Đăng ký ngay

Đăng nhập

Mất mật khẩu

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.

Thêm câu hỏi

You must login to ask question.

Đăng nhập

Đăng ký ngay

Chào mừng bạn gia nhập trang hỏi đáp cộng đồng Hiệp Sĩ Top.

Cụ bà 70 tuổi hơn thập kỷ cả ngày quét rác cho cả xóm ở Sài Gòn

Trong hẻm 351, phường 3, Q.5, TP.HCM, có một  cụ bà cứ lom khom quét rác bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Thầm lặng suốt 12 năm qua, bà Trần Tú Nga (70 tuổi) vẫn miệt mài làm sạch khu phố theo cách riêng của mình.

    

Bà Nga đã thầm lặng quét rác tình nguyện suốt 12 năm qua. Ảnh: Hoài Nhân

12 năm… quét rác không công

Bà Nga cho biết, khoảng những năm 80, bà làm nghề giáo viên, thời cuộc khó khăn nên vượt biên nhưng không thành. Sau nhiều năm bôn ba dạy học khắp nơi, năm 1991, bà về TP.HCM cùng chồng, bắt đầu làm công tác xã hội ở địa phương.

Bà bảo, lúc về sống ở khu phố này, thấy bao ni lông, lá cây rụng từ ngoài đường bị gió cuốn vào hẻm, bà cảm thấy rất khó chịu. Gần nhà bà lại có một ngôi trường, nhiều học sinh ăn uống rồi vứt rác xuống đường khiến cảnh quan trông rất nhếch nhác. Do vậy, không ai bảo, bà Nga tự động cầm chổi đi dọn dẹp, từ hẻm này đến hẻm khác.

Những hàng cây xanh um dọc con hẻm là do chính tay bà trồng và vận động người dân chăm sóc. Ảnh: Hoài Nhân

“Ban đầu, tôi tự nguyện quét rác, chỉ muốn chỗ mình ở sạch sẽ vậy thôi. Đâu đến năm 2009 trên quận biết được, đến tuyên dương rồi chọn khu phố này là “khu phố không rác”, đề tôi làm người quản lí. Công việc làm tôi cũng cảm thấy vui và tự hào lắm”, bà Nga cười.

Buổi sáng, bà cùng chồng bán dăm ba thứ tạp hóa ở chợ Bàu Sen. Đến chiều, bà lại dành thời gian của mình cho các công việc xã hội và con cháu.

Bất kể sáng, trưa, chiều, tối, cứ rảnh và thấy rác là bà lại cầm chổi lên. Ảnh: Hồng Thắm

Lúc đầu, người dân xung quanh lời ra tiếng vào, bảo bà Nga dở hơi, làm chuyện bao đồng. Càng về sau, nhận ra khu phố tinh tươm hơn, mọi người không bàn tán nữa mà còn ủng hộ và làm theo.

“Vậy là mọi người chung tay cùng giữ gìn vệ sinh khu phố mình sống sạch đẹp hơn. Cứ 2 tuần 1 lần, vào ngày cuối tuần, mỗi tổ phân công tối thiểu 2 người để cùng nhau tổng vệ sinh khu phố. Vậy nên ở đây lúc nào cũng sạch sẽ lắm”, bà Nga nói.

Ông Phạm Văn Kiêm (61 tuổi), một người dân sống ở con hẻm, chia sẻ: “Ngày nào bà Nga cũng lòng vòng quét rác, tỉa cây hết. Mới đầu thấy bả cũng ngộ, đi lo chuyện không đâu. Về sau mới thấy nhờ sự tận tình của bả mà chỗ này lúc nào cũng sạch trơn, vậy là ai nấy cũng phụ theo”.

Giờ đây, nhiều góc tường trong con hẻm đều để sẵn chổi, ki, hễ khi nào có rác, ai thấy thì tự lấy quét. Chính việc làm được cho là “bao đồng” của bà Nga đã tạo thành thói quen cho người dân, kể cả người lớn, trẻ con.

Bà làm sạch các bức tường trong con hẻm. Ảnh: Hoài Nhân

Người giữ… chục chức vụ

Không chỉ có quét rác, bà Nga còn làm rất nhiều công việc khác phục vụ cho cộng đồng. “Mấy bữa thấy mấy cụ bà lớn tuổi, chị em phụ nữ đi chợ về mệt, tôi cùng chồng nhặt vài phiến đá cũ người ta bỏ đi rồi chế thành chiếc ghế cho ai đi ngang mỏi chân thì ngồi”, vừa nói bà Nga vừa chỉ hàng ghế đá đặt trước cửa nhà mình.

Đến nay, dù đã 70 tuổi nhưng bà Nga vẫn giữ gần… chục chức vụ trong khu phố: Phó Ban Công tác mặt trận, Phó Ban Vận động, Đội phó Đội tình nguyện (cai nguyện ma túy), Chi hội trưởng Hội Khuyến học và Hội Phụ nữ khu phố 2, Tổ trưởng Tổ dân phố 16, Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo, tăng hộ khá khu phố 1, 2, Tổ trưởng Tổ công tác người Hoa,…

Ở tuổi 70, bà Nga vẫn giữ gần… chục chức vụ trong khu phố. Ảnh: Hồng Thắm

Ngoài ra, bà Nga còn tự vận động các hộ dân trồng cây để không khí khu phố được trong lành, lặng lẽ đi bóc từng miếng giấy dán quảng cáo trên vách tường, trụ điện,… Bà cũng bỏ công đi vận động học bổng cho con em người dân lao động có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường.

Làm nhiều công việc xã hội là vậy, nhưng bà Nga vẫn lo lắng chu toàn cho gia đình, nuôi các con ăn học nên người. Hai người con gái của bà đều học hết đại học, người làm kiến trúc sư, người làm viễn thông, ổn định cuộc sống gia đình.

Chiếc ghế đá bằng phế liệu bà làm cho người dân đi chợ ngang nghỉ chân. Ảnh: Hoài Nhân

Khi được hỏi về việc có định nghỉ ngơi vì tuổi đã cao, bà Nga cười đáp: “Tôi cũng đã xin nghỉ rồi, tại sức khỏe cũng không còn tốt nữa. Nhưng mà chưa tìm được người thay thế, với nhiều người dân tỉ tê bảo buồn, nói tôi không làm thì ai làm đây. Cho nên thôi kệ, còn đi tới đi lui được thì cứ làm vậy”.

Bà Vũ Thị Hòa (51 tuổi) chia sẻ: “Chị Nga là người mà cả khu phố ai cũng tin tưởng và quý mến. Nữa chị nghỉ, không biết tìm được ai nhiệt tình và năng nổ như vậy không”.

Sức khỏe không còn tốt, bà vẫn miệt mài với các công tác xã hội. Ảnh: Hồng Thắm

Nhờ những đóng góp của mình, bà Nga luôn được người dân khu phố yêu quý và tín nhiệm. Đồng thời, bà cũng được Thành phố tuyên dương “Tấm gương người tốt việc tốt”.

Theo Thanh niên

Về Đạt VĐã xác minh


Theo tôi

Để lại câu trả lời