PPL trong quảng cáo là gì?

Câu hỏi

Những người làm marketing họ hay nhắc tới cụm từ PPL, vậy PPL có phải là từ lóng trong ngành marketing không nhỉ? Đặc biệt là trong các bộ phim về web drama. Mình tra từ điển thì không thấy có từ này.

PPL là gì?

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 3 năm 2020-12-26T13:34:36+07:00 3 Câu trả lời 2226 lượt xem 2

Câu trả lời ( 2 )

  1. PPL trong Marketing

    Trong marketing, PPL là từ viết tắt của “Pay Per Lead”. Pay Per Lead (PPL) được hiểu là hình thức quảng cáo được chèn trên một website nào đó. Đây là hình thức ăn hoa hồng khi giới thiệu được người dùng truy cập vào website, tương tác với quảng cáo, đăng kí dịch vụ, xác nhận dịch vụ, download gì đó hoặc điền vào form (biểu mẫu) nào đó.

    PPL trong sản xuất phim

    Ở lĩnh vực điện ảnh, PPL là viết tắt của cụm từ “Product Placement”. Đây là hình thức quảng cáo cho sản phẩm của một doanh nghiệp thông qua phim ảnh. Doanh nghiệp sẽ bỏ ra chi phí đầu tư để bộ phim của nhà sản xuất đó mang thông điệp về sản phẩm của mình. Từ đó, giúp công chúng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.

    (Nguồn: kienthuctienganh.com/dinh-nghia/ppl-la-gi)

    2
    2020-12-26T14:50:48+07:00

    Trong tiếng Anh, từ viết tắt PPL còn có nghĩa là People (mọi người), tuy nhiên từ này chỉ dùng khi tán gẫu.

    Còn trong tiếp thị truyền thông, thì nó là Pay Per Lead. Trong quảng cáo là viết tắt của Product Placement, quảng cáo trong kịch bản phim ảnh.

    Một số lợi ích từ Pay Per Lead:

    – PPL là một phương thức đầu tư tốt (tuy hơi tốn kém).
    – Tỷ lệ chuyển đổi tương đối cao vì dựa vào các TVC, video có nhiều người theo dõi.
    – Rất thuận tiện cho tất cả các loại hình và quy mô của các doanh nghiệp.
    – Nhắm mục tiêu tốt hơn với công cụ tiếp thị lại cookie.
    – Truy cập để xác minh nguồn khách hàng tiềm năng.
    – Giúp tăng nhận thức về thương hiệu (brand awareness).

    7
    2020-12-26T15:00:14+07:00

    Nếu một mẩu quảng cáo 30 giây trên truyền hình (TVC) có giá khoảng 30-60 triệu/phút thì mức giá tài trợ cho phim chỉ từ 5-10 triệu đồng/phút. Một phim truyền hình chiếu xoay vòng được nhiều kênh, phim chiếu rạp thì sau khi phát hành vòng một ở các thành phố lớn còn len lỏi đến các tỉnh thành nhỏ ở vòng chiếu thứ hai. Nghĩa là, tầm phủ sóng của sản phẩm quảng cáo rộng hơn, tần suất lặp lại nhiều lần hơn. Như vậy so với việc thực hiện một TVC, hình thức tài trợ cho phim có lợi hơn nhiều.

    Quyền lợi nhà tài trợ

    1. Hình ảnh sản phẩm (logo, nhãn hiệu) xuất hiện trong các phân cảnh phim.

    2. Tên của sản phẩm, công dụng, thành phần xuất hiện trong các phân cảnh phim thông qua lời thoại nhân vật.

    3. Cách thể hiện: Đặt, để, cầm, sử dụng hoặc xuất hiện dạng cửa hàng sản phẩm.

    4. Chạy chữ cảm ơn nhà tài trợ ở cuối các tập phim.

    5. Một phim truyền hình chiếu xoay vòng được nhiều kênh. Nghĩa là, tầm phủ sóng của sản phẩm quảng cáo rộng hơn, tần suất lặp lại nhiều lần hơn.

    6. Sản phẩm sẽ đồng hành cùng đoàn làm phim quay nhiều nơi, nhiều ngày (thường 3 tháng cho bộ phim 45 tập) ở nhiều địa phương khác nhau. Lúc đó sản phẩm sẽ được biết bởi cả đoàn làm phim và lượng người dân xem quay phim ở những địa phương đó.

    Đặt sản phẩm trong phim

    “Đặt sản phẩm trong phim” là một thuật ngữ mới xuất hiện trong khoảng từ năm 2004 tại Việt Nam trong ngành quảng cáo, là một phần trong PR (Public Relations), nói về việc bạn đặt các sản phẩm một cách khéo léo vào trong phim (một hình thức của quảng cáo) hoặc cho nhân vật sử dụng sản phẩm thường xuyên để tạo xu hướng.

    “Đặt sản phẩm trong phim” được dịch từ thuật ngữ “Product Placement” trong tiếng Anh. Đây là một lĩnh vực đã phát triển lâu đời ở các nước tiên tiến, nhưng vẫn còn là một mảng khá mới ở Việt Nam, chưa có nhiều hãng phim hoặc sản phẩm được khai thác trên phim truyền hình. Đây là một hình thức quảng cáo mới vì sản phẩm được lồng ghép như là đạo cụ hoặc địa điểm trong phim, không hề giống TVC (quảng cáo truyền hình).

    Lợi ích của việc “Đặt sản phẩm trong phim”

    1. Tính hiệu quả: thời lượng tương tác với khán giả xem truyền hình nhiều.

    2. Trói buộc người xem: sản phẩm là một phần của phim (như đạo cụ, dù muốn hay không, khán giả vẫn phải tiếp nhận thông điệp).

    3. Ít tốn kém: so với các spot quảng cáo trên TV thì chi phí cho “Đặt sản phẩm trong phim” vẫn thấp hơn nhiều.

    4. Dễ được chấp nhận: vì phim rất gần gũi với đời sống con người nên sản phẩm dễ được chấp nhận hơn.

    5. Tăng lòng trung thành: Nếu sử dụng đúng người quảng cáo cho sản phẩm trong phim, phần lớn số lượng người hâm mộ diễn viên đó sẽ sử dụng sản phẩm theo thần tượng của mình.

    6. Tạo xu hướng: nhất là về lĩnh vực thời trang, “Đặt sản phẩm trong phim” có thể làm dấy lên phong trào mới, có thể dễ thấy ở các phim Hàn Quốc, thời trang trong phim được khai thác khá triệt để và rất thịnh hành hiện nay.

    Quy trình “Đặt sản phẩm trong phim”

    Thông thường việc “Đặt sản phẩm trong phim” là do thỏa thuận giữa nhà sản xuất phim và bên cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, các bước cần thiết vẫn là:

    1. Xác định về mục tiêu, đối tượng truyền thông, kênh quảng cáo, các thể loại phim phù hợp.

    2. Thỏa thuận với hãng phim về thời lượng và giá cả.

    3. Viết kịch bản chuyển cảnh từ kịch bản gốc.

    4. Thông qua với nhà sản xuất phim và đạo diễn.

    5. Thực hiện cảnh quay đã chuyển thể.

    6. Kiểm tra và theo dõi khi phim được trình chiếu.

    (Nguồn: mao.vn/vi/dich-vu/quyen-loi-tai-tro-phim-dang-ppl.html)

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời