Sự khác nhau giữa “sữa nguyên chất” và “sữa nguyên kem”?

Câu hỏi

Có sự khác nhau giữa “sữa nguyên chất” và “sữa nguyên kem” hay không?

Tôi đã Google nhưng không thấy trang web nào nói về sự khác biệt giữa hai loại sữa này. Và vì không biết “sữa nguyên chất” tiếng Anh là gì nên cũng không thể tra cứu trên các trang web nước ngoài được. Mong mọi người giúp đỡ.

Sữa tươi nguyên chất

trong tiến trình 0
paripy 3 năm 2021-10-03T02:28:54+07:00 0 Trả lời 168 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Trong tiếng Anh, Sữa nguyên chất và Sữa nguyên kem đều được gọi là Whole milk, phân biệt với Sữa bột nguyên kem là Whole milk powder.

    Whole milk là gì?

    Sữa tươi nguyên kem (whole milk) là loại sữa tươi lấy trực tiếp từ con bò, không bị loại chất gì và cũng không có chất gì được thêm vào. 88% thành phần sữa này là nước, chất béo từ sữa (chất béo bơ) chiếm khoảng 3.5%. Chúng ta thường gọi sữa này là sữa tươi nguyên kem, dùng trực tiếp để uống và trong làm bánh, làm sữa chua,…

    Phân loại sữa thông dụng

    1/ SỮA:

    + Sữa tươi – fresh whole milk: được vắt trực tiếp từ bò, hàm luợng chất béo: 3.5%, còn lại là nuớc (88%) và các chất dinh duỡng khác (8.5%).

    + Sữa tiệt trùng – pasteurized milk: sữa tươi đuợc đun sôi và làm nguội để diệt vi khuẩn. Phần lớn các lọai sữa bán trên thị truờng đều phải qua tiệt trùng.

    + Sữa ít béo – semi-skim milk/low-fat milk: sữa tươi đã qua tiệt trùng và bỏ bớt lượng chất béo, chỉ còn khoảng 0.5-3%.

    + Sữa không béo – skim milk/ nonfat milk: sữa đã được khử trùng và hàm lụơng chất béo chỉ còn dưới 0.5%.

    2/ CREAM:

    + Whipping cream: hàm lượng chất béo từ 30-40%. Trong dòng whipping cream, ta chia thành hai loại: Light whipping cream (hàm luợng chất béo từ 30-35%) và Heavy whipping cream/ double cream (hàm lựong chất béo từ 36-40%).

    + Light cream/single cream: hàm lượng chất béo từ 16-22%, thường là 18%.

    + Crème fraiche: loại kem đặc, nặng, hàm lượng béo cao. Đã được qua xử lý đặc biệt để thích hợp làm các loại sốt, vì các loại cream khác không hòa trộn được với sốt nóng trong nồi.

    3/ SỮA LÊN MEN:

    + Cream chua – sour cream: sữa đuợc lên men từ vi khuẩn acid lactic, có cấu trúc đặc, mùi chua, hàm lượng béo khoảng 18%.

    + Buttermilk: sữa tươi, dạng lỏng được làm chua nhờ vi khuẩn, nhưng khác với sữa chua – yogurt.

    + Yogurt: sữa lên men từ loại vi khuẩn đặc biệt, có cấu trúc đặc, mịn. Thường được bổ sung vi chất, mùi và vị.

    4/ SỮA TÁCH NUỚC:

    + Sữa đặc không đường – evaporated milk: 60% lượng nước trong sữa bị bay hơi, sau đó sữa được tiệt trùng và đóng hộp.

    + Sữa đặc có đường – condensed milk: 60% lượng nước trong sữa bị bay hơi, sau đó bổ sung syrup đường và đóng hộp.

    + Sữa bột: sữa được làm khô thành bột, dễ hòa tan vào nước.

    Phân biệt các chế phẩm từ sữa

    + Heavy Cream: Chứa 36 – 40% chất béo, giữ được form khi đánh bông. Được sử dụng để làm nhân kem cho các loại bánh hoặc để trang trí.

    + Whipping Cream: thường được gọi là kem tươi, chứa 30% chất béo. Không giữ được độ đứng tốt như Heavy Cream. Do đó, thường được sử dụng làm nhân bánh, hoặc trang trí đơn giản. Ở dạng lỏng chưa đánh bông, có thể pha vào các hỗn hợp như flan, sữa chua… để tăng độ béo thơm. Có loại chứa 30% chất béo nhưng ghi chú là Cooking Cream, chuyên dụng để nấu các loại soup cho bọn trẻ và cả bọn hết trẻ thích đồ Tây ;).

    Whole milk powder là gì? Giống hay khác Whole milk?

    Whole Milk PowderSữa bột nguyên kem được làm từ sữa tươi nguyên chất đã được tiêu chuẩn hóa, tiệt trùng, sấy khô.

    Whole Milk Powder thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm và nước giải khát. Nó được sử dụng thêm trong sản xuất và có thể được sử dụng như là một nguyên liệu thay thế cho sữa tươi nguyên chất, dùng trong các sản phẩm thức uống chăm sóc trẻ sơ sinh và người già, đồ uống dinh dưỡng, kem, sữa chua, bánh kẹo sữa, sữa hoàng nguyên…

    (Nguồn: nhahangmonau.doodlekit.com/blog/entry/4390194/whole-milk-lla-gi-whole-milk-powder-la-gi-phan-biet-nhu-the-nao)

Để lại câu trả lời