Đăng ký ngay

Đăng nhập

Mất mật khẩu

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.

Thêm câu hỏi

You must login to ask question.

Đăng nhập

Đăng ký ngay

Chào mừng bạn gia nhập trang hỏi đáp cộng đồng Hiệp Sĩ Top.

Làm từ thiện là phải nghèo? Không đâu, phải thật khang trang!

Mình quay lại Trung tâm Phát huy Bình Triệu của FFSC tháng qua trong dịp giới thiệu với một nhà tài trợ thăm dự án Narrow The Gap 2017, dự án này mình nhớ Ân Đinh trình bày thuyết phục trước cộng đồng năm trước là Một phòng tham vấn tâm lí đạt chuẩn, kết hợp với Welink. Trung tâm giờ là một ngôi trường cấp 1 có giữ thêm mấy trẻ em mẫu giáo, liền kề là mái ấm. Tất cả đều phục vụ các em có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.

Phòng thư viện của Trung tâm Phát huy Bình Triệu.

Mới, đẹp và khang trang không thua gì trường của Rắc với đầy đủ dụng cụ căn bản cho việc dạy học. Mình rất mừng cho các trẻ em khu vực Thủ Đức có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận ngôi trường này, mừng cho các em mái ấm được có một ngôi nhà đẹp, sạch sẽ khang trang ngăn nắp như phòng của Rắc.

Nhưng phần mình buồn xo khi nói chuyện với sơ Thảo, khi sơ chia sẻ “các nhà hảo tâm thấy cơ sở đẹp và khang trang thì họ nghĩ là nhà trường giàu rồi, đủ rồi nên họ muốn hỗ trợ những nơi nghèo hơn… nhưng nhà hảo tâm đâu biết khi xây dựng cơ sở khang trang thì cha mẹ lại tin tưởng và gởi trẻ nhiều hơn, chúng tôi lại phải trả thêm lương thuê thêm giáo viên, phần ăn của các em cũng nhiều hơn… khang trang hơn đồng nghĩa với phục vụ tốt hơn, bảo đảm công bằng giữa các em giàu và nghèo hơn… thì cũng là áp lực gây quỹ bảo đảm cho các em hơn”.

Nghe sơ Thảo chia sẻ mà mình buồn buồn, suy nghĩ hoài sau chuyến đi vì việc này. Mình từng nhắc nhở một tổ chức từ thiện khi họ đăng một khung hình trẻ em nghèo, ăn mặc rách rưới trong một khung cảnh vùng cao nghèo nàn là coi chừng vi phạm quyền trẻ em và khai thác “hình ảnh nghèo đói” (poverty porn). Xin thưa cộng đồng, chục năm trước đây thì các INGOs làm về trẻ em đã chuyển đổi hình thức theo công ước quyền trẻ em là khi đăng hình các em phải có phép của cha mẹ hoặc người bảo hộ, đăng hình trẻ em cười tươi, vui vẻ… khoẻ mạnh. Họ đã từ bỏ “hình ảnh đau thương, ăn mày nghèo đói” mà chúng ta thường thấy ở các hình trẻ em Châu Phi, Châu Á và các nước đang phát triển rồi. (Mình sẽ bàn về poverty porn ở một bài đầy đủ hơn).

Phòng tham vấn tâm lí dành cho trẻ em do LIN tài trợ.

Quay lại trường hợp FFSC, các nhà hảo tâm nên nhận thức lại việc đóng góp của mình vì những ngôi trường, những mái ấm đẹp thế là nơi PHẢI được ủng hộ thay vì những nơi tồi tàn. Vì đây chính là những nơi ươm mầm tốt cho trẻ, bảo đảm các quyền học tập cho trẻ và đặc biệt là xứng đáng với đồng tiền các anh chị em (ACE) đóng góp. Nơi nào mà ACE đóng góp lâu dài mà không cải thiện tình hình, ACE nên đặt câu hỏi về tính minh bạch của nơi đó xem họ đang làm gì với tiền, đóng góp của mình để bao năm vẫn để “trẻ em lem luốc” sống không đủ điều kiện thế kia.

À, mà nếu ACE vô tình nghe được tổ chức nào có chương trình đưa người nghèo đi du lịch, đi nước ngoài chẳng hạn. Xin đừng phán xét họ làm chuyện ngược đời, xin hãy hỏi thêm dăm ba câu hỏi tại sao. Tôi bảo đảm ACE sẽ hiểu nhiều câu chuyện nhu cầu cộng đồng rất thú vị mà kiến thức Từ thiện của chúng ta không bao giờ hiểu được. Tầm của các tổ chức này là một tầm rất PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, vì họ lắng nghe nhu cầu thân chủ mình, nhu cầu cộng đồng mình quá tốt. Lãnh đạo các NPOs này là người làm phát triển thật sự đấy, chỉ họ mới có thể nghĩ đến quyền của dân lao động, quyền của cộng đồng là như thế nào để cùng phát triển.

Sơn Phạm (chuyên gia hoạt động xã hội tại LIN Center)

* Xem thêm: Danh sách các tổ chức, mái ấm tình thương tại TP.HCM

Về Đạt VĐã xác minh


Theo tôi

Để lại câu trả lời