Tiêu chuẩn sản phẩm chương trình OCOP là gì?

Câu hỏi

Bạn nào làm startup về các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn các tỉnh sẽ thỉnh thoảng nghe đến tiêu chuẩn OCOP, chương trình OCOP ở mỗi địa phương. Vậy OCOP là gì? Làm sao để đăng ký chương trình OCOP này?

Tiêu chuẩn OCOP là gì?

giải quyết 0
Thúy Vy 3 năm 2021-08-25T00:49:16+07:00 1 Câu trả lời 375 lượt xem 1

Câu trả lời ( 3 )

  1. Giới thiệu Chương trình OCOP Quốc gia

    1. Quan điểm

    Chương trình OCOP (One Commune One ProductMỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

    Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

    2. Mục tiêu

    a) Mục tiêu tổng quát:

    – Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

    – Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

    – Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

    b) Mục tiêu cụ thể:

    – Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);

    – Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm;

    – Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả nước;

    – Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

    – Triển khai thực hiện từ 8 – 10 mô hình Làng văn hóa du lịch;

    – Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện;

    – Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;

    – Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;

    – Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP;

    – Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp trung ương, tỉnh, huyện) thực hiện chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP.

    3. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện

    a) Phạm vi thực hiện:

    – Phạm vi không gian: chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

    – Phạm vi thời gian: chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

    b) Đối tượng thực hiện:

    – Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

    – Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

    c) Nguyên tắc thực hiện:

    – Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;

    – Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

    4. Nội dung

    a) Triển khai thực hiện Chu trình OCOP tuần tự theo các bước:

    – Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;

    – Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;

    – Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

    – Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

    – Đánh giá và xếp hạng sản phẩm;

    – Xúc tiến thương mại.

    (Phụ lục I)

    b) Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, bao gồm:

    – Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.

    – Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

    – Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

    – Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.

    – Lưu niệm – nội thất – trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.

    – Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,…

    c) Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, bao gồm:

    – Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, gồm 05 hạng sao:

    Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

    Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

    Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao;

    Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao;

    Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

    (Phụ lục II)

    – Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chương trình OCOP.

    – Công tác kiểm tra, giám sát.

    – Công tác đào tạo nguồn nhân lực:

    Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý triển khai thực hiện chương trình OCOP từ trung ương đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã,… tham gia chương trình OCOP.

    Nội dung đào tạo, tập huấn: Kiến thức chuyên môn quản lý chương trình OCOP; kiến thức chuyên môn quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo Khung đào tạo, tập huấn của chương trình OCOP.

    (Phụ lục III)

    d) Công tác xúc tiến thương mại:

    Hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế; xây dựng hệ thống Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm OCOP) gắn với hỗ trợ khởi nghiệp và thiết kế mẫu mã sản phẩm OCOP, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh, trung ương).

    đ) Các dự án thành phần của chương trình OCOP, bao gồm:

    Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm chương trình OCOP; Dự án mô hình mẫu làng/bản văn hóa du lịch; Dự án một số vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm quốc gia (đại diện cho một số khu vực sinh thái – văn hóa có lợi thế trong cả nước); Dự án Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các vùng trọng điểm; các dự án thành phần (dự án số 2, 3, 4) thực hiện theo hình thức PPP, được triển khai khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    5. Nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động thực hiện Đề án

    Tổng kinh phí thực hiện Đề án, dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, gồm:

    – Nguồn vốn thực hiện chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,…

    – Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.

    6. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

    a) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức:

    Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; qua các hội nghị triển khai, khởi động chương trình OCOP, qua website của chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể…

    b) Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình OCOP:

    – Cấp trung ương:

    + Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

    + Cơ quan thường trực: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    + Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương.

    + Ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng tư vấn chương trình OCOP để hỗ trợ các địa phương đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tư vấn xây dựng thương hiệu quốc gia sản phẩm OCOP; giám sát chất lượng sản phẩm OCOP; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện chương trình OCOP.

    – Cấp tỉnh:

    + Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh;

    + Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh.

    + Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên, do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

    – Cấp huyện:

    + Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện;

    + Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế.

    – Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP.

    c) Về cơ chế, chính sách:

    Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện chương trình OCOP, được áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ lãi suất tín dụng; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ đào tạo nhân lực (cho đội ngũ giám đốc, nhân viên kinh doanh, kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ hộ sản xuất có phương án kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

    d) Về khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

    – Xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm;

    – Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có địa chỉ ứng dụng cụ thể);

    – Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP;

    – Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.

    đ) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP:

    – Hệ thống tư vấn hỗ trợ, gồm: (i) Các cơ quan quản lý chương trình các cấp, trọng tâm là cấp huyện; (ii) Các cá nhân, pháp nhân có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của chương trình OCOP.

    – Hệ thống đối tác của chương trình OCOP, gồm: Các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của chương trình ở các tổ chức khoa học công nghệ cấp trung ương, vùng và địa phương; các hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, đài phát thanh, truyền hình ở trung ương, địa phương, các nhà báo.

    e) Về huy động nguồn lực:

    – Nguồn lực lớn nhất từ cộng đồng, do đó, có các phương pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng như tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,… được triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế, dưới dạng góp vốn, triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP thường niên;

    – Huy động nguồn lực tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP.

    » Website chính thức của chương trình OCOP: http://ocop.gov.vn

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    3
    2021-08-25T01:33:45+07:00

    Giới thiệu về chương trình OCOP

    Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa…) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

    Trọng tâm

    Trọng tâm Chương trình OCOP tại Việt Nam là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể tham gia Chương trình là các thành phần kinh tế tập thể (Hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).

    Yêu cầu

    Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.

    Phát huy sự sáng tạo và sức mạnh cộng đồng để tổ chức sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.

    Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

    » Tìm hiểu các sản phẩm từ 2 sao – 5 sao được đăng trên Hệ thống quản lý và giám sát Sản phẩm OCOP quốc gia tại website: https://ocopvietnam.gov.vn

    2
    2021-08-25T01:58:12+07:00

    Bạn biết gì về Chương trình OCOP?

    1. Mỗi xã, phường một sản phẩm là gì?

    “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product – viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product – viết tắt là OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích người dân. Đến nay đã có hơn 40 nước học theo và đã triển khai rất thành công góp phần mang lại đời sống ấm no cho người dân vùng nông thôn. “Mỗi xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Trong Chương trình này, Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm,… còn người dân đóng vai trò chính trong sân chơi này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình. Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng, mà phải làm thế nào tạo ra được ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong hành vi của mỗi người dân. Ngoài ra, nó còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói sao cho hấp dẫn và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng.

    2. Mục tiêu của đề án OCOP là gì?

    Đề án OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn.

    3. Việc thực hiện thành công đề án OCOP có ý nghĩa như thế nào?

    Việc phát triển Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.

    – Thứ nhất là, khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới;

    – Hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn;

    – Ba là, góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả tinh thần “Ly nông, bất ly hương”;

    – Bốn là, thông qua chương trình góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế nông thôn.

    – Năm là, OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch địa phương.

    4. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia OCOP như thế nào?

    (1) Vai trò của Nhà nước:

    Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức chính của Đề án OCOP là Ban điều hành OCOP tỉnh. Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng Đề án, phối hợp với các đơn vị tư vấn, triển khai các hoạt động và huy động các nguồn kinh phí để thực hiện đề án. Đồng thời có trách nhiệm điều phối các hoạt động của các đơn vị tham gia đề án. Các sở, ban, ngành liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tham gia các khâu của đề án, trong đó tạo trung tham mưu ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng, hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm rộng rãi trong và ngoài tỉnh…

    (2) Vai trò của Chính quyền các cấp (UBND cấp huyện, xã):

    Hình thành, quản lý hoạt động cho các bộ phận, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức OCOP cùng cấp; Ban hành và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ; Phân bổ, điều chỉnh các nguồn lực thực hiện; tuyên truyền về OCOP qua hệ thống của mình; Tổ chức cuộc thi sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi cấp tỉnh.

    (3) Các tổ chức chính trị – xã hội – ngành nghề:

    Liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Xây dựng và phát triển tổ chức HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh: Tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong đề án; Hội Nông dân: Chịu trách nhiệm tuyên truyền và động viên các hội viên tham gia đề án; Các trường dạy nghề trong tỉnh: Tham gia đào tạo các ngành nghề liên quan đến dự án, quản trị kinh doanh, tiếp thị cho các cộng đồng tham gia dự án.

    (4) Vai trò của người dân, tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, HTX):

    Người dân, tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, HTX) đóng vai trò chủ đạo trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Người dân và tổ chức kinh tế chính là người phát hiện ra tiềm năng của quê hương mình, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh nhất, đồng thời lập kế hoạch để phát triển, tập trung sản xuất, chế biến để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Động lực cơ bản để Chương trình phát triển bền vững chính là phải đặt người dân nông thôn vào vị trí trung tâm của quá trình triển khai, phát triển mọi hoạt động trong Chương trình.

    (Nguồn: tienphuoc.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=265&NID=3777&ban-biet-gi-ve-chuong-trinh-ocop)

Để lại câu trả lời