Đăng ký ngay

Đăng nhập

Mất mật khẩu

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.

Thêm câu hỏi

You must login to ask question.

Đăng nhập

Đăng ký ngay

Chào mừng bạn gia nhập trang hỏi đáp cộng đồng Hiệp Sĩ Top.

Thu hẹp khoảng cách: Sáng kiến Thanh niên vì một Việt Nam bình đẳng

Được đối xử công bằng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Dù là phụ nữ hay nam giới, người đồng tính hay người dị tính, người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, người có tôn giáo hay không có tôn giáo, mỗi chúng ta đều mong muốn có bình đẳng trong luật pháp, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, hay trong môi trường làm việc. Cũng như tự do, bình đẳng là điều kiện để con người được tôn trọng và có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Bình đẳng cũng là nền tảng để người Việt Nam cùng nhau xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái.

Tuy BÌNH ĐẲNG là một giá trị tốt đẹp, là khát khao của con người nhưng xã hội đang chứng kiến nhiều trẻ em sống ở vùng núi hoặc vùng nông thôn phải nghỉ học vì nghèo, nhiều phụ nữ hoặc người già đang không có khả năng chi trả cho dịch vụ chữa bệnh ung thư hoặc chạy thận. Ở những thành phố lớn, các khu nhà ổ chuột vẫn đang tồn tại bên cạnh những khu chung cư cao cấp và nhiều người lao động di cư vẫn bị phân biệt đối xử trong việc tiếp cận dịch vụ công. Định kiến và kỳ thị với phụ nữ, với người đồng tính, song tính và chuyển giới, với người khuyết tật và người có HIV vẫn đang phổ biến không chỉ trong giao tiếp xã hội mà còn tồn tại trong luật pháp.  Điều này không những khiến họ bị đối xử bất bình đẳng mà còn gây nên những chia rẽ xã hội, gây xung đột và làm hại cho sự phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng.

Thu hẹp khoảng cách là một chiến dịch của Oxfam phát động nhằm hợp tác cùng các tổ chức xã hội và nhà nước xóa bỏ nguyên nhân của bất bình đẳng. Chiến dịch tin rằng thanh niên Việt Nam luôn có những ý tưởng sáng tạo và khát khao đóng góp cho một xã hội bình đẳng hơn. Chính vì vậy, Sáng kiến Thanh niên vì một Việt Nam bình đẳng là lời kêu gọi các nhóm thanh niên đóng góp sáng kiến thu hẹp khoảng cách, xóa bỏ bất bình đẳng và góp phần vào tiến trình xây dựng một Việt Nam bình đẳng và nhân văn hơn.

Nếu bạn đang có những sáng kiến góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam và muốn được hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính hoặc chỉ muốn chung tay cùng các cá nhân và nhóm bạn chia sẻ cùng giá trị bình đẳng, hãy tham gia chiến dịch THU HẸP KHOẢNG CÁCH. Mọi thông tin chi tiết về sáng kiến được chia sẻ dưới đây.

Đối tượng: Mọi cá nhân hoặc nhóm thanh niên đang sống và làm việc ở Việt Nam. Chúng tôi ưu tiên sáng kiến của các nhóm/mạng lưới/tổ chức thanh niên đang hoạt động cùng nhau. Các nhóm thanh niên có thể cùng hợp tác làm chung một sáng kiến. Nhóm thanh niên có thể hợp tác với các đối tác khác như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan báo chí, trường học, bệnh viện, hoặc cơ quan nhà nước để thực hiện. Tuy nhiên, nhóm thanh niên phải là nhóm nòng cốt thực hiện sáng kiến.

Nội dung: Mọi sáng kiến liên quan đến bình đẳng, ví dụ chủ đề về các nhóm đang bị đối xử bất bình đẳng như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người có HIV, người LGBT, người lao động di cư, người khuyết tật…hay vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận y tế, giáo dục, môi trường, công việc, luật pháp…đều được chấp nhận. Chúng tôi khuyến khích các sáng kiến không chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề mà có cả những giải pháp hoặc truyền được cảm hứng để nhiều người chung tay vì lợi ích chung.

Hình thức: Mọi sáng kiến về truyền thông, hỗ trợ trực tiếp cho nhóm bị bất bình đẳng, giáo dục, vận động xã hội, sáng kiến nghệ thuật (viết, phim, vẽ, kịch, nhạc, ảnh, kể chuyện,….), hoặc các hình thức biểu đạt/hoạt động khác.

Hỗ trợ: Sáng kiến được hỗ trợ tối đa đến 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) để thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi có thể hỗ trợ về kỹ thuật liên quan đến kiến thức về bất bình đẳng (thông qua tập huấn và/hoặc coaching).

Thời gian: Chúng tôi nhận hồ sơ đến hết ngày 23 tháng 9 năm 2018. Các sáng kiến sẽ được một Hội đồng chuyên môn chấm và lựa chọn, đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Các sáng kiến hay sẽ được mời trình bày trực tiếp vào ngày 29, 30/09/2018 và quyết định hỗ trợ sẽ được quyết định ngay vào cuối buổi.

Mọi sáng kiến cần được thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Cam kết: Các nhóm nhận hỗ trợ cam kết thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và sẵn sàng chia sẻ kết quả với công chúng thông qua mạng lưới của mình và chiến dịch THU HẸP KHOẢNG CÁCH. Các sản phẩm hay, có ý nghĩa và sáng tạo sẽ được mời tham gia trưng bày tại Lễ hội Bridgefest vào tháng 1 năm 2019 tại Hà Nội.

Tiêu chí: Các sáng kiến có:

(i) Nội dung liên quan đến (bất) bình đẳng,

(ii) Truyền được tri thức và cảm hứng cho nhiều người tham gia;

(iii) Tạo ra nhiều thay đổi cho cá nhân hoặc cộng đồng;

(iv) Sáng kiến nào có sự tham gia của các nhóm yếu thế, đang chịu bất bình đẳng sẽ có điểm ưu tiên đặc biệt!

Các thông tin về đề xuất (không quá 3 trang):

(i) Giới thiệu về nhóm thực hiện và địa chỉ liên lạc của người đại diện;

(ii) giới thiệu về vấn đề bất bình đẳng mà nhóm muốn giải quyết;

(iii) giới thiệu về giải pháp và hoạt động cụ thể;

(iv) giới thiệu về kết quả mong đợi;

(v) dự trù kinh phí.

Liên lạc: Mọi câu hỏi hoặc đề xuất sáng kiến xin gửi cho Phạm Hùng Thịnh đến địa chỉ email evenitup.vn@gmail.com

Để lại câu trả lời