SEO đa kênh là gì?

Câu hỏi

Gần đây hay thấy mọi người nhắc đến cụm từ SEO đa kênh, bán hàng đa kênh, omni-channel,… Vậy SEO đa kênh là gồm những kênh nào? Có thể ví dụ một vài kênh phổ biến mà mọi người hay dùng trong internet marketing được không?

Omnichannel SEO đa kênh là gì?

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 4 năm 2020-06-04T14:11:33+07:00 6 Câu trả lời 1274 lượt xem 11

Câu trả lời ( 6 )

    19
    2020-06-04T14:31:36+07:00

    Đa kênh bắt nguồn từ multichannel và sau đó phát triển nên một nhánh mới là omnichannel để phát huy tối ưu của việc triển khai bán hàng đa kênh. Về cơ bản multi-channel và omni-channel đều sử dụng chung các kênh nhưng ở omnichannel thì chủ thể xoay quanh các kênh, nghĩa là các kênh được liên kết với nhau. Còn Multichannel triển khai các kênh một cách độc lập.

    Multichannel và Omnichannel

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
  1. Một bài chia sẻ về SEO đa kênh từ chuyên gia marketing Kết Huỳnh:

    SEO đa kênh là gì? Tại sao doanh nghiệp nên dùng SEO đa kênh?

    SEO đa kênh là thuật ngữ được tôi – Kết Huỳnh đưa ra trong một Digital Marketing Plan của báo muaban.net. Để tìm hiểu rõ hơn SEO đa kênh là gì, mời các bạn tìm kiểu bài viết bên dưới:

    Omnichannel Marketing là gì?

    Omnichannel Marketing là một thuật ngữ marketing, nó cũng là một từ vựng marketing nhưng nó đề cập đến một sự thay đổi đáng kể từ Multichannel Marketing, là một giải pháp marketing tổng thể mà ở đó các marketer phải cung cấp một trải nghiệm liền mạch, tích hợp, nhất quán, bất kể kênh (truyền thống hay kỹ thuật số) hoặc trên bất cứ thiết bị nào.

    Lợi ích của Omnichannel Marketing

    Khi doanh nghiệp triển khai Omnichnanel Marketing thì khách hàng sẽ được trải nghiệm và cảm nhận thông điệp sản phẩm – dịch vụ một cách nhất quán, bám đuổi khách hàng ở khắp mọi nơi làm cho khách hàng ấn tượng và tin tưởng sâu sắc. Từ đó sẽ kích thích tỷ lệ mua hàng tăng lên khi người dùng tin tưởng và tiếp cận thường xuyên với thương hiệu. Thực tế chứng minh rằng khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm – dịch vụ ở khắp các kênh nên việc chúng ta có marketing ở đó là một cách làm đúng đắn và hiệu quả.

    Khi triển khai marketing ở nhiều kênh, doanh nghiệp sẽ đo lường và đánh giá hiệu quả của các kênh và có những phân bổ ngân sách, nguồn lực cho tối ưu nhất.

    Vậy SEO đa kênh là gì?

    SEO đa kênh chiếm phần lớn giải pháp Omnichannel Marketing, nó bao gồm chiến thuật SEO ở khắp mọi kênh và tất cả các yếu tố trên các kênh có ảnh hưởng đến tối ưu SEO cho website trên công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. SEO đa kênh giúp các kênh ảnh hưởng qua lại với nhau và đẩy website lên top trên Google dễ dàng.

    Tại sao doanh nghiệp nên dùng SEO đa kênh?

    Theo thống kê Google Analytics của một số doanh nghiệp lớn mà tôi đã từng tư vấn, trên 50% lượng visit đến từ nguồn Organic Search (tìm kiếm tự nhiên), hơn 20% lượng visit đến từ Direct (truy cập trực tiếp) và Referral (liên kết giới thiệu) và hầu hết các chuyển đổi mục tiêu (Analytics Goal) đến từ kênh Organic & Direct. 3 nguồn chiếm hơn 70% tiêu tốn ít ngân sách và có ảnh hưởng rất lớn từ chiến dịch SEO đa kênh.

    + Hiển thị nhiều hơn giúp quảng bá thương hiệu.
    + Tăng lượng visit đến website, giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng.
    + Tăng khách hàng mua hàng, giúp tăng doanh thu.
    + Tối ưu hóa chi phí và hiệu quả.

    Các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn nên lấy Omnichannel Marketing, SEO đa kênh làm trọng tâm và chia ra từng giai đoạn để triển khai chiến lược marketing tổng thể hiệu quả, tiếp cận nhiều kênh, đo lường chuyển đổi từ đó phân bổ nhân sách cho phù hợp.

    (Nguồn: seodakenh.com)

    10
    2020-06-04T14:46:52+07:00

    Bán hàng đa kênh (tiếng Anh là Omnichannel) là chiến lược tiếp cận đa kênh nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo sự gắn kết giữa thương hiệu với họ tại các điểm chạm (touch points).

    Mô hình này được dùng trong tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, nhất quán, bất kể khách hàng đang ở đâu, đang sử dụng kênh nào trên nền tảng online hay offline.

    Thay vì hoạt động song song, các kênh được thiết kế tích hợp và phối hợp với nhau sao cho trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh sử dụng liền mạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các kênh đơn lẻ. Omni channel là mô hình ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

    Ví dụ: một khách hàng sau khi ghé thăm cửa hàng, họ trở về nhà và mua hàng trên thiết bị di động. Sau đó họ nhận được yêu cầu phản hồi về giao dịch mua vừa thực hiện qua email và phản hồi này được doanh nghiệp sử dụng để tạo trải nghiệm liền mạch hơn cho khách hàng trong tương lai.

    Để thực hiện Omni Channel, doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của cả hệ thống trong việc quản lý các kênh, quản lý sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu khách hàng để chủ động tìm hiểu nhu cầu, hành vi khách hàng, từ đó phát triển những chiến lược cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng khách hàng bỏ đi trong tương lai.

    Sự ra đời của Omni Channel

    AOL, CompuServe và Prodigy đã thử nghiệm bán hàng thông qua các dịch vụ trực tuyến độc quyền của họ vào đầu những năm 1990. Các công ty này bắt đầu mở rộng kênh bán hàng, trong khi các nhà bán lẻ đã phát triển các cửa hàng bách hóa (department stores) và đặt hàng điện tử Big-box. Vào tháng 8 năm 1994, NetMarket đã xử lý việc bán Internet đầu tiên nơi thẻ tín dụng được mã hóa. Ngay sau đó, Amazon.com được thành lập và kênh bán hàng thương mại điện tử được thành lập. Thương mại di động đến năm 1997 và bán lẻ đa kênh thực sự bùng nổ.

    Ngày nay, quá trình tiếp cận và mua một sản phẩm hay dịch vụ dần được đẩy nhanh hơn. Chúng ta đã được chứng kiến thời gian mua bán hàng hóa, dịch vụ được rút ngắn như thế nào khi thương mại điện tử phát triển, khi người mua và người bán có thể được kết nối thông qua các kênh Internet như mobile devices, mobile web, mobile apps, contextual help, augmented reality, virtual reality, social media và chatbots kết hợp với các kênh bán hàng truyền thống.

    Cũng trong thời kỳ kỹ thuật số phát triển này, các công ty, nhãn hàng buộc phải thay đổi cách thức tiếp thị và bán hàng để có thể tiếp cận tốt hơn với khách hàng của mình. Từ đó, các phương thức marketing mới cũng ra đời trong đó có Omni channel – hình thức tiếp thị đa kênh nhưng quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của khách hàng (customer experience).

    Nguồn gốc của Omnichannel bắt nguồn từ việc sử dụng trung tâm khách hàng của Best Buy để cạnh tranh với bộ phận điện tử của Walmart năm 2003. Công ty đã tạo ra một cách tiếp cận xoay quanh khách hàng cả trong cửa hàng và trực tuyến, đồng thời cung cấp hỗ trợ sau bán hàng.

    Sự khác biệt giữa Omni Channel, Cross Channel và Multi Channel

    Kênh (Channels) được hiểu là bất kỳ phương pháp nào giúp khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp/ thương hiệu. Hiện nay có 3 cách tiếp cận phổ biến nhất mà các thương hiệu đã phát triển liên quan tới kênh bao gồm:

    + Multi-channel: doanh nghiệp cung cấp nhiều kênh truyền thông khác nhau để tạo điều kiện tương tác với khách hàng. Cách tiếp cận này được xem như những nỗ lực của doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing khác nhau thông qua nhiều kênh: mạng xã hội, di động,… với các thông điệp khác nhau, chương trình khuyến mãi khác nhau cho khách hàng tùy thuộc vào mỗi kênh đó.

    + Cross-channel: doanh nghiệp hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa các kênh khác nhau, qua đó người tiêu dùng tương tác với các doanh nghiệp nhanh hơn, tiện lợi hơn. So với Multi-channel thì Cross-channel quan tâm hơn đến việc đưa khách hàng lên hàng đầu. Các thông điệp/ hoạt động khác nhau trên các kênh khác nhau mà doanh nghiệp đang sử dụng để tương tác với khách hàng được kết nối lại, mang đến trải nghiệm khách hàng liền mạch hơn, thuận tiện hơn.

    + Omni-channel: doanh nghiệp đặt trọng tâm chính là mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ tích hợp các kênh khác nhau, phân tích tương tác của khách hàng, các điểm tiếp xúc ưa thích của họ, qua đó tối ưu hóa các kênh và xác định phương pháp tương tác tốt nhất. Điều này cho phép khách hàng có khả năng tương tác và mua hàng theo cách họ muốn.

    Lợi ích của Omni channel

    – Gia tăng độ phủ sóng của sản phẩm và sự tham gia của khách hàng thông qua nhiều kênh. Điều này giúp sản phẩm đi sâu vào tiềm thức khách hàng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng và rút ngắn quá trình ra quyết định mua hàng.

    – Lấy khách hàng làm trung tâm quá trình trải nghiệm.

    – Đơn giản hóa và tổng hợp số liệu đầy đủ, tổng quát cho cả online và offline từ đó hiểu được nhu cầu của khách hàng, mức độ hài lòng về sản phẩm, đánh giá về chất lượng dịch vụ cũng như giá thành sản phẩm…

    – Cung cấp trải nghiệm được nhắm mục tiêu cao dựa trên tổng hợp dữ liệu của khách hàng.

    – Cung cấp thông điệp cho khách hàng có liên quan vào đúng thời điểm, đúng nơi, thiết bị phù hợp (hoặc thậm chí là trực tiếp).

    – Cung cấp tích hợp thực sự – phá vỡ các rào cản kinh doanh, cho phép chia sẻ dữ liệu, mục tiêu,…

    Như vậy, Omni-channel không chỉ giúp tạo ra khách hàng mới mà còn giúp xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu trong thời gian lâu dài.

    Hạn chế của Omni Channel

    Vì tiếp cận nhiều kênh bán hàng nên nếu công suất bán hàng trì trệ sẽ làm thất thoát và rủi ro nguồn lực cũng như tài chính đã huy động trước đó.

    Ứng dụng của Omni Channel

    Omni Channel Marketing: Ngày nay, càng có nhiều người có nhu cầu mua hàng trực tuyến vì sự tiện lợi và nhanh chóng, với Omnichannel Marketing các sản phẩm sẽ xuất hiện đồng bộ trên các nền tảng ứng dụng của thiết bị hay các tài khoản có kết nối với nhau của người dùng. Ví dụ khi bạn nhìn thấy một đôi giày ưng ý tại một shop thời trang trên Instagram và ấn vào xem thông tin nhưng vì lý do gì đó mà lỡ mất việc mua hàng thì chỉ sau vài giờ bạn sẽ nhìn thấy nó trên Facebook, Zalo hay các trang mua sắm trực tuyến… Điều này làm tăng độ phủ sóng của thương hiệu và giúp khách hàng không bỏ lỡ món đồ yêu thích.

    Cùng với sự phát triển của thời đại số, Omnichannel Marketing mở ra tương lai cho bán hàng đa kênh với chi phí thấp độ phủ sóng rộng cùng nhiều tiện ích mà nó mang lại.

    Bán lẻ

    Bán lẻ Omnichannel là một sự mở rộng của bán lẻ đa kênh. Sự xuất hiện của các công nghệ kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và thiết bị di động đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong môi trường bán lẻ và tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ thiết kế lại chiến lược tiếp thị và sản phẩm của họ. Khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin trong cửa hàng thực tế và đồng thời họ đang nhận thêm thông tin từ thiết bị di động của họ về ưu đãi và có thể giá tốt hơn. Omnichannel cho phép các tổ chức phân bổ lượng hàng tồn kho và khả năng hiển thị trên các vị trí so với từng kênh nắm giữ các đơn vị cụ thể. Một số tính năng, như biểu đồ kích thước, chính sách hoàn trả dễ dàng và giao hàng trong cùng ngày, đã thúc đẩy thương mại điện tử và thúc đẩy mua sắm đa kênh.

    Một nhà bán lẻ omnichannel có các phương thức quảng cáo đại chúng truyền thống tích hợp với các kênh tương tác mới nổi. Trang web, thư chào hàng, tin nhắn truyền thông xã hội và cửa hàng thực tế đều hiển thị cùng một thông điệp, ưu đãi và sản phẩm. Khái niệm omnichannel không chỉ mở rộng phạm vi của các kênh, mà còn kết hợp nhu cầu, giao tiếp và tương tác giữa khách hàng, thương hiệu và nhà bán lẻ.

    Trung tâm liên lạc

    Omnichannel đã vượt qua đa kênh cụ thể trong trung tâm liên lạc. Các doanh nghiệp duy trì các trung tâm liên lạc đã được khuyến khích để thêm số lượng kênh ngày càng tăng thông qua đó khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp, bao gồm email, trò chuyện, SMS và phương tiện truyền thông xã hội. Các trung tâm liên lạc của Omnichannel cung cấp cho khách hàng trải nghiệm giống nhau trên tất cả các kênh, đồng thời cung cấp cho các đại lý dịch vụ khách hàng một giao diện đơn giản hơn và bộ dữ liệu phong phú hơn.

    Outlook

    Mặc dù omnichannel được cho là được quyết định bởi các hệ thống và quy trình, nhưng chính khách hàng là người quyết định cách thức giao dịch xảy ra. Hệ thống và quy trình tạo điều kiện cho hành trình của khách hàng giao dịch và được phục vụ. Omnichannel đang hướng tới việc cá nhân hóa tăng lên dựa trên các phân tích để làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên liền mạch hơn. Theo báo cáo của MIT, omnichannel “là lực lượng trung tâm định hình tương lai của các cửa hàng thương mại điện tử và gạch như nhau.”

    Cách xây dựng chiến lược

    Omni channel mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là gia tăng doanh số nhanh. Tuy nhiên, nếu áp dụng Omni channel không đúng cách làm dẫn đến gia tăng chi phí hơn là gia tăng doanh số. Việc xây dựng Omni channel hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều giải pháp tiếp thị cũng như các đội nhóm bán hàng. Đây là một chiến lược dài hơi và cần triển khai theo nhiều bước trong một thời gian dài nhằm mang lại giá trị lâu bền cho doanh nghiệp.

    Các bước xây dựng một chiến lược Omni Channel hiệu quả

    Đầu tiên, doanh nghiệp phải hiểu biết rõ ràng, chính xác về thương hiệu, những chiến lược bán hàng và chiến lược giá trên khắp các kênh.

    Thứ hai, xây dựng cơ cấu tổ chức và những động lực phù hợp để hỗ trợ một chiến lược Omni channel hiệu quả.

    Thứ ba, xây dựng công cụ phân tích hợp lý để thấu hiểu hành vi ở mức độ cá nhân của từng khách hàng trên mỗi kênh cụ thể.

    Và cuối cùng, với những thông tin từ các bước trên, doanh nghiệp có thể tạo ra những tương tác mang tính cá nhân, đảm bảo khách hàng mục tiêu quay lại nhiều hơn.

    Tóm lại, với chiến lược Omni Channel, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để phân khúc khách hàng và thấu hiểu hành vi của họ. Doanh nghiệp nên xây dựng bản đồ hành trình trải nghiệm của khách hàng để biết khách hàng của mình dành nhiều thời gian cho kênh nào, thống kê được lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi từ đó vạch ra chiến lược và phân bố nguồn lực phù hợp cho từng kênh khác nhau nhằm tối ưu hoá hiệu quả từng kênh và trải nghiệm của khách hàng.

    (Nguồn: Wikipedia)

    9
    2020-07-30T19:42:24+07:00

    Nếu biết vận dụng SEO đa kênh sẽ giúp bạn tăng thứ hạng rất tốt trên các trang hiển thị kết quả tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… Nếu SEO bình thường là cấp số cộng thì SEO omnichannel là cấp số nhân về kết quả.

  2. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)

    Tiếp thị kỹ thuật số là việc sử dụng Internet, thiết bị di động, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm và các kênh khác để tiếp cận người tiêu dùng. Một số chuyên gia tiếp thị coi tiếp thị kỹ thuật số là một nỗ lực hoàn toàn mới đòi hỏi một cách tiếp cận khách hàng mới và cách hiểu mới về cách khách hàng cư xử so với tiếp thị truyền thống.

    Sự phát triển của tiếp thị kỹ thuật số từ những năm 1990 và 2000 đã thay đổi cách các thương hiệu và doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tiếp thị. Khi các nền tảng kỹ thuật số ngày càng được tích hợp vào các kế hoạch tiếp thị và cuộc sống hàng ngày, và khi mọi người sử dụng các thiết bị kỹ thuật số thay vì ghé thăm các cửa hàng vật lý, các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và hiệu quả hơn.

    Các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM), tiếp thị nội dung, tiếp thị người có ảnh hưởng, tự động hóa nội dung, tiếp thị chiến dịch, tiếp thị dựa trên dữ liệu, tiếp thị thương mại điện tử, tiếp thị truyền thông xã hội, tối ưu hóa phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị trực tiếp qua e-mail, quảng cáo hiển thị, sách điện tử và đĩa quang và trò chơi đang trở nên phổ biến hơn trong công nghệ tiến bộ của chúng ta. Trên thực tế, tiếp thị kỹ thuật số hiện mở rộng sang các kênh không có Internet cung cấp phương tiện kỹ thuật số, chẳng hạn như điện thoại di động (SMS và MMS), gọi lại và nhạc chuông di động đang chờ. Về bản chất, phần mở rộng này cho các kênh không có Internet giúp phân biệt tiếp thị kỹ thuật số với tiếp thị trực tuyến, một thuật ngữ dễ hiểu khác cho các phương thức tiếp thị được đề cập ở trên, nghiêm ngặt xảy ra trực tuyến.

    Xu thế phát triển

    Dưới đây là một số xu hướng quan trọng và thú vị nhất mà các digital marketer nên chú ý và nghĩ ra cách kết hợp vào các chiến lược của riêng họ. Đây sẽ là cơ sở của những gì giữ cho lĩnh vực kỹ thuật số tiến lên trong năm 2018 và hơn thế nữa.

    Chatbots sẽ chi phối dịch vụ khách hàng

    Chatbots là phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) hoạt động như một “người hướng dẫn” ảo, giao tiếp với người dùng và hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu. Chatbots tương tác với con người một cách tự nhiên, chủ yếu thông qua việc sử dụng các cửa sổ Chatbots văn bản, nhưng cũng có thể tương tác bằng lời nói. Theo thời gian, khi hệ thống thu thập nhiều thông tin chuyên sâu về dữ liệu, AI sẽ tìm hiểu thêm về khách hàng, giúp cung cấp dịch vụ cải tiến liên tục.

    Quảng cáo video đang là xu thế

    Nội dung dựa trên văn bản đơn giản là không thể cạnh tranh với sức mạnh của video, đặc biệt là khi bán sản phẩm và dịch vụ. Trong một thế giới trên thiết bị di động , mọi người đang xem nhiều video hơn bao giờ hết, sử dụng điện thoại thông minh để xem và chia sẻ video về mọi thứ, tìm hiểu thêm về các thương hiệu và những gì họ cung cấp. Tiếp thị video rất hấp dẫn, đặc biệt nếu đó là video trực tiếp. Live stream là một phương pháp mạnh mẽ của tiếp thị kỹ thuật số khi kết hợp với tiếp thị có ảnh hưởng.

    Tương tác bằng giọng nói tiếp tục phát triển

    Nhờ Siri (Apple), Google (GG A..), Alexa (Amazon) và một loạt các thiết bị ‘thông minh’ khác, tương tác bằng lời nói với các thiết bị đang tiếp tục tăng. Bài học thực sự cho chúng ta là mọi người thích nói chuyện và đó là một cách tương tác ưa thích. Và bây giờ, máy móc cuối cùng đã bắt kịp cách mọi người muốn tìm kiếm, mua sắm và khám phá những điều mới.

    Tiếp thị đa kênh hiện giữ vai trò rất quan trọng

    Tiếp thị đa kênh (hay tiếp thị Omni channel) là thực hành tiếp thị trên nhiều nền tảng, bao gồm email, ứng dụng, social media và blog trang web của bạn. Cách tiếp cận này cho phép các doanh nghiệp kết nối với khách hàng trên nhiều điểm tiếp xúc kỹ thuật số hơn, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

    Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo)

    Artificial Intelligence sẽ trở thành chuẩn mực trong chiến lược tiếp thị vì khả năng ngày càng chính xác để phân tích hành vi của người tiêu dùng và đưa vào trải nghiệm mua hàng tốt hơn, tương tác hơn và được cá nhân hóa.

    Công nghệ Blockchain

    Trong bối cảnh kinh doanh, loại công nghệ này có thể là một cách cực kỳ hiệu quả để ngăn chặn gian lận và đảm bảo an ninh với các loại hình mà digital marketing hướng tới của khách hàng trên hầu hết mọi ngành công nghiệp. Trong trường hợp này, nó có thể được sử dụng để xây dựng thương hiệu và các chương trình khách hàng thân thiết, đặc biệt là trong B2B khi các giao dịch lớn và thường xuyên có thể là chuẩn mực.

    Influencer Marketing (Tiếp thị ảnh hưởng)

    Influencer Marketing là khái niệm sử dụng những người có tầm ảnh tiếp thị ngầm các sản phẩm và dịch vụ, và đã thấy thành công lớn đặc biệt trong các kênh truyền thông xã hội. Điều này sẽ tiếp tục phát triển và phát triển trong năm 2018 ở cả B2B và B2C. Cho đến nay, nó chủ yếu được sử dụng trong các chiến dịch cụ thể với 1 dòng sản phẩm cụ thể.

    Các nhà tiếp thị, đặc biệt là những người trong nhân khẩu học Gen Y và Gen Z, sẽ muốn xem xét việc xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng, cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Điều này có thể dễ dàng diễn ra trên các kênh truyền thông xã hội bằng cách, ví dụ, tìm kiếm các ngôi sao trên Facebook.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến Tiếp thị kỹ thuật số

    Khách hàng

    Khách hàng là yếu tố chủ chốt. Vì vậy, bạn phải hiểu người tiêu dùng. Thường xuyên kiểm tra khách hàng tìm thấy sản phẩm & dịch vụ của bạn như thế nào, từ đó thu thập dữ liệu có liên quan cho việc phân tích. Thực hiện tiếp thị kỹ thuật số giúp bạn tiếp cận đến những khách hàng, vì thế bạn hãy tập trung vào việc hiểu khách hàng hơn.

    Nền tảng

    Chúng ta có thể có những cách phân loại khác nhau, đối tượng mục tiêu khác nhau, vì mỗi nền tảng đều có những cách thức & những công cụ khác nhau để thực hiện. Các nền tảng ứng dụng Social Media và Mobile, Website, Digital Media hiện đang thịnh hành nhất, trong khi các blog, forum… đã dần trở nên ít phổ biến trong vài năm trở lại đây.

    Công nghệ

    Công nghệ là yếu tố cốt lõi và là thứ quan trọng để doanh nghiệp của bạn đạt được những thành công. Nhiều doanh nghiệp đầu tư các thiết bị và dịch vụ để thực hiện các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Việc lựa chọn một công nghệ tốt là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định sự thành công của bạn.

    Nội dung chất lượng

    Nội dung cũng là 1 yếu tố quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số. Nội dung của bạn phải độc đáo, có sự mới lạ, ví dụ như như hình ảnh, video,… Tiếp thị nội dung đóng góp rất nhiều để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và duy trì khách hàng. Và chỉ khi nội dung có chất lượng mới tiếp cận đến với số đông.

    Đầu vào và chi tiêu

    Nếu so sánh với tiếp thị truyền thống, tiếp thị kỹ thuật số tiết kiệm chi phí, dễ dàng hơn với các công cụ có sẵn. Một marketer nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, tạo quảng cáo có trả tiền hay miễn phí. Trong trường hợp nếu bạn có các công ty kinh doanh nhỏ thì hãy lựa chọn những người phù hợp với việc nhắm vào những đối tượng mục tiêu trực tiếp.

    Tương tác của khách hàng

    Các cơ quan tiếp thị kỹ thuật số cho biết 90% trong số họ thấu hiểu yêu cầu khách hàng của họ khá tốt. Do đó, quan trọng hết là phải liên lạc thường xuyên với khách hàng. Nó có thể giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

    (Nguồn: Wikipedia)

  3. SEO đa kênh theo ý kiến của Trung là bán hàng thông qua quảng bá hình ảnh sản phẩm dựa trên công nghệ số qua các bài viết và hình ảnh mà tác giả đã biên tập và chọn lọc nhiều lần!

Để lại câu trả lời