào là duy vật? Vì sao?
a. Trong lời nói đầu của điều lệ UNESCO nói rằng: “chiến tranh bắt đầu trong trí óc loài người. Nói đúng ra, cuối cùng cần phải đem đến cho trí óc của chúng ta một sự thay đổi thích hợp và gạt bỏ những điều khủng khiếp sợ hãi, căm thù và hoài nghi”.
b. Tất cả những hành động xâm lược của sự xâm lược là sự hiểu hiện bản tính xâm lược của con người.
c. Chiến tranh do các quan hệ sở hữu tư nhân sinh ra.
d. Chiến tranh là sự thực hiện những mục đích cá nhân của những nhà hoạt động lịch sử này hoặc những nhà hoạt động lịch sử khác.

Từ những quan điểm duy tâm và những quan điểm duy vật, có thể rút ra những kết luận thực tiễn như thế nào về chiến tranh?.

Câu 4:

Trong tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị, Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay – đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó – mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước tới nay các lực
lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” (Mác – Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG HN, 1993, tr.15)

Anh (chị) hãy:
1. Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để làm sáng tỏ luận điểm trên của Mác.
2. Vận dụng quy luật vào công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.

Câu 5:

Hãy tìm ra những câu ca dao, tục ngữ phản ánh quan điểm duy vật, quan điểm duy tâm của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a. Non cao ai đắp mà cao?
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu?
Nước non là nước non trời
Ai ngăn được nước ai dời được sông?
b. Ai mà nói dối cùng ai,
Thì trời giáng họa cây khoai giữa đồng.
c. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời
d. Cây khô thì lá cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo.

Câu 6:

Người máy thông minh, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế lao động trí óc của con người hay không? Vì sao máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó?

Câu 7:

Anh (chị) hãy phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vận dụng quy luật đó để giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986).

Câu 8:

Trong một cuộc đi săn người ta tìm thấy một chú bé sống ở trong một khu rừng cùng với đàn sói, chú bé có lẽ khoảng 15, 16 tuổi. Người ta phỏng đoán chú là nạn nhân duy nhất còn sống sót trong một vụ tai nạn máy bay và được đàn sói mang về nuôi. Chú không biết nói tiếng người mà chỉ kêu tiếng kêu man rợ của bày sói, không biết ăn thức ăn bằng bát cũng như ăn đồ chín mà có tập tục ăn như bày sói.

Dựa vào kiến thức đã học về ý thức con người, anh (chị) hãy giải thích tình huống trên.

Câu 9:

Anh (chị) hãy phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vận dụng quy luật đó để giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986).

0
nguyễn hải nam 2 năm 2022-02-12T23:59:53+07:00 0 Câu trả lời 468 lượt xem 0

Để lại câu trả lời