Tại sao năng suất lao động là thước đo cho sự phát triển của lực lượng sản xuất?

Câu hỏi

Câu hỏi môn Triết học: Tại sao năng suất lao động là thước đo cho sự phát triển của lực lượng sản xuất?

trong tiến trình 0
landp 1 năm 2022-12-20T02:44:36+07:00 0 Trả lời 63 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

  1. Lực lượng sản xuất

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sức lao động.

    Tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao độngđối tượng lao động. Trong đó, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

    Lực lượng để sản xuất ra của cải phải gồm có người lao động và tư liệu sản xuất. Do đó hai yếu tố này tạo thành lực lượng sản xuất.

    Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói, khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

    Lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ và tác động của con người với tự nhiên. Nó phản ánh năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. (Nguồn: Wikipedia)

    Năng suất lao động

    Năng suất lao động trong tiếng Anh là Labor Productivity hoặc Workforce Productivity.

    Năng suất lao động là thước đo đối với các giá trị tạo ra đối với hoạt động của quốc gia. Trong đó để giới hạn phạm vi tính toán và so sánh, thực hiện đo lường sản lượng tạo ra hàng giờ của nền kinh tế một đất nước. Các giá trị phản ánh được thể hiện bằng giá trị tính phản ánh qua hoạt động. Cụ thể, nó biểu thị số lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sự được tạo ra trong một giờ lao động.

    Năng suất lao động được định nghĩa là sản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động. Tăng trưởng năng suất lao động được đo bằng sự thay đổi sản lượng kinh tế trên mỗi giờ lao động trong một khoảng thời gian xác định. Tức là đối với các sản lượng của giờ lao động khác, các giá trị tạo ra có dấu hiệu tăng lên. Như vậy, việc đo lường năng suất lao động phản ánh các khả năng ở các thời điểm đó. Và khả năng ở các thời điểm khác nhau sẽ phản ánh khác nhau. Nó có thể thay đổi do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

    Phản ánh giá trị và hiệu quả GDP

    Trong khi phạm vi đo lường năng suất được phản ánh trong quốc gia. Nên thực chất chỉ bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi công dân quốc gia và công dân nước ngoài. Và giá trị làm ra được xác định vào năng suất lao động. Khi tiến hành tính toán các năng suất, phải phản ánh bằng giá trị cụ thể. Nó có thể được tạo ra từ hoạt động đầu tư, kinh doanh,… và tạo ra giá trị. Phản ánh năng suất dựa trên tính chất của hiệu quả và tăng trưởng. Bởi năng suất tăng đồng nghĩa với các giá trị tạo ra lớn hơn. Đất nước đang có nhiều thuận lợi cũng như tiềm năng phát triển so với các giai đoạn khác được so sánh.

    Năng suất lao động sẽ được phản ánh khác biệt khi thực hiện các cải thiện trong sản xuất. Đó là việc làm thay đổi các yếu tố và tính chất trong công cụ, phương tiện và cách thức sản xuất. Như vậy, khi đó quốc gia có thể đánh giá các tác động và hiệu quả. Từ đó cân đối việc sử dụng hay áp dụng phù hợp yếu tố. Bởi năng suất phản ánh giá trị sản lượng quốc gia. Có ý nghĩa trong phản ánh các hiệu quả trong nền kinh tế. Và điều chỉnh nhằm phát triển bền vững kinh tế quốc gia.

    Tăng trưởng năng suất lao động phụ thuộc vào ba yếu tố chính:

    Tiết kiệm và đầu tư vào vốn hiện vật. Phản ánh thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Với tính chất đúng, đủ, kịp thời và không lãng phí. Bên cạnh phải đảm bảo hoạt động đầu tư tìm kiếm các lợi ích an toàn, tránh rủi ro. Và đầu tư vào vốn hiện vật là các tài sản ít hao mòn. Các giá trị phản ánh tương đối ổn định theo thời gian. Kể đến như các máy móc hay thiết bị phục vụ trong sản xuất. Các phương tiện tham gia vào vận chuyển hàng hóa, nhà xưởng,… Các nguồn vốn này vừa có thể tham gia phục vụ tạo ra năng suất lao động, vừa đảm bảo là tài sản doanh nghiệp có thể xác định giá trị.

    Đầu tư vào công nghệ mới. Các công nghệ hiện đại và phù hợp có thể được thực hiện trong hoạt động sản xuất, mang đến các lợi ích phản ánh trên giá trị thực tế. Như các dây chuyền hiện đại trong tự động vận hành, tích hợp các điều khiển từ xa với hệ thống điện tử. Mang đến các tiết kiệm trong chi phí đầu vào, đầu ra, tiết kiệm nhân lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Như vậy với thời gian ngắn hơn, chi phí thấp hơn có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn, năng suất lao động đang tăng trưởng.

    Đầu tư vốn nhân lực. Thông qua chất lượng giáo dục và đào tạo mang đến nguồn nhân lực cho chuyên môn, trình độ và tay nghề cao phù hợp với các tiêu chí trong hoạt động của doanh nghiệp. Thay vì tìm kiếm hay chiêu mộ, doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo nâng cao các kĩ năng, năng lực, đáp ứng nhu cầu. Mang đến các thuận lợi trong hoạt động của các doanh nghiệp và năng suất chung của nền kinh tế.

    Để tăng trưởng diễn ra một cách bền vững, tất cả các yếu tố này đều phải hoạt động hiệu quả và bền vững. Bên cạnh tính chất thay đổi và cải tiến không ngừng nhằm mang đến các yếu tố phù hợp và hiệu quả nhất khi áp dụng trong đầu tư hay sản xuất kinh doanh. (Nguồn: kinhtevimo.vn/nang-suat-lao-dong-la-gi-tam-quan-trong-cua-do-luong-nang-suat-lao-dong)

Để lại câu trả lời