Sinh học: Ứng dụng của bấm ngọn tỉa cành, ghép mắt ghép cành?

Câu hỏi

Môn Sinh học: Nêu ứng dụng của phương pháp bấm ngọn, tỉa cành, ghép mắt, ghép cành trong trồng trọt?

Phương pháp ghép mí

trong tiến trình 0
Tra 3 năm 2021-05-14T14:00:40+07:00 1 Trả lời 480 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Trong trồng trọt, bấm ngọn, tỉa cành, ghép mắt, ghép cành đều với mong muốn cho cây phát triển nhiều hoa quả và tăng khả năng sinh trưởng của cây.

    Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

    – Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách. Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, bông… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn. Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa, ngô, đay, xoan… thì không bấm ngọn.

    – Tỉa cành: Trong trồng trọt, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn. Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan… tia cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn.

    – Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép). Ví dụ: hoa hồng, cây mai, cây kiểng…

    – Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới. Ví dụ: cây mì, mía, lan,…

    – Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ, cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất. Ví dụ: bưởi, mận,…

    Ưu điểm: 
    – Cây thích nghi tốt.
    – Cây giữ được đặc tính của cây mẹ.
    – Nhanh ra hoa, quả.
    – Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt (đối với giâm cành).

    Nhược điểm:
    – Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa.
    – Cây không có rễ cọc nên yếu.
    – Không tạo được nhiều cây (đối với phương pháp chiết cành).

Để lại câu trả lời