Đăng ký ngay

Đăng nhập

Mất mật khẩu

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.

Thêm câu hỏi

You must login to ask question.

Đăng nhập

Đăng ký ngay

Chào mừng bạn gia nhập trang hỏi đáp cộng đồng Hiệp Sĩ Top.

Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay

Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay: Bạn có sẵn sàng nhín bớt 3 – 4 ly trà sữa để mua một quyển sách hay không?

Văn hóa đọc: Một vấn đề cần được quan tâm

Hiện nay, cơn sốt trà sữa vỉa hè đang lan truyền trong giới trẻ. Chỉ từ 30 – 50 ngàn đồng, bạn đã có ngay một ly trà sữa trên tay để tám chuyện với bạn bè. Tôi thấy nhiều quán trà sữa vỉa hè luôn đông khách teen từ 5 – 6 giờ chiều đến tận 10 giờ đêm tất cả các ngày trong tuần. Cũng giống như những thanh niên dành nhiều thời gian la cà quán xá cà phê, xem bóng đá. Liệu giữa giới trẻ hiện nay, có bao nhiêu bạn trẻ chấp nhận nhín bớt ly trà sữa, ly cà phê để dành tiền mua sách?

 

Mỗi quyển sách giá trung bình tầm 100 ngàn đồng một quyển, nghĩa là chỉ cần bớt đi chưa tới 3 – 4 ly trà sữa, bạn có thể có nhiều tri thức hơn là ngồi tám chuyện, và thời gian trôi qua vô bổ. Đó là chưa tính đến những tác dụng phụ đi kèm trong những ly cà phê, trà sữa bạn uống.

Tất nhiên, những điều trên đây, tôi không hề đề cập đến những bạn trẻ đến quán cà phê với những mục đích ngoài giải trí, tán phét. Và câu chuyện trà sữa cũng chỉ là một cách ví von mà thôi, qua câu chuyện này, tôi chỉ muốn nói rằng, dường như các bạn trẻ ngày nay dành nhiều thời gian vào các chuyện thường ngày hơn là đọc sách và dần dần chuyện đọc sách giấy càng ngày càng ít đi.

Bạn có thể nói với tôi rằng, hiện nay có nhiều cách để tiếp nhận thông tin. Mỗi ngày, bạn online và đọc được nhiều thông tin hay, nóng hổi, được cập nhật những tin tức mới nhất.

Có phải những thông tin bạn đọc được là từ các mạng xã hội: Facebook, Zalo, Zingme, Twitter, Instagram? Bạn vào Facebook, cập nhật trạng thái (status) của mình, nhận được nhiều lượt like và bạn cho rằng mình thực sự đã kết nối được với rất nhiều người?

Văn hóa đọc là gì?

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đã xuất hiện nhiều tác động tích cực cũng như tiêu cực đến giới trẻ ngày nay. Trong đó, văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay là một vấn đề nổi cộm cần được xem xét kỹ.

Vậy văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc là một khái niệm có 2 nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan nhà nước. Như vậy văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng bao gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là bao lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

Điều đó có nghĩa là để văn hóa đọc của cộng đồng phát triển thì văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng cần được phát triển. Mỗi cá nhân cần có được thói quen đọc, sở thích độ và kỹ năng đọc lành mành. Đây chính là nền tảng của một xã hội học tập, là yêu cầu và thách thức của xã hội hiện đại ngày nay.

Tác dụng của việc đọc sách không dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là một biện pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện những kỹ năng để thích ứng với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. Bởi thông qua sách, chúng ta học được những kiến thức, những kỹ năng của những con người vĩ đại (những tác giả nổi tiếng) ở khắp nơi trên thế giới như Steven Covey, Philip Kotler, Sean Covey, Brian Tracy…

Thực trạng văn hóa đọc – Đã đến lúc cần nhìn lại

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được vai trò của đọc sách, hay tầm quan trọng của việc đọc sách, một số những bạn cho rằng chủ yếu chỉ cần đọc những sách chuyên ngành, phù hợp cho việc học tập kiến thức ở trường là đủ. Dường như các bạn lười đọc thêm những sách cung cấp kỹ năng, dẫn đến khi đối diện với cuộc sống thực tế, văn hóa đọc sách ấy đã khiến cho các bạn trẻ loay hoay trong việc giao tiếp, không biết diễn đạt như thế nào, sử dụng ngôn ngữ vụng về, thiếu khả năng sáng tạo, bao quát vấn đề.

Một trong những lợi ích của việc đọc sách chính là giải trí, tuy nhiên một số bạn lại giải trí quá đà. Tuy có thói quen đọc sách, nhưng lại là đọc không chọn lọc, đọc hời hợp, cho có phong trào và không áp dụng gì vào thực tế. Việc đọc những sách ngôn tình ủy mị, truyện tranh có nội dung đơn giản, những nội dung không lành mạnh dường như thu hút nhiều bạn trẻ hơn so với những sách bổ sung tri thức và kỹ năng.

Mặc dù nhiều bạn học sinh, sinh viên nhận thức được lợi ích to lớn của việc đọc sách đem lại, nhưng vẫn bị cuốn theo những trò giải trí khác nên vẫn chưa tạo dựng được thói quen đọc sách thường xuyên. Việc đọc không tập trung và bị xao nhãng, không hiểu sâu vấn đề thì sẽ không đem lại hiệu quả cao và dẫn đến tình trạng lười việc đọc sách. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin càng khiến các bạn dần rời xa thói quen đọc sách khi tất cả những kiến thức cần tìm có sẵn trên mạng, chỉ cần gõ vào Google là có thể tìm thấy ngay lập tức. Chưa kể đến thời gian hạn hẹp, vòng quay của cuộc sống tạo áp lực lên mỗi bạn trẻ. Thay vì đọc sách để giải trí, tìm hiểu tri thức mới, các bạn muốn giải trí theo một cách khác như đi cà phê, trà sữa như tôi đã đề cập ở trên.

Cũng có các bạn trẻ đọc sách theo mốt, chạy đi mua những quyển sách mà người ta đọc nhiều để không trở nên lạc hậu. “Thế giới phẳng” là tên của một quyển sách rất thành công của nhà kinh tế – xã hội học Thomas Friedman. Sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, tuy nhiên, sách này không phải là một cuốn sách dễ đọc, bởi những kiến thức thâm sâu bao hàm trong đó. Bởi vì chạy theo mốt đọc sách mới, nhều bạn trẻ vẫn mua, vẫn đọc, để không bị thua kém với những người khác.

Thói quen đọc sách trên mạng, thứ tưởng chừng như rất văn minh, vừa nhanh, vừa dễ, lại đỡ tốn kém tiền mua sách. Tuy Internet có khối lượng thông tin khổng lồ, nhưng khi đọc xong, liệu bạn có còn nhớ rõ không, có còn đọng lại được gì trong đầu không? Bạn có thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi” từng dòng, từng chữ để thấu hiểu hết những điều tác giả gửi gắm? Bạn có thể chú thích lại những điều bạn tâm đắc, những câu nói hay trong sách, những điều bạn đồng ý và không đồng ý? Cho dù các app đọc sách có giúp bạn đánh dấu lại những câu hay đi nữa thì bạn cũng sẽ bị rớt mạch cảm xúc của mình. Và chắc chắn một điều, cảm giác cầm trên tay quyển sách mới thơm mùi giấy, đọc những dòng tâm đắc trên đó, là hạnh phúc giản đơn không cần kiếm tìm đâu xa. Và đọc sách cũng cần một phương pháp đọc hiệu quả để ghi nhớ lâu và có thể áp dụng thực tế.

Bởi vì những lẽ đó, văn hóa đọc sách dần dần đang bị mai một trong giới trẻ ngày nay. Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta, ai cũng phải suy nghĩ và nhìn nhận lại chính bản thân mình đang ở mức độ nào? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức đáng báo động chưa? Có thể chưa đến đèn đỏ nhưng đèn vàng cũng đã cảnh báo một nguy cơ có thể xảy đến. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy, các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé. Đó chính là chìa khóa mở cánh cửa tương lai thành công của bạn đấy.

Để kết lại bài viết này, tôi muốn gửi đến các bạn câu nói nổi tiếng của Mahatma Gandhi: “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi.” (You don’t have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them).

Tác giả Hương Thảo – Chủ biên docsachcungban.com

Để lại câu trả lời