Say và xỉn giống hay khác nhau?

Câu hỏi

Khi một người nào đó uống bia rượu mà mất kiểm soát, người ta hay gọi là bị say xỉn. Vậy từ say và từ xỉn có giống nhau hay khác nhau về mặt ngữ nghĩa? Nhưng khi tách 2 từ này ra thì người ta chỉ gọi “say rượu” chứ không ai gọi là xỉn rượu. Cũng tương tự như “say tình”, “say nắng” chứ không nghe ai nói “xỉn tình”, “xỉn nắng…

Mong chờ một câu giải đáp hợp lý từ mọi người.

Say và xỉn giống hay khác nhau?

giải quyết 0
Nam Châm 5 năm 2019-01-04T00:51:56+07:00 4 Câu trả lời 5837 lượt xem 0

Câu trả lời ( 4 )

  1. Say hoặc uống quá nhiều thường được coi là uống nhanh trong thời gian ngắn. Ví dụ, thưởng thức một vài ly trong suốt thời gian buổi tối rất khác so với uống cạn vài ly liên tục trong vòng một hoặc hai giờ. Say rượu bia đặc biệt có hại cho sức khỏe của bạn và có thể gây ra các vấn đề trong xã giao cho bạn và những người xung quanh bạn.

    Uống quá nhiều hoặc không suy nghĩ tới hậu quả cũng rất nguy hiểm và điều này đề cập tới việc sử dụng một lượng lớn trong một buổi tối hoặc đề cập đến cả một đời người. Nhiều quốc gia đã đề ra các hướng dẫn về uống rượu bia để giúp mọi người tránh lạm dụng rượu bia và các nguy cơ liên quan.

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
  2. Say rượu (còn gọi là xỉn) là một trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ thức uống có cồn như rượu, bia,… có thể dẫn tới ngộ độc do sử dụng quá mức. Vấn đề phát sinh khi chất cồn trong rượu bia tích tụ trong máu nhanh hơn khả năng chuyển hóa của gan.

    Ngộ độc rượu

    Mức độ đủ cao của rượu trong đường máu sẽ gây ra tình trạng hôn mê và tử vong do ảnh hưởng trầm cảm của rượu trên hệ thống thần kinh trung ương. “Ngộ độc rượu cấp tính” là một thuật ngữ y tế liên quan đến sử dụng để chỉ ra nồng độ cao nguy hiểm của rượu trong máu, đủ cao để gây ra hôn mê hoặc suy hô hấp.

    Triệu chứng black-out

    Triệu chứng mất trí nhớ tạm thời khi uống rượu bia quá nhiều (black-out) xảy ra khi khu hồi hải mã trong thùy thái dương của não bộ – có chức năng lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn cũng như giúp định hướng trong không gian bị hủy hoại hóa học. Khi say rượu, chất cồn làm nhiễu cơ quản thụ cảm trong khu hồi hải mã – có chức năng truyền dẫn glutamate mang thông tin giữa các nơ-ron và thỉnh thoảng làm cơ quản thụ cảm ngưng hoạt động. Điều này khiến các nơ-ron thần kinh tạo ra steroid làm chặn sự liên lạc giữa những nơ-ron này với nhau. Từ đó nhận thức dài hạn bị phá vỡ. Cơ thể khi đó vẫn có thể làm các công việc bình thường như nói chuyện, đi lại hay ăn uống nhưng não bộ vào thời điểm ấy không tạo ký ức để lưu giữ lại khiến người đó về sau không nhờ bất cứ điều gì trong thời điểm đó. Nếu bị mất trí nhớ nhẹ, người ta sau khi tỉnh rượu không nhớ những gì đã làm trong khoảng thời gian ngắn nhưng có thể nhớ lại khi được ai đó nhắc, trong khi mất trí nặng khiến họ không nhớ được ký ức khoảng thời gian dài hơn dù được nhắc lại. Black-out chia làm hai loại: en bloc và fragmentary.

    Cách giải say rượu

    Đối với những người say rượu, việc cần thiết nhất là để họ nghỉ ngơi và bổ sung nước cùng các chất điện giải. Những người say rượu có thể hoàn toàn hồi phục về trạng thái bình thường trong vòng 24h.

    Nếu muốn giải rượu bia nhanh, có rất nhiều cách hiện đang được chia sẻ. Trong đó, phổ biến nhất là sử dụng các loại thực phẩm như mật ong, gừng, cà chua, dưa hấu… Đây chủ yếu là các loại thực phẩm cung cấp lượng đường nhất định, cùng với các chất dinh dưỡng mà cơ thể mất đi, qua đó giúp người say rượu hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền các bài giải rượu rất hiệu quả từ Atiso, búp lá dong và sắn dây…

    (Theo Wikipedia)

    0
    2019-01-04T01:17:31+07:00

    Đi từ “say nắng” trước cho dễ hình dung. Nếu một người bị say nắng, họ sẽ bị chóng mặt nhưng vẫn kiểm soát được chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏe lại. Say rượu có thể tương tự như say nắng nhưng ở mức độ nặng hơn do tác động từ chất cồn (ethanol) có trong rượu bia. Tay chân (hoặc các bộ phận trên cơ thể) của người say rượu lúc này sẽ thiếu linh hoạt, không còn kiểm soát theo ý muốn được nữa. Xỉn ở cấp độ nặng nhất, là người say bị mất kiểm soát hoàn toàn ở não, toàn thân hầu như tê liệt. Họ hành động như người mất trí. Những người xỉn thường hay chửi bới, đập phá mà khi tỉnh lại họ cũng không nhớ có làm việc đó hay không, hoặc có thì họ không tin là mình đã làm như vậy.

  3. Tại sao chúng ta lại đổi tính khi uống rượu bia?

    Nhậu (uống rượu, bia) ảnh hưởng tới tính cách của chúng ta theo nhiều cách khác nhau, có người khi “rượu vào thì lời ra”, tức là nói huyên thuyên đủ chuyện trên trời dưới đất; có người khi uống thì tính khí trở nên hung hăng, manh động hơn; lại có người khi say xỉn thì trở nên yếu đuối hơn, thậm chí là khóc như chưa từng được khóc. Chất cồn trong rượu bia gây ảnh hưởng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nhưng đáng kể nhất là lên não bộ, gây ra những hành động khó hiểu ở những người say xỉn. Vậy thì, ở rượu bia có thứ gì đã gây ảnh hưởng lên cơ thể của chúng ta như vậy?

    Khi rượu bia xuống bao tử, cũng như những loại thức ăn khác thì một phần nhỏ sẽ được niêm mạc dạ dày hấp thụ, phần lớn còn lại xuống ruột non và được tiêu hóa ở đây. Lúc này cồn sẽ hòa tan vào trong máu và được đưa đi khắp cơ thể, trước khi được thận lọc để thải ra ngoài thì nó đã kịp đi lên não của bạn và từ đó gây ra những tác dụng nhất định nào đó, điển hình là tâm trạng và hành động của bạn sẽ thay đổi. Các nghiên cứu cho thấy cồn tác động lên chất xám của bộ não và các cấu trúc nhỏ nằm bên dưới đại não, nơi chịu trách nhiệm xử lý thông tin về cảm giác, chức năng vận động, lý luận và suy nghĩ của bạn. Vì vậy, tính tình của bạn cũng sẽ khác đi khi bạn say xỉn.

    Cụ thể hơn, cồn trong rượu sẽ làm gián đoạn các dẫn truyền thần kinh bên trong bộ não, khiến tâm trạng của chúng ta thay đổi. Người say xỉn sẽ thấy chóng mặt, ù tai, cử chỉ vụng về hơn rất nhiều, có người thì nói năng huyên thuyên và có người thì trở nên hung hăng. Vì vậy, khi nhậu thì bạn nhớ giữ chừng mực, đừng để quá say xỉn đến mức không còn nhớ chuyện gì xảy ra trước đó, hoặc tệ hơn là manh động và gây ra những chuyện không hay.

    (Theo Gizmodo)

Để lại câu trả lời