Tiếng lóng là gì?

Câu hỏi

Người nước ngoài và Việt Nam hay dùng từ lóng. Vậy từ lóng là gì và dùng nó như thế nào trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh?

Tiếng lóng Tiếng Việt

Thành công! 0
Nam Châm 5 năm 2018-07-15T14:42:54+07:00 4 Câu trả lời 2344 lượt xem 0

Câu trả lời ( 4 )

  1. Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.

    Nguồn gốc và chức năng của tiếng Việt lóng

    Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một số địa phương nhất định,ở các miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều từ có từ rất lâu đời. Một số từ mới bắt đầu xuất hiện trong vài chục năm trở lại, thậm chí chỉ vài năm . Những từ thay thế bộ phận trên cơ thể, biểu hiện hàng tháng trên cơ thể phụ nữ mang nghĩa tục tĩu được học sinh, sinh viên, dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng những từ lóng.

    Lịch sử phát triển

    Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng mới cũng xuất hiện theo thời gian. Tuy nhiên, do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân giới hạn nên khi một từ được phổ biến thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một từ lóng khác. Nó không giống như “Chí Phèo”, “Thị Nở” (nhân vật của Nam Cao) hay “sư hổ mang” (chữ của Hồ Xuân Hương) là những từ do một cá nhân sáng tạo nhưng không bị đào thải theo thời gian.

    Văn học

    Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lòng thường được dùng gián tiếp, để chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ trong tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

    Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo, gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết quy định rồi mới đọc và hiểu được (xem thêm kỹ năng giải mật mã trong Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle).

    (Theo Wikipedia)

    Trả lời hay nhất
    Hủy chọn câu trả lời hay nhất
    1
    2021-03-21T23:02:07+07:00

    Tiếng lóng trong Tiếng Việt

    Tiếng lóng hay từ lóng trong tiếng Việt là các từ vựng hạn chế về mặt thành phần và tầng lớp sử dụng. Trong từng trường hợp khác nhau thì tiếng lóng được sử dụng song song với ngôn ngữ toàn dân nhưng hạn chế về số lượng sử dụng đồng thời, tiếng lóng có khả năng thay đổi về theo thời gian.

    Đây là những từ mà các tầng lớp người sáng tạo ra nó muốn thông qua nó để bọc lộ cái riêng của tập thể mình, không muốn cho người ngoài biết.

    (Nguồn: Wikipedia)

  2. 10 từ lóng thường dùng của giới trẻ ngày nay

    Những từ ngữ vốn dĩ rất quen thuộc, bình thường nay lại được khoác thêm ý nghĩa hoàn toàn khác biệt bởi cộng đồng người trẻ Việt.

    1. GẤU

    ‘Gấu’ không còn đơn thuần chỉ là một loại động vật mà nay đã biến thành một danh từ dùng để chỉ người yêu.

    2. THẢ THÍNH

    Khi xưa ‘thả thính’ là một hành động dùng để câu cá, thì nay ‘thả thính’ ám chỉ đến việc một người cố tình lôi cuốn, quyến rũ một hoặc nhiều người khác dù không có tình cảm.

    3. QUẨY

    ‘Quẩy’ khi xưa là một món ăn. Ngày nay, giới trẻ thường dùng ‘quẩy’ như một động từ diễn tả hoạt động vui chơi, bộc lộ bản chất của mình bất chấp hoàn cảnh xung quanh.

    4. TRẺ TRÂU

    Trâu con lúc xưa gọi là nghé. Ngày nay, ‘trẻ trâu’ hay ‘sửu nhi’ dùng để chỉ tầng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi, sung sức, ngông cuồng, thích thể hiện và thường có những hành động mang tính bốc đồng.

    5. CÁ SẤU

    Hiện nay, trong một số trường hợp, các bạn trẻ dùng ‘cá sấu’ để chỉ một người phụ nữ có ngoại hình kém xinh đẹp (Chơi chữ lối đồng âm: xấu và sấu).

    6. BÁNH BÈO

    Vốn dĩ là một món ăn nổi tiếng của Huế, ngày nay ‘bánh bèo’ còn được dùng để ám chỉ những cô nàng tiểu thư đỏng đảnh, ra vẻ yếu đuối và hay dựa dẫm.

    7. GATO

    GATO không còn đơn thuần là bánh kem nữa mà còn được hiểu là từ viết tắt của cụm ‘ghen ăn tức ở’.

    8. ĐÀO MỘ

    ‘Đào mộ’ theo nghĩa hiện tại là hoạt động tìm kiếm, làm mới những thông tin hình ảnh đã cũ nhầm thu hút sự chú ý.

    9. BÃO

    Nếu trước đây ‘bão’ được dùng như một danh từ, thì nay ‘bão’ trở thành một động từ, chỉ hoạt động tụ tập các phương tiện giao thông để cùng ăn mừng một sự kiện chiến thắng hoặc đua xe.

    10. GÀ

    ‘Gà’ từ danh từ chỉ động vật biết thành tính từ chỉ một người không chơi tốt, làm tốt một trò chơi, hoặc việc làm nào đó.

    (Nguồn: VNExpress)

  3. Tiếng lóng là tiếng địa phương của một vùng miền nào đó bạn nhé!

Trả lời