Trường phái tân cổ điển KHKT có vai trò nào đối với tăng trưởng kinh tế?

Câu hỏi

Theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển khoa học kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó anh (hay chị) có thể rút ra bài học gì trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật cho TTKT hiện nay của Việt Nam?

trong tiến trình 0
?????? 1 năm 2022-11-24T18:20:56+07:00 0 Trả lời 20 lượt xem 0

Trả lời ( 1 )

    0
    2022-11-24T18:34:10+07:00

    Kinh tế học tân cổ điển

    Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung – cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị giới hạn. Kinh tế học tân cổ điển khởi đầu bằng kinh tế học vi mô từ nửa cuối thế kỷ 19; và đến nay hầu hết các lý luận kinh tế học vi mô đều là do họ đóng góp. Kinh tế học tân cổ điển đóng góp vào kinh tế học vĩ mô chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó phối hợp với kinh tế học Keynes để tạo ra cái gọi là Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp.

    E. Roy Weintraub đã nói rằng kinh tế học tân cổ điển dựa trên ba giả định, mặc dù một số nhánh nhất định của lý thuyết tân cổ điển có thể có những cách tiếp cận khác nhau:

    + Con người có lựa chọn hợp lý giữa các kết quả có thể được xác định và liên kết với các giá trị.
    + Các cá nhân tối đa hóa lợi ích và các công ty tối đa hóa lợi nhuận.
    + Con người có hành động độc lập dựa trên cơ sở thông tin thích hợp và đầy đủ.

    Từ những giả định cơ bản của kinh tế học tân cổ điển đưa ra một loạt lý thuyết về các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau. Ví dụ như, tối đa hóa lợi nhuận nằm sau lý thuyết tân cổ điển của công ty, trong khi việc hình thành đường cầu dẫn đến hiểu biết về hàng hóa tiêu dùng và đường cung cho phép phân tích các yếu tố sản xuất. Tối đa hóa mức độ hữu ích là nguồn gốc của lý thuyết tân cổ điển về tiêu dùng, sự hình thành của đường cầu đối với hàng hóa tiêu dùng, và sự hình thành của đường cung lao động và cầu dự trữ.

    Kinh tế học tân cổ điển bị phê phán bởi tính lý thuyết của nó, theo đó nó không tập trung vào giải quyết các nền kinh tế thực tế, mà lại mô tả một thứ quá lý thuyết nơi áp dụng Tối ưu Pareto. Điều kiện giả sử là các cá nhân hành động theo kỳ vọng hợp lý bị phê phán, vì nó lờ đi các khía cạnh quan trọng của hành vi con người. “Con người kinh tế” khác với con người thực tế. Doanh nghiệp ngoài mục tiêu kinh tế còn có các mục tiêu xã hội. Nó cũng bị phê phán là dựa quá nhiều vào các mô hình toán phức tạp, ví dụ như các mô hình trong lý thuyết cân bằng tổng thể. Nhìn chung, phê phán tập trung vào các giả thuyết không thực tế của lý thuyết kinh tế học tân cổ điển.

    (Nguồn: Wikipedia)

Để lại câu trả lời