Sự cân bằng tài chính của tỉnh, thành phố và quốc gia có điểm gì khác nhau?

Câu hỏi

Trong phát triển kinh tế đô thị có tiêu chí “cân bằng tài chính”, vậy:
Sự cân bằng tài chính của tỉnh, thành phố và sự cân bằng tài chính của quốc gia có điểm gì khác nhau?

Cân bằng tài chính

trong tiến trình 0
HongUyen 2 năm 2021-10-07T01:47:40+07:00 0 Trả lời 86 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Sau đây là một số bài học được rút ra từ quản lý cân đối ngân sách của một số nước có thể vận dụng trong cân đối NSNN Việt Nam.

    Cân đối ngân sách nhà nước phải góp phần ổn định hóa chu kỳ kinh tế

    Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong quá trình cân đối ngân sách để ổn định kinh tế vĩ mô thì biện pháp tỏ ra hiệu quả là nên kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi ngân sách. Chi ngân sách phải coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội. Cải cách thuế theo hướng giảm dần mức điều tiết, thúc đẩy sự đầu tư của khu vực tư. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, bội chi ngân sách là chính sách mà chính phủ nên phải thực hiện. Tuy nhiên, kinh nghiệm Nhật Bản và Philippines cho thấy bội chi ngân sách quá lớn, thêm vào đó là các chính sách đầu tư kém hiệu quả thì càng làm cho tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn định.

    Quản lý nợ công cũng là một nội dung quan trọng mà các nước cần quan tâm trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước

    Kinh nghiệm của Thailand sau thời kỳ khủng hoảng tài chính cho thấy, phạm vi tính nợ công nên mở rộng, bao gồm nợ chính phủ và các khoản nợ của doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh (chính thức hoặc ngầm định). Chính phủ cần quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn các khoản nợ của doanh nghiệp. Để quản lý nợ có hiệu quả, chính phủ cần thiết lập khuôn khổ quản lý nợ công. Kinh nghiệm của Thailand cũng như Singapore cho thấy, trong khuôn khổ quản lý nợ công cần chú trọng đến tính phối hợp cân đối giữa thu và chi thông qua áp dụng phương pháp soạn lập ngân dựa vào đầu ra hay kết quả; đồng thời xây dựng mô hình quản lý rủi ro – tài sản để kiểm soát nợ. Chính quan điểm này đã làm cho cân đối NSNN giảm được rủi ro trong dài hạn.

    Cân đối ngân sách của các nước có tình trạng bội chi kéo dài đều hướng tới mục tiêu đưa ngân sách thặng dư để đạt được sự cân bằng ngân sách nhà nước trong dài hạn nhằm ổn định kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội

    Sau nhiều thập kỷ để ngân sách bội chi nặng nề, hiện tại hầu hết các nước công nghiệp thực hiện chiến lược dài hạn tiến đến loại trừ bội chi nhằm cắt giảm bớt nợ của quốc gia và tăng phúc lợi xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình tiến tới thặng dư ngân sách, Chính phủ cần quan tâm đến kiểm soát chi tiêu ngân sách chặt chẽ nhưng phải lưu ý đến những nhu cầu chi tiêu bị dồn nén, giữ vững mức tiết kiệm quốc gia; đồng thay đổi phương thức quản lý theo đầu ra nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm.

    Đối với các nước đang phát triển, trường hợp của Philippines và Nhật Bản cũng minh chứng về tác hại của bội chi ngân sách kéo dài đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi công cộng, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp tổng thể để cắt giảm bội chi ngân sách, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế trong những năm đầu của thập kỷ 90.

    Cân đối ngân sách nhà nước phải tiến đến quan điểm toàn diện

    Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cân đối NSNN không những được tiếp cận trên giác độ tổng thể, mà còn cả trên giác độ chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp quản lý ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa NSTW và NSĐP nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ cân đối này lại chịu sự chi phối rất nhiều bởi quan điểm và thể chế chính trị.

    Nghiên cứu hệ thống thuế phân bổ điều hòa cho địa phương tại Nhật cho thấy một số vấn đề học hỏi:

    – Phân chia rõ ràng về nguồn thu giữa các cấp chính quyền để tài trợ gánh nặng chi tiêu công.

    – Đôn đốc các địa phương trong việc huy động tối đa mọi khả năng tài chính; loại bỏ triệt để mọi tư tưởng trông chờ vào ngân sách trung ương trên cơ sở trung ương không bổ sung toàn bộ số thiếu hụt của địa phương. Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.

    – Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa ngân sách trung ương và địa phương nhằm tạo ra dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, với nguồn tài chính hạn hẹp.

    Với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc rất coi trọng đến việc nâng cao tiềm lực tài chính của chính quyền trung ương nhằm thỏa mãn nhu cầu vì lợi ích chung của nền kinh tế. Chính quan điểm này dẫn đến sự thu hẹp nguồn thu, giảm sút vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Với việc không cho phép chính quyền địa phương trực tiếp phát hành trái phiếu vay nợ sẽ gây ra nhiều biến tướng làm bóp méo thị trường tài chính. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy vay nợ của chính quyền địa phương qua phát hành trái phiếu là cần thiết, vừa tạo ra thế chủ động cho địa phương vừa góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Nhật Bản kiểm soát nợ địa phương dựa trên quan điểm cân bằng giữa các thế hệ và cơ chế tái cấu trúc tài chính địa phương thông qua hệ thống phê chuẩn hay hệ thống tư vấn.

    Bội chi là vấn đề được quan tâm đặc biệt khi cân đối ngân sách nhà nước

    Kiểm soát bội chi phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa chính sách thu, chi và quản lý nợ. Kinh nghiệm Singapore và Thailand thể hiện rất rõ nội dung này.

    Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến

    (Nguồn: taichinhdoanhnghiep.net.vn/kinh-nghiem-ve-can-doi-nsnn-o-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-d12871.html)

Để lại câu trả lời