Vì sao nhà nước lại quản lý các ngành quan trọng?

Câu hỏi

Hôm bữa lớp em có tiết sử, thầy em có hỏi lớp 1 câu “Vì sao nhà nước lại quản lý các ngành quan trọng như điện lực, ngân hàng…”, thầy hỏi đố vậy xong bảo các em về nhà nghĩ thử mà em nghĩ mãi không thông được, tra Google nó toàn ra mấy cái tài chính thị trường, toàn mấy cái chuyên ngành em đọc không hiểu… Mong anh, chị giải đáp giúp em.

Nhà nước quản lý các ngành quan trọng

trong tiến trình 0
kh04 2 năm 2021-12-08T00:08:32+07:00 0 Câu trả lời 42 lượt xem 0

Câu trả lời ( 2 )

  1. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại… Những thành tựu đó đạt được là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò vô cùng quan trọng.

    Phát triển kinh tế thị trường cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia vì mục tiêu phát triển. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta lựa chọn xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là quan điểm phát triển phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế và cũng là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay.

    Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trong giai đoạn chuyển đổi, hiện nay Việt Nam vẫn còn không ít chính sách, pháp luật được ban hành còn thiếu căn cứ xác đáng, chưa phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với các quy luật thị trường. Trong tổ chức thực hiện chính sách cũng phát sinh những vấn đề từ góc khuất của kinh tế thị trường chưa được làm rõ, tạo ra những quyết định mà lợi ích thấp hơn chi phí. Quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước phải hiểu sâu các quy luật của kinh tế thị trường và vận dụng nó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý, gón phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.

    Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong các nghiên cứu này chỉ mới xem xét vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường ở khía cạnh quản lý kinh tế và hướng tới mục tiêu kinh tế. Trong khi, quản lý nhà nước dù trong nền kinh tế kế hoạch hay kinh tế thị trường thì ngoài mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, nhà nước còn phải bảo đảm ổn định trật tự an ninh chính trị, an toàn xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục,… Chính vì thế, quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường cần xem xét theo một lát cắt khác, tức là đặt hoạt động quản lý nhà nước nói chung (bao gồm quản lý nhà nước đối với các ngành và lĩnh vực) vào môi trường vận động linh hoạt và chịu sự tác động của lợi ích, chi phí, hiệu quả của kinh tế thị trường để xem xét về những “phản ứng” khi có sự tương tác giữa chúng. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ tác động của quản lý nhà nước trong điều kiện ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường, từ đó có những thay đổi cần thiết để đạt được hiệu lực, hiệu quả quản lý.

    Vượt ra ngoài các yếu tố mang tính quy trình, thủ tục, kỹ thuật của quản lý, quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải đặt trọng tâm vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, và chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực. Những bài học về thành công và thất bại của công tác quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia là bài học kinh nghiệm tham khảo để Chính phủ Việt Nam đi đến quyết định lựa chọn xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhiều hơn là mang tính hành chính, đề cao kiểm tra, thanh tra trước đây.

    (Nguồn: quanlynhanuoc.vn/2021/08/05/quan-ly-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong)

    1
    2021-12-08T01:00:45+07:00

    Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước vẫn là chủ đạo trong định hướng nền kinh tế. Việc nhà nước kiểm soát các ngành quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, ổn định trật tự chính trị – xã hội rồi mới đến lợi nhuận. Gần đây, nhà nước đã mở rộng chính sách hơn, cổ phần hóa các công ty nhà nước nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát các ngành quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như dầu mỏ, điện lực…

    Theo Nghị định số 94/2017/NĐ-CP ngày 10/08/2017 của Chính phủ

    Danh mục hàng hóa, dịch vụ địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại gồm:

    1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể)

    2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp

    3. Sản xuất vàng miếng

    4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng

    5. Phát hành xổ số kiến thiết

    6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)

    7. Hoạt động dự trữ quốc gia

    8. In, đúc tiền

    9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam

    10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan

    11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội

    12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng

    13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải

    14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn

    15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư

    16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch

    17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế)

    18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành)

    19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng

    20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Để lại câu trả lời