Tâm lý học: Hoạt động và Giao tiếp là gì? Vai trò trong phát triển nhân cách?

Câu hỏi

Môn tâm lý học đại cương.

Câu 1: Hoạt động là gì? Phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Lấy ví dụ. Hãy rút ra kết luận sư phạm từ hiểu biết này.

Câu 2: Giao tiếp là gì? Hãy chứng minh giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Lấy ví dụ. Hãy rút ra kết luận sư phạm từ hiểu biết này

Câu 3: Phân tích quá trình ghi nhớ, giữ gìn và rút ra kết luận sư phạm từ hiểu biết này.

Tâm lý học - Hoạt động giao tiếp là gì?

trong tiến trình 0
Hien Hoang Thi 3 năm 2021-03-21T19:17:58+07:00 2 Câu trả lời 3705 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. This answer is edited.

    Hoạt động là gì?

    Hoạt động là quá trình tác động qua lại tích cực giữa con người với thế giới khách quan mà qua đó mối quan hệ thực tiễn giữa con người với thế giới khách quan được thiết lập.

    Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau là quá trình đối tượng hoá và quá trình chủ thể hoá.

    Quá trình đối tượng hóa là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động, hay nói khác đi tâm lý người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.

    Quá trình chủ thể hóa là quá trình chuyển từ phía khách thể vào bản thân chủ thể những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức nhân cách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới.

    Như vậy, trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đi tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.

    Giao tiếp là gì?

    Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

    Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:

    1) Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.
    2) Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện)
    3) Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,…).
    4) Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.
    5) Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.
    6) Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.
    7) Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
    8) Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.

    Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh.

    Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi. Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa.

    Phân loại

    1) Theo hoạt động

    Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:

    Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,… và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.

    Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo…).

    Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

    2) Theo tính chất

    Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:

    Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,…) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…

    Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).

    Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường. Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh…

    Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.

    Đặc điểm

    – Hết sức phức tạp: ngôn ngữ, cách hiểu
    – Luôn gấp rút
    – Có thể rủi ro
    – Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi
    – Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

    Nguyên tắc

    Nguyên tắc trong giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:

    – Tôn trọng đối tác
    – Hợp tác để hai bên cùng có lợi
    – Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng
    – Trao đổi một cách dân chủ dưa trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau
    – Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao tiếp

    Chức năng

    Chức năng xã hội

    – Trao đổi thông tin
    – Điều khiển
    – Phối hợp
    – Động viên, khuyến khích

    Chức năng tâm lý

    – Tạo mối quan hệ xã hội
    – Cân bằng cảm xúc
    – Phát triển nhân cách

    Phương tiện

    Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

    1) Ngôn ngữ

    Những yếu tố có liện quan đến ngôn ngữ gồm:

    – Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
    – Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu.

    2) Phi ngôn ngữ

    Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:

    – Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,…
    – Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
    – Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
    – Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế của người giao tiếp
    – Cử chỉ
    – Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
    – Không gian giao tiếp
    – Hành vi

    (Nguồn: Wikipedia)

  2. Theo mình:

    Hoạt động là: những cử chỉ, hành động diễn ra hàng ngày của thân tâm trí, Dù chân tay có hoạt động hay không thì tâm trí vẫn luôn hoạt lý với 6000 suy nghĩ mỗi ngày

    Giao tiếp là hình thức kết nối, tương tác qua lời nói, cử chỉ hay ngôn ngữ cơ thể, với người này hây với tổ chức khác.

    Cả hai điều có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Nó quyết định tư duy, suy nghĩ hay sự sáng tạo, chính kiến của họ trong từng vấn đề một.

    Khi cả hai phát triển đồng bộ thì chúng ta như là người một nhà trong mỗi tổ chức hay xã hội nào đó.

Để lại câu trả lời