Phòng áp lực âm là gì?

Câu hỏi

Khi dịch Covid-19 xảy ra, rất nhiều trang báo đăng tin về các nhà hảo tâm tài trợ phòng áp lực âm (có nơi gọi là phòng áp suất âm). Vậy phòng áp lực âm là gì? Công dụng của phòng áp suất âm như thế nào trong phòng trị dịch virus Corona?

Phòng áp lực âm là gì?

trong tiến trình 0
OKY Agency 4 năm 2020-03-29T13:59:27+07:00 4 Câu trả lời 806 lượt xem 0

Câu trả lời ( 4 )

  1. Chúng ta biết rằng virus gây bệnh Covid-19 có thể lây lan qua các giọt bắn (droplet) mà người bệnh phát tán vào không khí. Nghiên cứu cho thấy khi một người bệnh hắt hơi, họ có thể phát tán vào không khí 40,000 giọt bắn. Các giọt bắn này có thể di chuyển xa tới 6 m với vận tốc 50m/s.

    Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, họ có thể phát tán 3.000 giọt bắn. Các giọt bắn khi ho có thể di chuyển trên phạm vi 2 m với vận tốc 10 m/s. Và ngay cả khi một người bệnh thở, họ cũng có thể phát tán các giọt bắn trên phạm vi 1m với vận tốc 1m/s.

    Đường đi của các giọt bắn này thậm chí còn phức tạp hơn khi dòng không khí trong một bệnh viện chuyển động tự do. Không khí sẽ đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Chúng có thể mang theo các giọt chứa virus từ một bệnh nhân đang ở trong phòng ra ngoài hành lang, lây nhiễm cho những bác sĩ và bệnh nhân khác đang ở đó.

    Virus thậm chí cũng có thể lây lan giữa phòng bệnh này với phòng bệnh khác. Do đó, việc kiểm soát con đường lây nhiễm chéo này cần được ngăn chặn. Để làm điều này, các bệnh viện đã xây những phòng cách ly đặc biệt được gọi là phòng áp lực âm.

    » Xem thêm hình ảnh minh họa chi tiết: Phòng áp lực âm – Nơi cách ly đặc biệt khi nhiễm virus Covid 19

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    4
    2020-03-29T14:29:14+07:00

    Bộ Y tế khuyến cáo không dùng buồng khử khuẩn, phòng áp lực âm phòng chống COVID-19

    Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá hiệu quả của buồng khử khuẩn toàn thân, người dân và các cơ quan, tổ chức không sử dụng để bảo đảm an toàn.

    Thời gian qua nhiều tổ chức, viện nghiên cứu của ngành y đã giới thiệu và đưa sản phẩm buồng khử khuẩn toàn thân di động vào sử dụng, nhiều cơ quan đã lắp đặt sản phẩm này.

    Nhưng chiều nay 26-3, Cục Quản lý môi trường y tế đã có văn bản cho biết đây là sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động.

    Tuy nhiên, đề xuất chưa được hội đồng khoa học cấp bộ thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với người sử dụng.

    Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, Bộ Y tế khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng để đảm bảo an toàn.

    Người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, nếu phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2m và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%…

    Buồng khử khuẩn toàn thân đang được đề xuất hiện nay về cấu tạo thường gồm 1 buồng (phun sương dung dịch clo hoạt tính) hoặc gồm 2 buồng nối tiếp nhau; buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây, tiếp đến buồng 2 có phun sương (hạt sương 5µm) nước điện hóa (là dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây.

    Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của Viện quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường.

    Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây. Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi gây hại cho con người khi hít phải. Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo áp dụng phương pháp phun sương trong khử khuẩn bề mặt.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh.

    Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị. Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc. Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus.

    Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.

    Hiện nay chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn, việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.

    Mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một bệnh nhân. Vì vậy, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đào tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch COVID-19.

    Các bệnh viện chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.

    (Nguồn: tuoitre.vn/bo-y-te-khuyen-cao-khong-dung-buong-khu-khuan-phong-ap-luc-am-phong-chong-covid-19-20200326162313842.htm)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    1
    2020-03-29T14:33:42+07:00

    Virus 2019-nCoV lây nhiễm qua đường giọt bắn hay không khí?

    Bài dịch và tổng hợp bởi Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thanh – Chuyên viên Nghiên cứu – Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

    Trên trang của CDC có đưa ra định nghĩa và giải thích chi tiết cho các thuật ngữ: giọt bắn (droplet), không khí (airborne) và hạt chất lỏng siêu nhỏ (aerosol) nhằm phân biệt về hình thức lây nhiễm của virus. Virus gây bệnh đầu nhỏ và virus cúm được đưa ra làm ví dụ minh họa cho các định nghĩa này. Có thể hiểu đơn giản như sau: Ebola là một dạng virus có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể bao gồm máu, tinh trùng, dịch tiêu chảy, nước tiểu, mồ hôi, và cả sữa mẹ. Trong khi đó, cúm hay sởi có khả năng lây nhiễm thông qua các hạt chất lỏng siêu nhỏ (aerosol) phát tán lơ lửng trong không khí (nguồn CDC).

    Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ năm 2018 đã chứng minh, các hạt chất lỏng siêu nhỏ này không nhất thiết phải được tạo ra do hành động ho, hắt xì hơi, mà có thể tồn tại trực tiếp ngay trong hơi thở của mỗi chúng ta, và có khả năng phát tán virus cúm ra môi trường xung quanh (Fabian 2008; Yan 2018).

    1. Vậy giọt bắn và hạt chất lỏng siêu nhỏ là gì?

    Giọt bắn được hiểu là các giọt chất lỏng kích thước nhỏ được tạo ra từ các hoạt động vật lý của con người, trong đó có sự tham gia của quá trình tiết dịch gồm chảy máu, đi tiểu, đi ngoài, nôn mửa, ho, hắt xì hơi,… hoặc được tạo ra trong tự nhiên như hiện tượng nước mưa bắt lên bề mặt kính, vòi phun nước phun vào bề mặt tạo các giọt bắn. Giọt bắn thường có kích thước lớn từ 10 – 100 um, do vậy có xu hướng rơi nhanh xuống mặt đất hoặc bề mặt các đồ vật dưới tác dụng của trọng lực. Trong khi đó, các giọt nhỏ hơn 10 um hay còn gọi là giọt dịch siêu nhỏ (aerosol) có thể lơ lửng và di chuyển trong không trung, do vậy, có khả năng phát tán tác nhân gây bệnh vào không khí. (Fabian 2008; Gralton 2011; Stilianakis 2010).

    2. Lây nhiễm qua đường giọt bắn và qua đường không khí khác nhau như thế nào?

    Lây nhiễm qua đường giọt bắn xảy ra khi người lành tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm thông qua dạng giọt bắn dính bám trên bề mặt đồ vật, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh như máu, dịch nhầy đường hô hấp, phân, nước tiểu. Hình thức lây nhiễm này có thể xảy ra với hầu hết các bệnh như cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, bệnh đầu nhỏ do virus Ebola. Riêng với virus HIV gây bệnh AIDS, virus chỉ có thể truyền từ người bệnh sang người lành bằng con đường truyền máu và đường tình dục, hoặc thông qua tiếp xúc máu với vết thương hở trên tay.

    Trong khi đó, lây nhiễm qua đường không khí hay qua các giọt dịch siêu nhỏ lơ lửng trong không khí (aerosol) xảy ra khi người lành hít phải các giọt dịch siêu nhỏ chứa virus hoặc vi khuẩn phát tán lơ lửng trong không trung. Hình thức lây nhiễm này chỉ có thể xảy ra ở các bệnh như cúm mùa, cúm H1N1, cúm H5N1 và có thể xảy ra ở virus nCoV gây viêm phổi cấp Vũ Hán.

    3. Virus 2019-nCoV lây nhiễm theo đường nào?

    Viêm phổi cấp Vũ Hán đã được xác định nguyên nhân là do virus họ corona được đặt tên là 2019-nCoV. Virus này thuộc họ virus lớn corona, có vật liệu di truyền bản chất là RNA, có xu hướng lây nhiễm qua đường giọt bắn. Chưa có bằng chứng cụ thể cho việc 2019-nCoV có khả năng lây nhiễm qua đường không khí, tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, không loại trừ khả năng làm tăng mức độ phát tán dịch bệnh thông qua việc hình thành giọt dịch siêu nhỏ, như đã xảy ra với dịch SARS và MERS, cùng họ corona trong quá khứ (Khuyến cáo của WHO về việc ngăn chặn và kiểm soát dịch viêm phổi cấp Vũ Hán ngày 25/01/2020).

    Việc áp dụng các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường có tác dụng làm suy yếu dịch bệnh và có vai trò trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học tại Imperial College của Anh và Đại học bang Pennsylvania của Hoa Kỳ đã chứng minh được rằng, việc thông khí có tác dụng làm giảm thiểu sự tiến triển của dịch bệnh tương đương với việc thực hiện tiêm vắc-xin cho một nửa nhóm mẫu nghiên cứu (Smieszek 2019).

    (Nguồn: vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dich-2019-ncov/thong-tin-suc-khoe/2019-ncov-lay-nhiem-qua-duong-giot-ban-droplet-hay-khong-khi-aerosol-airborne/)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  2. Áp suất phòng âm

    Áp suất phòng âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo giữa các phòng với nhau. Phương pháp này sử dụng một hệ thống thông gió có chức năng tạo áp suất âm để không khí chỉ có thể đi vào phòng chứ không thể đi ra, bởi không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao sang vùng có áp suất thấp, nhờ đó ngăn chặn việc không khí bị nhiễm khuẩn lọt ra khỏi phòng. Phương pháp này được sử dụng để cách ly bệnh nhân các bệnh truyền nhiễm qua không khí như lao, sởi hay thủy đậu.

    Nguyên lý

    Áp suất âm được hệ thống thông gió tạo nên và duy trì bằng cách thoát nhiều không khí ra khỏi phòng hơn lượng không khí đi vào phòng. Không khí đi vào phòng qua một khe hở, thường cao khoảng 4 cm, ở dưới cửa ra vào. Ngoại trừ khe hở này, căn phòng phải được kín nhất có thể và không được cho không khí lưu thông qua một chỗ hở nào khác như ở cửa sổ, đèn chiếu sáng hay ổ cắm điện. Sự rò rỉ từ những chỗ như vậy sẽ làm ảnh hưởng hoặc triệt tiêu hoàn toàn áp suất âm.

    Kiểm chứng

    Để kiểm tra xem áp suất của một căn phòng đã âm hay chưa, có thể đặt một ống thổi khói song song với cửa ra vào ở cách khe hở dưới cửa khoảng 5 cm, rồi bơm khói ra thật nhẹ nhàng để vận tốc khói không quá lớn so với vận tốc không khí. Nếu áp suất trong phòng là âm, khói sẽ đi luồn dưới cửa vào phòng. Nếu áp suất phòng chưa âm, khói sẽ bị thổi ra ngoài hoặc không di chuyển.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời