So sánh đặc điểm lao động của làng du lịch và resort?

Câu hỏi

So sánh sự khác và giống nhau về đặc điểm lao động của làng du lịch và resort?

trong tiến trình 0
Ngoc Duyen 3 năm 2021-04-20T01:11:44+07:00 4 Câu trả lời 1134 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Đặc điểm của lao động trong ngành du lịch

    + Lao động trong du lịch là lao động chủ yếu sản xuất ra sản phẩm phi vật chất.
    + Lao động trong du lịch đa dạng, phong phú có tính chuyên môn hóa cao, có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau.
    + Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách.
    + Cường độ lao động trong du lịch cao và áp lực tâm lý lớn.
    + Có cơ cấu lao động trẻ hơn các ngành kinh tế khác.

    Vai trò của lao động đối với phát triển du lịch

    + Lao động là nguồn nhân lực đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
    + Lao động là lực lượng trực tiếp sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch.
    + Lao động du lịch là những người đưa ra các chiến lược, kế hoạch để phát triển du lịch.

    1
    2021-04-20T01:26:51+07:00

    Lao động trong du lịch là gì?

    Khái niệm “lao động trong du lịch”

    Lao động trong du lịch tạm dịch sang tiếng Anh là Labor in tourism.

    Lao động trong du lịch là hoạt động có mục đích của con người. Con người vận động sức lực tiềm tàng trong thân thể của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi vật chất đó và làm cho chúng thích ứng để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, học hỏi, khám phá… của con người, cụ thể là khách du lịch.

    Lao động trong du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. (Theo Đại học Nông Lâm TP HCM).

    Đặc điểm của lao động trong du lịch

    Nhìn chung, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng. Những đặc trưng đó qui định đặc điểm của lao động.

    Lao động trong lĩnh vực du lịch về cơ bản có một số đặc điểm nổi bật sau:

    – Có tính chuyên môn hóa cao

    Du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, điểm khu du lịch… Mỗi lĩnh vực lại có sự phân chia sâu hơn nữa. Tại mỗi lĩnh vực kinh doanh có những vị trí, chức danh công việc khác nhau.

    Để thực hiện tốt mỗi vị trí công việc đòi hỏi người lao động phải được đáp ứng được chuyên môn đặc thù. Chính vì vậy, trong hoạt động du lịch có tính chuyên môn hóa cao.

    – Không cố định về thời gian

    Với đặc thù của ngành dịch vụ, thời gian làm việc của lao động trong ngành du lịch là không cố định về thời gian trong ngày cũng như các ngày trong tuần. Do tính chất của công việc phục vụ, để đảm bảo dịch vụ cung ứng được gần như 24/24h và 7 ngày/tuần do đó phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch làm việc theo ca và cả những ngày cuối tuần, lễ, tết.

    Ngoài ra đối với lao động trong các doanh nghiệp lữ hành mà đơn cử là hướng dẫn viên, việc định lượng được thời gian làm việc trong ngày là rất khó khăn không giống như lao động khối hành chính.

    – Yêu cầu cao về giao tiếp

    Với đặc thù của ngành dịch vụ, lao động làm việc trong ngành du lịch cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người, tiếp xúc với cả khách du lịch trong và ngoài nước, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đến từ rất nhiều nền văn hóa đa dạng.

    Do đó, để có thể thành công trong công việc đòi hỏi người lao động phải có khả năng giao tiếp tốt.

    – Công việc có tính chất lặp lại

    Xét trong chừng mực nào đó, công việc có tính chất lặp lại cũng có thể coi là một đặc điểm của nghề. Điều này càng trở nên đúng hơn với đặc thù công việc của hoạt động lữ hành.

    Người hướng dẫn viên hay đội ngũ thuyết minh viên du lịch sẽ cung cấp bài thuyết minh cho khách nhiều lần về cùng một đối tượng tham quan.

    Chính vì đặc điểm này, để công việc của mình tránh khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, đòi hỏi những người làm nghề có lòng yêu nghề, luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng.

    Yêu cầu đối với lao động trong du lịch

    Với những đặc điểm của công việc trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định của nghề. Về cơ bản đó là các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và hành vi; về giao tiếp và sức khỏe.

    – Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và hành vi, thái độ

    Khách du lịch thực hiện chuyến du lịch với nhiều mục đích nhưng một trong những mục đích phổ biến là nâng cao hiểu biết.

    Để đáp ứng được yêu cầu này của khách du lịch đòi hỏi những người trực tiếp phục vụ du khách như hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác nhau như địa lí, phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa.

    – Ngoài kiến thức, nhân viên làm việc trong du lịch còn yêu cầu cao về kĩ năng và hành vi, thái độ

    Vì đặc thù của ngành dịch vụ, khách du lịch sẽ rất khó chấp nhận với những hành vi thái độ không phù hợp của nhân viên trong ngành. Một trong số những kĩ năng đặc thù là khả năng giao tiếp.

    Với đặc thù tiếp xúc với đối tượng du khách đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, mọi thông điệp đều phải chuyển tải qua giao tiếp.

    Do đó yêu cầu đối với đội ngũ lao động trong du lịch phải có khả năng giao tiếp tốt. Cần thiết phải sử dụng có hiệu quả các hình thức giao tiếp cả có ngôn từ và phi ngôn từ.

    – Yêu cầu về sức khỏe

    Đây là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt đối với lao động trong lĩnh vực lữ hành. Với tính chất công việc thường xuyên phải di chuyển trên các loại phương tiện vận chuyển khác nhau nên đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe.

    Việc làm việc theo ca, đảm bảo dịch vụ được cung cấp 24/24h cũng bị quyết định bởi yếu tố sức khỏe của người lao động.

    (Tài liệu tham khảo: Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch)

  2. Mỗi loại hình du lịch đều hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng nhất định, chính vì vậy mà đặc điểm lao động cũng khác nhau.

    – Làng du lịch chủ yếu hướng đến khách bình dân, tức là số đông, thích sự mộc mạc, vui chơi dân dã, qua đó quảng bá các loại hình trò chơi, văn hóa, ẩm thực dân gian của địa phương. Thời gian phục vụ trong một khung giờ nhất định.

    – Khu resort phần lớn là cao sao, hướng đến khách hàng có tiền, đi nghỉ dưỡng, hưởng thụ cuộc sống. Chi phí cao hơn làng du lịch, nhân lực phục vụ có chuyên môn cao, có thể giỏi ngoại ngữ, phục vụ 24/24h.

  3. Đặc điểm lao động của làng du lịch là tùy theo nguồn lực, nhân sự lao động mà ở đó đang có phục vụ các nhu cầu cơ bản của lữ khách.

    Đặc điểm lao động của resort luôn hướng đến phân khúc khách hàng cấp cao trở lên tùy theo điều kiện sở tại ở đó!

    Mỗi lao động luôn có những nét riêng biệt mà chủ đầu tư muốn vận hành khu nghỉ dưỡng cho khách hàng như thế nào.

    Qua đó, ta có thể đánh giá được nền kinh tế thị trường tiêu dùng tại khu vực đó có tối ưu hay không? Sức mạng vươn lên so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào để có tầm nhìn và chiến lược phù hợp nhất trong tương lai.

Để lại câu trả lời